Thông tin tài liệu:
Một “giống loài” mới đang xuất hiện tại các phòng thí nghiệm: Những người máy được cài đặt chương trình điều khiển tự động. Chương trình này hoạt động theo các quy luật của quá trình chọn lọc tự nhiên. Hiện nay, ngoài việc bắt chước cấu trúc của bộ não và hình dáng của con người để chế tạo người máy, các phòng thí nghiệm đang nghiên cứu một khái niệm mới mang tính sáng tạo triệt để, đó là làm thế nào để chế tạo ra một “loài sinh vật” mới - loài người máy biết suy nghĩ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người máy thông minh Người máy thông minh Một “giống loài” mới đang xuất hiện tại các phòng thí nghiệm: Những ngườimáy được cài đặt chương trình điều khiển tự động. Chương trình này hoạt độngtheo các quy luật của quá trình chọn lọc tự nhiên. Hiện nay, ngoài việc bắt chướccấu trúc của bộ não và hình dáng của con người để chế tạo người máy, các phòngthí nghiệm đang nghiên cứu một khái niệm mới mang tính sáng tạo triệt để, đó làlàm thế nào để chế tạo ra một “loài sinh vật” mới - loài người máy biết suy nghĩtheo hướng tiến hóa để đáp ứng tối ưu nhất với quá trình chọn lọc tự nhiên theohọc thuyế của Darwin. Một vài nhà khoa học đã gọi “loài” mới này là Robot sapiens,người máy khôn ngoan.Hình dạng của... robot khôn ngoanTrong tương lai, người máy khôn ngoan có thể sẽ có hình dạng giống một conngười, và không loại trừ chúng sẽ giống một con cua, một con cá, hoặc thậm chígiống... một chiếc xe hơi. Nói chung chúng sẽ có cấu tạo theo bất kỳ hình dạng nàomiễn là đáp ứng được tối ưu các nhu cầu và chức năng của chúng, và theo yêu cầucủa con người. Song trên hết là thế hệ người máy này sẽ được trang bị các bộ phậncảm nhận về thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác và các cơ quan vậnđộng như các chi hoặc các bánh xe, nhằm thích nghi được với “môi trường sống”của chúng và thực hiện được nhiều chức năng phức tạp. Người máy khôn ngoannày sẽ biết tiếp xúc với con người và cả “đồng loại” của chúng để trao đổi thông tin,giúp đỡ lẫn nhau, giải quyết các xung đột, thương thảo các vấn đề và thậm chí sẽthiết lập ra cho riêng chúng một “nền văn hóa mang bản sắc người máy”, một ngônngữ riêng cho chúng, những sắc thái mà người chế tạo ra chúng không hề cài đặttrước và không hề can thiệp sau này!Khẩu hiệu hành động của các nhà khoa học cho công trình này là “tiến hóa để thíchnghi”. Agnès Guillot, chuyên gia của AnimatLab thuộc phòng thí nghiệm tin họcParis - VI cho biết: “Đây là một cuộc cách mạng từ trong bản chất, bởi lẽ trí thôngminh nhân tạo theo thế hệ cũ là một hệ thống được chế tạo phức tạp, nhưng lạicứng nhắc và mỏng manh. Chỉ cần một trục trặc nhỏ là cả hệ thống bị “treo” ngay.Hiện nay phương pháp của các nhà sáng tạo là thiên theo hướng ngược lại, cónghĩa là đi từ những hệ thống đơn giản được cài đặt vào một cơ thể nhân tạo và hệthống đó sẽ có khả năng tự điều chỉnh theo hướng phức tạp dần, sao cho đáp ứngđược các yêu cầu của thế giới bên ngoài thông qua giao tiếp trực tiếp với môitrường. Đó là cái mà chúng ta gọi là trí thông minh nhân tạo tương thích”.Trí thông minh tương thích.Sau đây là một ví dụ điển hình cho trí thông minh nhân tạo tương thích. Cácchuyên gia của Đại học Sussex (Anh quốc) và của Viện Max Planck (Munich, Đức)đã hình dung ra một kịch bản như sau: Đặt hai robot ở hai vị trí đối mặt nhau, mộtbên là “con mồi” và bên kia là “kẻ săn mồi”. Nhiệm vụ của “kẻ săn mồi” là phải tómđược “con mồi”. Mỗi robot này có một cặp mắt cảm quang có thể hoạt động theonhu cầu của mình. Khi cuộc chơi bắt đầu, thoạt tiên “con mồi” bị tóm rất dễ dàng,nhưng sau vài “hiệp” và sau một vài “phép tính”, “con mồi” sẽ tìm ra những cáchtrốn chạy hiệu quả nhất để thoát thân. Các chuyên gia giải thích: “Chúng sẽ có mộtquá trình “đồng phát triển”, tức là “robot con mồi” sẽ phát triển khả năng của mìnhtheo cái nhìn của một con linh dương trong khi “robot săn mồi” sẽ phải chọn cáchhành động như một con sư tử”.Dario Floreano, chuyên gia Viện nghiên cứu robot liên bang Lausanne (Thụy Sĩ) đãthí nghiệm trên thực tế kịch bản như trên với hai robot nhỏ có đường kính 5cm.“Kẻ săn mồi” có một caméra trên trán, còn “con mồi” có gắn một thiết bị cảm nhậnvà có thể chạy nhanh hơn “kẻ thù” của mình gấp hai lần. Nếu như “kẻ săn mồi” tómđược “con mồi” trong khoảng thời gian dưới 3 phút thì chương trình vi tính hóacủa nó sẽ lưu lại chiến thuật này. Còn nếu như quá khoảng thời gian trên mà thấtbại thì “kẻ săn mồi” phải tự “lập trình” lại chiến thuật của mình. Sau 3 ngày sănđuổi và với nhiều chiến thuật khác nhau, “con mồi” đã tự thích nghi được với mộtchiến thuật thoát thân hiệu quả trong một không gian giới hạn cho phép. Trong khi“kẻ săn mồi”, với hình thù một con nhện, đã học được cách di chuyển lùi để chờ đợi,khi con mồi di chuyển đến đúng “tầm tay” của mình thì bị chộp lấy. Vậy là hai robottrên đã tự thích nghi được với nhu cầu của bản thân bằng cách thay đổi cách thứcdi chuyển, vận tốc di chuyển v.v... Chuyên gia Dario Floreano giải thích: “Trong tìnhhuống này, con người có lẽ sẽ hành động tệ hơn vì người có cách lập luận theo kiểungười, còn máy sẽ lập luận theo kiểu riêng của máy và nó nhận biết tốt hơn ngườicái mà nó cần. Nó sẽ có một sự liên kết riêng của nó với “tư cách” là một robot”.Chính với cách “lập luận” đó mà một robot 6 chân do AnimatLab chế tạo đã biết dichuyển sao cho phù hợp với cách di chuyển của “con mồi” 3 chân của mình để tómkịp nó. Tương tự, một Babybot của Lira-Lab (Đại học Genes, Italia) đã ...