Danh mục

Nguồn gốc biểu tượng của ngành Y Dược

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 153.31 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những người có tính tìm tòi sẽ không khỏi thắc mắc là tại sao biểu tượng trong ngành Y-dược lại là con rắn (mà không phải là một con gì hay vật gì khác). Khi thì thấy hai con, khi thì một con quấn quanh một cây gậy; có khi thì cái ly hay cốc (hay gặp trong ngành dược). Để trả lời cho đến tường tận của câu hỏi này kỳ thực là một câu chuyện dài, và rất phức tạp vì các nhà nghiên cứu Cổ học và Y khoa đã tranh cãi về nguyên uỷ của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn gốc biểu tượng của ngành Y Dược Nguồn gốc biểu tượng của ngành Y DượcNhững người có tính tìm tòi sẽ không khỏi thắc mắc là tại sao biểu tượng trongngành Y-dược lại là con rắn (mà không phải là một con gì hay vật gì khác). Khi thìthấy hai con, khi thì một con quấn quanh một cây gậy; có khi thì cái ly hay cốc(hay gặp trong ngành dược). Để trả lời cho đến tường tận của câu hỏi này kỳ thựclà một câu chuyện dài, và rất phức tạp vì các nhà nghiên cứu Cổ học và Y khoa đãtranh cãi về nguyên uỷ của biểu tượng đó cả hàng bao thập kỷ nay, nói chung chưahẳn ngã ngũ nhưng cũng đã có dấu hiệu sáng tỏ. Nội dung tranh luận là xoayquanh ở điểm Y hiệu đúng nhất là có một con rắn hay hai con rắn quấn quanh câygậy, và nguồn gốc từ đâu. Mình sưu tầm bài viết này với mục đích giúp các bạnđiểm qua các tài liệu để cùng theo dấu cuộc hành trình của biểu tượng ngành Ychúng mình.Phù hiệu của Hermes:Thần thoại Hermes:Hermes (hơ-miz), theo thần thoại Hy lạp là con trai của thần Dớt (Zeus, hayJupitte) và nữ thần Mai-a (Maia). Nhân vật này tương đồng với thần Mercurytrong thần thoại La mã, và Casmilus hay Cadmilus ở một nhóm thiểu số châu Á,Macedonia, Bắc Hy lạp. Tên Hermes có lẽ xuất phát từ chữ herma, tiếng Hy lạp cónghĩa là rất nhiều đá, như dùng để ngăn biên giới, hay địa phận. Trung tâm thờphụng Hermes sớm nhất có lẽ là vùng Arcadia, mà đỉnh núi Cyllene được tôn vinhnhư là nơi sinh của vị thần này. Ở đó vị thần này được thờ như là một vị thần sinhsản, do đó tượng đúc của ông có dương vật cương thẳng. Là vị thần cận vệ củaThần Dớt nên Hermes có đôi săn-đan có cánh, đội mũ có cánh, tay cầm hiệu lệnh(gậy thần của sứ giả) mà có thuyết cho nguyên uỷ là một cây gậy hay một nhànhô-liu có rễ ở hai đầu dưới được kết lại thành vòng hoa hay thành một dải băng. Vềsau thì vòng hoa này mới được diễn dịch là đôi rắn quấn nhau, đối xứng và đốimặt với nhau; và một đôi cánh, biểu thị cho sự di chuyển tốc độ của Hermes, đ ượcgắn vào đầu gậy phía trên hai con rắn. Hermes còn được coi là vị thần của giấcmơ, thần thương mại, thần bảo vệ thương gia và bảo vệ gia súc. Lại cũng là thầncủa điền kinh, nên Hermes cũng bảo vệ cả sân vận động, phòng tập thể lực thểhình, và được coi là biểu tượng của may mắn và thịnh vượng. Tuy nhiên, Hermescũng lại là một kẻ thù nguy hiểm, một kẻ lừa đảo và ăn trộm. Truyền thuyết lànhân vào ngày sinh nhật, ông ta ăn cắp gia súc của anh mình, là con trai của thầnApollo. Ông đã che đậy dấu vết bằng cách kéo đuôi gia súc đi ngược. Khi bịApollo tra hỏi thì Hermes từ chối không nhận mình đã ăn trộm.Vị thần Mercury (hay Mercurius) La mã có tính cách tương đồng với vị thầnHermes của Hy lạp. Thần Mercurius ở La mã được tôn thờ là vị thần của thươngmãi và các thương gia. Thần Mercurius cũng có săn-đan có cánh, đội mũ có cánh,và tay cầm gậy lệnh.Tuy nhiên, theo một số khoa học gia thì dấu vết của phù hiệu được tìm thấy xuấthiện lần đầu tiên trên thế giới là vào khoảng thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, làhình một cây gậy có hai con rắn bện quanh, trên đầu gậy có một đôi cánh. Theothuyết này thì kể rằng Hermes đã dùng cây gậy thần của mình để ném vào giữa haicon rắn đang một mất một còn với nhau, sau đó chúng thôi cắn nhau và quấnvào nhau quanh cây gậy thần đó.Biểu tượng của Hermes đi vào ngành Y:Thời cổ, trước khi xuất hiện Y học hiện đại, các thầy lang trị chứng nhiễm giunsán (ký sinh trùng) bằng một cái que và một con dao. Rạch một vết nhỏ trên dangười bệnh, ở phía đầu con sán, và con giun (sán) đó sẽ bò ra ngoài chỗ vết cắt vàbò quanh cái que cho đến khi ra hết. Cho nên có người cũng cho rằng xuất phát từphương thức trị bệnh này, là ý tưởng cho Y hiệu nguyên thuỷ, là một cây gậy cóhai con giun quấn quanh.Tuy nhiên cho đến thế kỷ thứ XVI thì người ta thấy phù hiệu của Hermes này xuấthiện trên áo của quân chủng. Nói chung chỉ phổ biến trong giới thầy thuốc, thế rồisau đó cũng xuất hiện trên cả mũ của giới luật sư, thương gia và các ngành khácnữa.Vào năm 1844, một nhà xuất bản Y học hàng đầu của Anh quốc đã sử dụng phùhiệu này như là một biểu tượng của mình, có lẽ Mercury là thiên sứ, và nội dungsách xuất bản là thông điệp. Và trong phù hiệu này, một con rắn biểu tượng cho Yhọc, và một con biểu tượng văn chương. Có tài liệu còn cho rằng nhà xuất bảnJohannes Froben đã sử dụng phù hiệu Hermes này từ thế kỷ XVI. Sự nhầm lẫn đếnthú vị là có một lần, một vị thầy thuốc bước vào một ngân hàng ở Anh mà cứtưởng mình đang vào khu Y xá, vì trước cửa cũng gắn phù hiệu như trên. Chỉ vìđiều rằng Hermes còn là biểu tượng cho tính trật tự hay sự thành đạt trong thươngmại.Các tác giả khác cũng cho thấy có nhiều vết tích xác nhận phù hiệu trên có liên hệvới ngành Y khoa, song không rõ ràng l ắm. Vào thế kỷ 18 thì quân đội Mỹ sửdụng biểu tượng là một vòng nguyệt quế có hai chữ M.S. Cho đến năm 1902, BộQuân Y Mỹ chính thức sử dụng phù hiệu này là biểu tượng của ngành. Một số ...

Tài liệu được xem nhiều: