Danh mục

NGUỒN GỐC BẢN ĐỊA CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 141.71 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuối cùng, ta hãy nói tới mảng truyện không biết xếp vào bất kỳ một mô hình nào trong các sơ đồ cốt truyện quốc tế cũng như các sơ đồ khu vực, sau khi đã trải qua khâu đối chiếu so sánh nhiều lần. Khâu đối chiếu này chắc chắn còn phải thực hiện tiếp, với nhiều thao tác chi tiết và khoa học hơn nữa. Dù sao trong một chừng mực tương đối, cũng có thể hướng tới một kết luận có nhiều khả năng gần sự thật nhất: đây là nhóm truyện có nguồn gốc không...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGUỒN GỐC BẢN ĐỊA CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM NGUỒN GỐC BẢN ĐỊA CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM Cuối cùng, ta hãy nói tới mảng truyện không biết xếp vào bất kỳ mộtmô hình nào trong các sơ đồ cốt truyện quốc tế cũng như các sơ đồ khu vực,sau khi đã trải qua khâu đối chiếu so sánh nhiều lần. Khâu đối chiếu nàychắc chắn còn phải thực hiện tiếp, với nhiều thao tác chi tiết và khoa họchơn nữa. Dù sao trong một chừng mực tương đối, cũng có thể hướng tới mộtkết luận có nhiều khả năng gần sự thật nhất: đây là nhóm truyện có nguồngốc không ở đâu xa mà là từ bản địa. Tính về số lượng, trong số 200 truyện chính của cả kho tàng - mộtkho tàng đã được chọn lọc - nhóm truyện bản địa chiếm 75, khoảng mộtphần ba tổng số. Chắc chắn nếu đối chiếu nhiều lần nữa, con số này sẽ còn íthơn. Nhưng như thế cũng đã là điều đáng khích lệ đối với chúng ta. Bởi nólà bằng chứng không thể bác bỏ xác nhận sự tồn tại của cái riêng trong cổtích của một dân tộc, trong khi cái chung đã là vấn đề quá hiển nhiên đốivới cổ tích học thế giới. Nhưng cái riêng có tính chất định lượng mà ta vừatìm thấy, nói lên được điều gì ? Mục nhỏ cuối cùng này của bộ sách sẽkhông bàn trở lại những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của truyện cổtích Việt-nam mà chúng tôi đã giải quyết trong toàn bộ Chương IV, phầnTổng luận. Sở dĩ chúng tôi muốn xem xét đặc điểm truyện cổ tích Việt-namkhi chưa chia nhỏ chúng ra, căn cứ trên kết quả truy tìm nguồn gốc ngoạinhập cũng như nội sinh của từng nhóm, vì lẽ nói đến đặc điểm truyện cổtích là nói đến một loại hình văn xuôi tự sự dân gian như nó vẫn tồn tại, cáichung và cái riêng còn nằm lẫn cả ở trong đó, gắn bó, hòa trộn vào nhau,là lực đẩy đồng thời cũng là lực hút của nhau. Và người đọc từ xưa đến nay,bao giờ cũng tiếp nhận chúng một cách trọn vẹn, như một dòng văn nghệkhông phân thứ hạng, một cái gì đã được thanh lọc, đã vắt qua nguồn cảmxúc và ánh sáng trí tuệ của dân tộc, để trở thành tiêu chuẩn cái đẹp của tâmthức Việt-nam. Còn khi đã tách ra theo từng nhóm xuất xứ thì mỗi nhómkhông còn đủ tư cách đại diện cho cả loại hình, dù rằng đó là nhóm truyệncó nguồn gốc bản địa. Mỗi nhóm chỉ có thể cấp cho ta những tia sáng đểlần theo đó đi tìm các dạng sơ đồ nguyên thủy, trước khi chúng được hộinhập vào dòng chảy của cả con sông. Chúng phải trải qua xáo trộn, biến đổivề chất để trở thành những giá trị lớn hơn. Xem xét lại con số thống kê, khối lượng nhóm truyện bản địa baogồm nhiều nhất là tiểu loại thế sự và nửa thế sự và tiểu loại lịch sử. Có rất íttruyện thuộc tiểu loại thuần túy thần kỳ. Dựa trên chỉ số đó, chúng tôi xinnêu lên dưới đây một vài gợi ý sơ lược về một ít biểu mẫu, sơ đồ có thể làchưa tiêu biểu - để người đi sau dễ dàng nhìn sâu hơn vào gốc rễ dân tộctrong tư duy cổ tích Việt-nam. 1. Trước tiên hãy nói đến tiểu loại nửa thế sự. Gọi là nửa thế sự nhưngyếu tố thế sự mới đóng vai trò chủ yếu. Yếu tố thần kỳ chỉ đóng vai trò phốithuộc. Đề tài thế sự phần lớn là các mối quan hệ gia đình được xã hội hóa:vợ chồng (hoặc rộng hơn nam vũ nữ yêu nhau rồi thành vợ thành chồng),anh em (hay cô cháu, bác cháu, dì cháu...), bạn bè... Chủ đề thường giới hạnở ba phương diện, nhưng không tách hẳn nhau: l. Tình yêu (mặt trái là ghentuông, ngờ vực), tình chồng vợ (mặt trái là không tốt với đứa con riêng,không tốt với bạn chồng); 2. Đạo đức (mặt trái là dối trá, bất nhân, bạc ác);3. Xã hội: giàu nghèo, đói kém... Triển khai các chủ đề trên thường bao giờcũng đẩy mọi quan hệ đến những xung đột không thể hòa giải (trừ một vàitruyện khai thác sự chung thủy của tình yêu). Và kết cục là cái chết thươngtâm của nhân vật. Yếu tố thần kỳ xuất hiện đúng ở điểm kết thúc, theonhững ước lệ có sẵn trong tư duy truyền thống: nhân vật chết nhưng hóachim, hóa đá, hóa cá, hóa cây... Nhưng c ũng nhiều khi yếu tố thần kỳ còncan thiệp sâu hơn, vận dụng phối hợp một vài hình thức tín ngưỡng có hoánchuyển ít nhiều, tạo ra những kết thúc không đơn giản. Và như thế, ta có haidạng sơ đồ về tiểu loại nửa thế sự. Dạng sơ đồ 1: Sự tích chim hít cô (số 5): cô và cháu sống gắn bó với nhau (cháu ởđây có lẽ được cải biên từ nhân vật đứa trẻ mồ côi). Nhưng trời làm mất mùađói kém, lại vào ngày giáp hạt nên cả hai cùng bị cơn đói đe dọa. Ruộng lúabắt đầu chín, cô ốm nặng, cháu đi mót được một nắm thóc đem về xay giã,nấu cháo. Khi cháu đi khỏi thì cô húp hết cháo. Cháu về, thất vọng, rủa cô(Còn chút cháo đấy, hít nốt đi cô! Hít cô!). Cháu chết, hóa thành chim hítcô. Chú ý: sơ đồ truyện này gắn rắt chặt với môi trường sinh hoạt lúanước: sự khốn khó truyền kiếp của người làm ruộng trong ngày giáp hạt; vàcũng gắn với môi trường thiên nhiên dân tộc: giống chim hít cô. • Sự tích chim quốc (số 7): Quắc và Nhân là hai người bạn chí cốt,thương nhau hết lòng. Sau khi xa nhau, Nhân lấy vợ phú thương trở nên giàucó, còn Quắc vẫn nghèo khổ. Nhân không quên tình bạn, đón Quắc về cùngsống. Nhưng vợ Nhân (con nhà buôn, lại không có những ngày hàn vi)không chấp nhận. Xung đột nổ ra ngấm ngầm, đè nặng lên tâm trạng Quắc.Quắc đành trốn đi, giả cách bỏ áo ở cửa rừng để che mắt bạn. Nhưng Nhânvẫn vào rừng tìm Quắc, luôn miệng gọi Quắc, cuối cùng chết hóa ra chimquốc. • Sự tích đá Bà-rầu (số 33): vợ xinh đẹp con thuyền chài, và chồnglàm nghề buôn chuyến, rất yêu nhau. Sau những ngày ái ân họ phải chia tay.Chồng theo thuyền buôn ra đi. Thuyền gặp bão, nhiều tháng vắng bặt tin tức.Nhưng rồi chồng trở về. Sự xa cách đã len mối nghi kỵ vào lòng chàng trai.Vợ chồng mất yên ấ m. Chàng lại bỏ ra đi. Sau nhiều năm tháng, chàng mớitrở về thì nhà vắng bóng vợ. Bỏ đi tìm, ra đến bến sông, vợ đã hóa đá. Ta để ý hai sơ đồ sau cũng gắn với môi trường thiên nhiên nước Việt,qua tiếng kêu quen thuộc của con chim quốc, và địa hình núi đá có dángngười; và còn gắn với một tâm lý rất nặng nề của xã hội Việt ...

Tài liệu được xem nhiều: