Là một nghệ sĩ thành công sớm trên con đường âm nhạc, nhưng không phải ai cũng biết rằng, Trang Trịnh đã trải qua nhiều khó khăn bằng cả một nghị lực phi thường và tình yêu âm nhạc lớn lao. Được đào tạo từ Học viện Âm nhạc Hoàng gia Anh (RAM) - chiếc nôi âm nhạc hàng đầu thế giới, từng được mời nhiều buổi biểu diễn lớn tại Áo, Ý, Hungary, Anh...,
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người nổi tiếng Nữ nghệ sĩ Piano Trang Trịnh: Một cung đàn của mùa xuân
Người nổi tiếng Nữ nghệ sĩ Piano Trang Trịnh:
Một cung đàn của mùa xuân
Là một nghệ sĩ thành công sớm trên con đường âm nhạc, nhưng không phải
ai cũng biết rằng, Trang Trịnh đã trải qua nhiều khó khăn bằng cả một nghị
lực phi thường và tình yêu âm nhạc lớn lao.
Được đào tạo từ Học viện Âm nhạc Hoàng gia Anh (RAM) - chiếc nôi âm
nhạc hàng đầu thế giới, từng được mời nhiều buổi biểu diễn lớn tại Áo, Ý,
Hungary, Anh..., Trang Trịnh quả là một trong những niềm tự hào của âm
nhạc Việt Nam. Gặp Trang Trịnh vào những ngày đầu xuân mới giữa lòng
Hà Nội, cảm nhận niềm đam mê, tâm hồn tinh tế và giàu cảm xúc trong từng
tiếng dương cầm thánh thót, chợt hiểu vì sao, Trang Trịnh được đánh giá là
“một trong những tài năng triển vọng nhất của Việt Nam”.
Nữ nghệ sĩ Piano Trang Trịnh.
Mới 4 tuổi, Trang Trịnh đã bắt đầu làm quen với âm nhạc và tài năng bẩm
sinh của cô nhanh chóng được phát hiện. Sau khi dành giải cao nhất trong
cuộc thi Tài năng trẻ năm 1996, 1997, Trang Trịnh thường xuyên được mời
tham gia trong các chương trình âm nhạc cổ điển của Đài Truyền hình Việt
Nam. Năm 1998, cô còn được biểu diễn cùng Claude Kahn, nghệ sĩ dương
cầm nổi tiếng của Pháp. Sau đó, Trang Trịnh may mắn được theo học 2 giáo
sư lỗi lạc là Christopher Elton và Hilary Coates, để rồi, may mắn tiếp tục
mỉm cười với cô.
Khi ấy, Học viện âm nhạc Hoàng gia Anh đã qua kỳ tuyển sinh, nhưng nhìn
thấy khả năng thiên bẩm cùng tình yêu âm nhạc mạnh mẽ trong trái tim cô
học trò nhỏ, hai vị giáo sư đã có một quyết định bất ngờ: lần đầu tiên trong
đời họ thuyết phục Học viện tổ chức lại hội đồng chấm thi dành riêng cho
Trang Trịnh. Bất ngờ hơn, Hội đồng đã đồng ý, để rồi, Trang Trịnh đã thi đỗ
vào học tại Học viện Âm nhạc Hoàng gia Anh, đặc biệt, cô còn được học
bổng Sterndale Bennett -học bổng của một nhạc sĩ nổi tiếng người Anh sống
ở thế kỷ 19.
Năm 2006, Trang Trịnh đoạt giải cao nhất trong cuộc thi chọn người độc tấu
trong Festival “Paganini” và ra mắt công chúng London với bản nhạc “Điệu
nhảy thần chết” của Franz Liszt cùng nhạc trưởng danh tiếng Edward
Gardner của Nhà hát Nhạc kịch Quốc gia Anh. Năm 2007, cô lại giành giải
Francis Simmer Prize, dành cho người xuất sắc nhất cuộc thi độc tấu Piano
và giải Lilian Davis Prize tại cuộc thi biểu diễn tác phẩm Sonata -
Beethoven. Tiếp đó là giải Gretta GM Parkinson Prize 2008, giải thưởng cho
người có thành tích học tập xuất sắc vv... Năm 2010, Trang Trịnh bảo vệ
xuất sắc bằng thạc sĩ âm nhạc chuyên ngành biểu diễn tại RAM và thực hiện
chuyến lưu diễn châu Âu đầu tiên với các buổi biểu diễn độc tấu tại Vienna,
Dublin, Belfast, Enns, London.
Là một nghệ sĩ thành công sớm trên con đường âm nhạc, nhưng không phải
ai cũng biết rằng, Trang Trịnh đã trải qua nhiều khó khăn bằng cả một nghị
lực phi thường và tình yêu âm nhạc lớn lao.
Thuở sinh viên, Trang Trịnh cũng phải đi làm thêm, trong khi vẫn phải đảm
bảo các chương trình tại Học viện và dành từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày để tập
đàn. Khó khăn bất ngờ nhất đến với Trang Trịnh có lẽ là dịp cô chuẩn bị tốt
nghiệp thạc sĩ, khi một cánh tay của cô bị chấn thương. Bác sĩ yêu cầu Trang
Trịnh không được tiếp tục tập dàn và phải điều trị vật lý trị liệu. Thế là cô
phải hủy 3 buổi diễn ở London và 2 kỳ thi quan trọng. Khi ấy, tưởng rằng,
Trang Trịnh sẽ phải xa những phím đàn mãi mãi. Nhưng niềm đam mê âm
nhạc đã khiến Trang Trịnh vẫn đến với âm nhạc theo cách của riêng mình.
Bắt đầu lại từ những thang âm cơ bản dành cho người mới học, Trang Trịnh
hàng ngày tập luyện một cách miệt mài. Thế rồi, đôi tay Trang Trịnh dần
khỏe lại, khiến chính bác sĩ cũng bất ngờ về khả năng hồi phục của cô.
Trang Trịnh nhớ lại: “ Em đã phải chuyển cách đánh đàn và tập chỉ 10 phút
mỗi ngày. Lúc đó gia đình, bạn bè và hai giáo sư dạy em đã động viên rất
nhiều. Có lúc thấy khó quá, em đã nghĩ đến chuyện bỏ diễn piano để học
ngành khác, nhưng chính lúc này, em nhận ra đây là con đường dành cho
mình nên phải tiếp tục đi…”.
Trang Trịnh được đánh giá là một nghệ sĩ tài năng, tinh tế và luôn gần gũi
với khán giả. Cô dễ dàng lôi cuốn khán giả bằng ngôn ngữ âm nhạc với sự
tinh tế trong từng ngón đàn. Trang Trịnh luôn mong muốn đem đến cho các
tác phẩm bất hủ của Beethoven, Mozart, F Listz hay Chopin một hơi thở của
thời đại, một cảm xúc mới trên những tác phẩm đã cũ. Sự tinh tế trong cách
xử lý ngón đàn, kỹ thuật, hay cảm thụ tác phẩm cũng đều xuất phát từ hơi
thở của thời đại ấy. Giáo sư Christopher Elton dành cho cô những lời nhận
xét đáng quí: “Thông minh và rất thú vị, niềm vui của cô ấy khi biểu diễn
khiến cho người nghe thấy sảng khoái”.
Trang Trịnh luôn mong muốn đưa âm nhạc cổ điển đến gần hơn với công
chúng Việt Nam. Cô đã tổ chức các chương trình biểu diễn và cung cấp
thông tin, thực hiện những dự án âm nhạc diễn giải, giáo dục âm nhạc. Tại
Việt Nam cô cũng có buổi giới thiệu về âm nhạc cơ bản cho trẻ em mồ côi
tại Center of Hope (Lập Thạch) trong các năm 2007, 2008. ...