Người ơi
Số trang: 20
Loại file: pdf
Dung lượng: 209.71 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Vy đứng trên sân ga, tay xách nách mang nhấp nhỏm chờ tàu đến. Người đàn bà đứng cạnh Vy làu bàu: “Tàu với chả bè”, rồi trút tiếng thở dài. Vy nhìn đồng hồ, chợt nhớ đến cái bảng thông báo giờ tàu đến 16 giờ 34 phút. Chậm đúng nửa tiếng. Thường cái gì chính xác quá lại không chính xác. “Tàu đến”, ai đó nói như reo. Ga Huế náo nhiệt hẳn lên bởi tiếng gọi, tiếng kêu của đám người đông kịt, tiếng mời chào dẻo quánh của các cô gái bán hàng rong. Hành khách...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người ơi Lê Thị Hoài Người ơi Nam Vy đứng trên sân ga, tay xách nách mang nhấp nhỏm chờ tàu đến. Người đàn bà đứng cạnh Vy làu bàu: “Tàu với chả bè”, rồi trút tiếng thở dài. Vy nhìn đồng hồ, chợt nhớ đến cái bảng thông báo giờ tàu đến 16 giờ 34 phút. Chậm đúng nửa tiếng. Thường cái gì chính xác quá lại không chính xác.“Tàu đến”, ai đó nói như reo. Ga Huế náo nhiệt hẳn lên bởi tiếng gọi, tiếngkêu của đám người đông kịt, tiếng mời chào dẻo quánh của các cô gái bánhàng rong. Hành khách kẻ lên người xuống, kẻ đón người đưa bu kín cả thànhtàu. Vất vả lắm Vy mới đu người được lên tàu.Lách mãi Vy mới đến được khoang của mình. Mọi người đã ngồi kín, hìnhnhư họ lên ga từ trước. Thu xếp xong hành lý, Vy thở phào, áp mặt ra cửa tàucó chắn tấm lưới bảo hiểm đón gió. Bức quá! Mồ hôi ướt rỏng lưng. Chắc làsắp có giông, mây đen nhuộm xám cả bầu trời thế kia. Vy hắt hơi mấy cáiliền, có lẽ trong nhà đang nhắc mình đấy. Giờ này chắc đông đủ cả, nghe đâuvợ chồng anh chị Biên từ Hà Nội cũng bay vào hôm qua.Thật ra Vy đã thấp thỏm về chuyến đi này cả tuần lễ rồi. Nhưng kẹt, sáng quacô mới thi lấy chứng chỉ C Anh văn nên không thể vào sớm hơn được. Cáchđây hơn tháng, mẹ đã viết thư nhắc nhẹ, có cả trách móc: “Hồi trước U thươngcon nhất vậy mà dăm ba lần kỵ vẫn không thấy mặt mũi đâu”. Quỳ, em út Vycũng xin vài dòng tái bút chua lét : “Chị Vy ơi vào mà xin U phù hộ độ trì chođể kiếm tấm chồng không thì ê sắc đấy”. Con Quỳ chỉ được cái lếu tếu nhấtnhà, ai nó cũng đùa được.Hình như một lần, mẹ cũng bảo Vy như thế. Vy mới ngoài hai mươi tuổi màmẹ đã có lý do “Cứ làm như thời mẹ không bằng”. Nhưng nghĩ lại chỉ thấythương mẹ. Thử hỏi trong nhà có đến bảy cô gái, bảy quả bom nổ chậm mẹkhông lo sao được. Rồi nghĩ ngợi “Chả lẽ chuyện chồng con lại quan trọngvậy sao”.Chả biết U có linh hiển hay không mà từ ngày U mất trong nhà hễ có chuyệnlễ lược, cưới xin chuyện làm ăn, chuyện đi Tây, chuyện thăng quan tiến chứclà mẹ lại dâng lễ cầu xin U. Thực hư thế nào Vy không tường nhưng huyềnthoại về U cứ nối dài ra mãi.Bắt đầu là cái gia sản kếch xù của anh Chỉnh. Anh Chỉnh là anh cả Vy, chưađầy 30 tuổi đã là tay có máu mặt ở thành phố. Ở Sài Gòn phồn hoa đô hội mànhà mặt tiền phố chính, cái để ở, cái cho doanh nghiệp nước ngoài thuê, cáinào cũng chót ngót ba bốn tầng; xe hơi đời mới loại xịn, trong nhà bội thựctiện nghi cùng cô vợ xinh đẹp không kém gì người mẫu thời trang.Nhiều lần mẹ giảng giải với con cháu rằng: “Hồi Mậu Thân pháo kích từ biểnnã vào thành phố mù trời. U bị sập hầm, chính thằng Chỉnh đã phát hiện ra vàđào bới cứu được U. Rồi khi U ốm đau nó chăm sóc U tử tế lắm. Sau này Umất, công việc bề bộn thế mà nó vẫn bỏ cả tuần lễ ra Huế bốc mộ U đưa vàoSài Gòn hỏa tang rồi gửi chùa. Nó bảo: “Như thế không lẫn, không mất màtiện bề hương khói”. Rồi mẹ kết luận: “Nó sống trước sau tình nghĩa thế nêngiờ U mới phù hộ độ trì cho nó ăn nên làm ra”. Con Quỳ cãi: “Mẹ chỉ đượccái mê tín, anh Chỉnh giàu là vì anh ấy buôn lậu xuyên quốc gia. Máu liều nhưanh ấy tháng kiếm vài ngàn đô là thường”. Rồi nó nheo mắt tặc lưỡi: “Màcũng coi chừng của thiên lại trả địa”. Mẹ xén ngang: “Nói chi vô hậu, phảibiết kiêng mồm kiêng miệng, mê tín là thế nào, toàn chuyện nhỡn tiền cả đấythôi, đâu chỉ có chuyện của thằng Chỉnh”.Dường như để khẳng định thêm sự linh nghiệm, mẹ lại kể chuyện chị Trang đithi đại học. Vừa nhìn thấy đề thi đã bủn rủn chân tay, chị khẩn cầu U hãy giúpđỡ chị. Thế là như có người mách bảo, chị Trang cứ thế viết liền một mạchkhông phải nghĩ ngợi gì cả. Quỳ lại chích: “Mẹ nói chi lạ, U đâu có biết chữmà đòi giải toán đại học được? Mẹ không biết đấy thôi, chị Trang nhà mình cóbằng quay ca-mê-ra hạng siêu đấy mẹ ạ”. Vớt vát mẹ bảo: “Thần thánh cần gìphải học mới biết, thế chuyện chị Tâm mày lấy chồng bảy tám năm trời khôngđẻ đái gì, nếu không dâng lễ hậu cầu xin U thì bây giờ có cu Tuấn không? Cònđời cô đấy!”. Quỳ lắc đầu, biết nói với mẹ cũng vô ích. Nó hét to: “dxet – xờ”.Từ tảng sáng, mẹ đã giục rối cả nhà thức dậy chuẩn bị làm cỗ. Mẹ là dâu cả.Từ ngày cha mất mọi việc kỵ giỗ, lễ lược đều mình tay mẹ đứng ra sắp đặt rồimời chú của Vy đứng ra làm chủ lễ. Mỗi năm nhà thường có năm bảy đợt kỵ,có lễ mẹ phải chuẩn bị cả tháng ròng.Giỗ U năm nay mẹ làm lớn, kể cả đám con cháu dâu rể, khách mời ngót nghétcả trăm. Nhưng mẹ không làm cỗ mặn, nhà Vy có truyền thống giỗ kỵ thế nàocũng chỉ cỗ chay. Trước đây U nổi tiếng là người nấu món chay vừa ngon vừakhéo. Nghe đâu U được bà nội truyền cho công kỹ lắm. Soạn cỗ chay mà giaocho U là mẹ không phải lo lắng gì nữa. Thật ra dân theo đạo Phật ở Huế nhiều,nhà nào cũng ăn chay định kỳ vào ngày rằm, mồng một nên hầu như ai cũngbiết nấu món chay, nhưng để được gọi là nghề thì ít ai dám tự khẳng định.Nhìn U g ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người ơi Lê Thị Hoài Người ơi Nam Vy đứng trên sân ga, tay xách nách mang nhấp nhỏm chờ tàu đến. Người đàn bà đứng cạnh Vy làu bàu: “Tàu với chả bè”, rồi trút tiếng thở dài. Vy nhìn đồng hồ, chợt nhớ đến cái bảng thông báo giờ tàu đến 16 giờ 34 phút. Chậm đúng nửa tiếng. Thường cái gì chính xác quá lại không chính xác.“Tàu đến”, ai đó nói như reo. Ga Huế náo nhiệt hẳn lên bởi tiếng gọi, tiếngkêu của đám người đông kịt, tiếng mời chào dẻo quánh của các cô gái bánhàng rong. Hành khách kẻ lên người xuống, kẻ đón người đưa bu kín cả thànhtàu. Vất vả lắm Vy mới đu người được lên tàu.Lách mãi Vy mới đến được khoang của mình. Mọi người đã ngồi kín, hìnhnhư họ lên ga từ trước. Thu xếp xong hành lý, Vy thở phào, áp mặt ra cửa tàucó chắn tấm lưới bảo hiểm đón gió. Bức quá! Mồ hôi ướt rỏng lưng. Chắc làsắp có giông, mây đen nhuộm xám cả bầu trời thế kia. Vy hắt hơi mấy cáiliền, có lẽ trong nhà đang nhắc mình đấy. Giờ này chắc đông đủ cả, nghe đâuvợ chồng anh chị Biên từ Hà Nội cũng bay vào hôm qua.Thật ra Vy đã thấp thỏm về chuyến đi này cả tuần lễ rồi. Nhưng kẹt, sáng quacô mới thi lấy chứng chỉ C Anh văn nên không thể vào sớm hơn được. Cáchđây hơn tháng, mẹ đã viết thư nhắc nhẹ, có cả trách móc: “Hồi trước U thươngcon nhất vậy mà dăm ba lần kỵ vẫn không thấy mặt mũi đâu”. Quỳ, em út Vycũng xin vài dòng tái bút chua lét : “Chị Vy ơi vào mà xin U phù hộ độ trì chođể kiếm tấm chồng không thì ê sắc đấy”. Con Quỳ chỉ được cái lếu tếu nhấtnhà, ai nó cũng đùa được.Hình như một lần, mẹ cũng bảo Vy như thế. Vy mới ngoài hai mươi tuổi màmẹ đã có lý do “Cứ làm như thời mẹ không bằng”. Nhưng nghĩ lại chỉ thấythương mẹ. Thử hỏi trong nhà có đến bảy cô gái, bảy quả bom nổ chậm mẹkhông lo sao được. Rồi nghĩ ngợi “Chả lẽ chuyện chồng con lại quan trọngvậy sao”.Chả biết U có linh hiển hay không mà từ ngày U mất trong nhà hễ có chuyệnlễ lược, cưới xin chuyện làm ăn, chuyện đi Tây, chuyện thăng quan tiến chứclà mẹ lại dâng lễ cầu xin U. Thực hư thế nào Vy không tường nhưng huyềnthoại về U cứ nối dài ra mãi.Bắt đầu là cái gia sản kếch xù của anh Chỉnh. Anh Chỉnh là anh cả Vy, chưađầy 30 tuổi đã là tay có máu mặt ở thành phố. Ở Sài Gòn phồn hoa đô hội mànhà mặt tiền phố chính, cái để ở, cái cho doanh nghiệp nước ngoài thuê, cáinào cũng chót ngót ba bốn tầng; xe hơi đời mới loại xịn, trong nhà bội thựctiện nghi cùng cô vợ xinh đẹp không kém gì người mẫu thời trang.Nhiều lần mẹ giảng giải với con cháu rằng: “Hồi Mậu Thân pháo kích từ biểnnã vào thành phố mù trời. U bị sập hầm, chính thằng Chỉnh đã phát hiện ra vàđào bới cứu được U. Rồi khi U ốm đau nó chăm sóc U tử tế lắm. Sau này Umất, công việc bề bộn thế mà nó vẫn bỏ cả tuần lễ ra Huế bốc mộ U đưa vàoSài Gòn hỏa tang rồi gửi chùa. Nó bảo: “Như thế không lẫn, không mất màtiện bề hương khói”. Rồi mẹ kết luận: “Nó sống trước sau tình nghĩa thế nêngiờ U mới phù hộ độ trì cho nó ăn nên làm ra”. Con Quỳ cãi: “Mẹ chỉ đượccái mê tín, anh Chỉnh giàu là vì anh ấy buôn lậu xuyên quốc gia. Máu liều nhưanh ấy tháng kiếm vài ngàn đô là thường”. Rồi nó nheo mắt tặc lưỡi: “Màcũng coi chừng của thiên lại trả địa”. Mẹ xén ngang: “Nói chi vô hậu, phảibiết kiêng mồm kiêng miệng, mê tín là thế nào, toàn chuyện nhỡn tiền cả đấythôi, đâu chỉ có chuyện của thằng Chỉnh”.Dường như để khẳng định thêm sự linh nghiệm, mẹ lại kể chuyện chị Trang đithi đại học. Vừa nhìn thấy đề thi đã bủn rủn chân tay, chị khẩn cầu U hãy giúpđỡ chị. Thế là như có người mách bảo, chị Trang cứ thế viết liền một mạchkhông phải nghĩ ngợi gì cả. Quỳ lại chích: “Mẹ nói chi lạ, U đâu có biết chữmà đòi giải toán đại học được? Mẹ không biết đấy thôi, chị Trang nhà mình cóbằng quay ca-mê-ra hạng siêu đấy mẹ ạ”. Vớt vát mẹ bảo: “Thần thánh cần gìphải học mới biết, thế chuyện chị Tâm mày lấy chồng bảy tám năm trời khôngđẻ đái gì, nếu không dâng lễ hậu cầu xin U thì bây giờ có cu Tuấn không? Cònđời cô đấy!”. Quỳ lắc đầu, biết nói với mẹ cũng vô ích. Nó hét to: “dxet – xờ”.Từ tảng sáng, mẹ đã giục rối cả nhà thức dậy chuẩn bị làm cỗ. Mẹ là dâu cả.Từ ngày cha mất mọi việc kỵ giỗ, lễ lược đều mình tay mẹ đứng ra sắp đặt rồimời chú của Vy đứng ra làm chủ lễ. Mỗi năm nhà thường có năm bảy đợt kỵ,có lễ mẹ phải chuẩn bị cả tháng ròng.Giỗ U năm nay mẹ làm lớn, kể cả đám con cháu dâu rể, khách mời ngót nghétcả trăm. Nhưng mẹ không làm cỗ mặn, nhà Vy có truyền thống giỗ kỵ thế nàocũng chỉ cỗ chay. Trước đây U nổi tiếng là người nấu món chay vừa ngon vừakhéo. Nghe đâu U được bà nội truyền cho công kỹ lắm. Soạn cỗ chay mà giaocho U là mẹ không phải lo lắng gì nữa. Thật ra dân theo đạo Phật ở Huế nhiều,nhà nào cũng ăn chay định kỳ vào ngày rằm, mồng một nên hầu như ai cũngbiết nấu món chay, nhưng để được gọi là nghề thì ít ai dám tự khẳng định.Nhìn U g ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Người ơi Lê Thị Hoài Nam truyện ngắn lãng mạn truyện ngắn tình yêu truyện về cuộc sống tiểu thuyết Việt Nam tác phẩm lãng mạnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 1
161 trang 431 13 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 trang 202 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 110 0 0 -
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 2
103 trang 71 6 0 -
Tiểu thuyết Chuyện tình mùa tạp kỹ của Lê Anh Hoài nhìn từ lí thuyết trò chơi
11 trang 56 1 0 -
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
182 trang 46 0 0 -
108 trang 39 0 0
-
112 trang 36 0 0
-
6 trang 36 0 0
-
Hài hước, trào tiếu, sân khấu hóa - một khuynh hướng tiểu thuyết gần đây
7 trang 35 0 0