Danh mục

Ngưởi việt xấu xí

Số trang: 82      Loại file: pdf      Dung lượng: 491.35 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 34,000 VND Tải xuống file đầy đủ (82 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong con mắt các nhà trí thức nửa đầu thế kỷ 20 Gần đây nhiều nhà nghiên cứu nước ta gặp nhau ở một ý tưởng đồng thời với việc ca ngợi những truyền thống tốt đẹp, chúng ta phải sớm bắt tay vào việc miêu tả và đánh giá những thói hư tật xấu từng hình thành trong lịch sử và đã ăn sâu trong mỗi con người, đó là những nhân tố khiến xã hội trì trệ, bảo thủ. Đây là một hướng suy nghĩ đúng, đang được sự cổ vũ và đồng tình của dư luận. Vương...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngưởi việt xấu xí Trong con mắt các nhà trí thức nửa đầu thế kỷ 20 Gần đây nhiều nhà nghiên cứu nước ta gặp nhau ở một ý tưởng đồng thời với việc ca ngợi những truyền thống tốt đẹp, chúng ta phải sớm bắt tay vào việc miêu tả và đánh giá những thói hư tật xấu từng hình thành trong lịch sử và đã ăn sâu trong mỗi con người, đó là những nhân tố khiến xã hội trì trệ, bảo thủ. Đây là một hướng suy nghĩ đúng, đang được sự cổ vũ và đồng tình của dư luận. Vương Trí Nhàn Báo Thể thao & Văn hóa Thói tục di truyền (Huỳnh Thúc Kháng, Báo Tiếng dân, năm 1929) Một là, học để làm quan: Người sinh ra ở đời có học mà không khôn mới làm hết được bổn phận làm người. Làm quan chẳng qua là một việc trong sự làm người đó mà thôi. Thế mà người mình có cái tính di truyền “đi học cốt để làm quan, cha truyền con nối, trước bày nay làm, dầu cho ngày nay phép học phép thi đổi ra cách mới, mà người đi học vẫn ôm cái hy vọng làm quan chủ chốt. Hai là, làm quan ăn lót: Làm quan... cốt là mượn cái địa vị thế lực mà làm cái lợi riêng, thói ăn của dân cho là cái quyền lợi tự nhiên mình được hưởng, tập dữ tính thành(1) không ai cho là điều quái lạ hồ thẹn: Ba là, a dua người quyền quý. Ngu dốt mà cũng tán rằng thông minh, bạo ngược mà cũng tán rằng nhân đức. .. bất cứ việc gì người ra thế nào, đã là quyền quý thì cứ nhắm mắt tán dương. Bốn là, trọng xác thịt (2): Ngoài sự ăn sung mặc sướng ở yên ra, gần như không có tư tưởng gì nữa. Đối với kẻ khác cũng lấy cái mục đích đó mà xem xét Nghĩa là không hỏi nhân cách thế nào, mà chỉ thấy ăn mặc xa hoa, lầu cao nhà lớn thì sinh lòng hâm mộ, dầu có hại nòi nát giống, mà đạt được mục đích thì cũng không từ. (1) l àm quen mãi rồi thành ra một thuộc tính tự nhiên. (2) t ức là trọng vật chất. Ỷ lại như một căn bệnh (Lưu Trọng Lư, Một nền văn chương Việt Nam, năm 1939) Tôi không nhớ vị Giáo sư Pháp nào, ở lâu năm bên ta, đã nói: “Những thanh niên Việt Nam đào tạo ở trường học mới, không có một tinh thần sáng tạo chắc chắn. Lời bình phẩm có vẻ vội vàng gắt gao, nhưng không phải là không có một phần sự thực. Vì cái bệnh ỳ lại đã ăn sâu vào trong xương tuỷ người nước ta, cơ hồ không gột rửa được nữa. Không phải bây giờ mà từ bao giờ, ở khắp các địa hạt, người Việt Nam đã tỏ ra mình là một giống người sống một cách lười biếng và cẩu thả (...) trong sự ăn, sự mặc, sự ở, nhất là trong sự phô diễn tư tưởng. Tự tử không hề cố gắng và tạo tác ra một cái gì hoàn toàn của ta, ta chỉ muốn hường thụ những của sẵn và cam tâm làm kiếp con ve của thơ ngụ ngôn(1). Ta đã vay mượn của người hàng xóm từ một điệu thơ nhỏ nhặt đến một đạo lý cao xa. Hồi xưa kia chúng ta là những người Tàu, gần đây chúng ta là những người Tây, chưa có một lúc nào chúng ta là những người Việt Nam cả. (1) ý nói vui chơi ca hát, không biết tính xa, và sẵn sàng vay mượn để sống qua ngày Lấy tích từ bài thơ ngụ ngôn con ve và con kiến của La Fontaine, bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh. Tính ỷ lại (Phan Bội Châu - Cao đẳng quốc dân 1928) Tục ngữ có câu rằng Tháp đổ đã có Ngô xây - Việc gì vợ góa lo ngày lo đêm. Tháp đó là tháp của ta, ta không xây được hay sao? Nghểnh đầu nghểnh cổ trông ngóng, nếu Ngô không sang thì vạn tuế thiến thu chắc không bao giờ có tháp. Tháp đổ mặc tháp, khoanh tay đứng dòm, nghiễm nhiên một đống bù nhìn rồi hẳn. Hỏi vì cơn cớ làm sao? Thì chỉ vì ỷ lại. Câu tục ngữ ấy thật vẽ đúng tâm tình người nước ta. Nếu ai cũng lo gánh vác một phần trách nhiệm của mình thì có gánh gì không cất nổi. Nhưng tội tình thay, anh nào chị nào trong óc cũng chất đầy một khối ỷ lại. Anh Cột trông mong vào chú Kèo, cô Hường trông mong vào thím Lục, mà chú Kèo, thím Lục lại ỷ có anh Cột, cô Hường rồi. Rày lần mai lữa, kết cục không một người làm mà cũng không một người phụ trách nhiệm. Quá tin ở những điều viển vông (Phan Bội Châu – Cao đẳng quốc dân 1928) Mê tín sinh ra những việc nực cười. Ngày giờ nào cũng là trời bày định mà bảo rằng có ngày dữ ngày lành; núi sông nào cũng là đất tự nhiên mà bảo rằng có đất tốt đất xấu; vì nấu ăn mới có bếp mà bảo rằng có ông thần táo; vì che mưa gió mà có nhà mà bảo rằng có ông thần nhà; cho đến thần cửa thần đường, thần cầu tài, thần cầu tử, trăm việc gì cũng trông mong vào thần; kết quả thần chẳng thấy đâu, chỉ thấy những cửa nát nhà tan, của mòn người hết, tin thần bao nhiêu thì tai họa bấy nhiêu... Tư tưởng gia nô (Phan Bội Châu - Cao đẳng quốc dân 1928) Xem lịch sử nước ta tư xưa đến nay hơn ba nghìn năm, chỉ có gia nô mà không có quốc dân. Quyền vua có nặng, nặng không biết chừng nào; gia dĩ (1) quyền quan lại hứng đỡ quyền vua mà từng từng áp chế. Từ cửu phẩm kể lên cho đến nhất phẩm, chồng càng cao, ép càng nặng, đến dân là vô phẳng thân giá (2) lại còn gì. Thằng này là con ngựa thằng nọ là con trâu buộc cương vào thì cắm cổ cứ đi, gác ách vào thì cúi đầu cứ lủi . Gặp Đinh thì làm nô với Đinh, gặp Trần thì làm nô với Trần, gặp Lê Lý thì làm nô với Lê Lý. Phận con hầu ...

Tài liệu được xem nhiều: