Danh mục

Nguồn gốc của gia đình – Phần 2

Số trang: 78      Loại file: pdf      Dung lượng: 416.47 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 33,000 VND Tải xuống file đầy đủ (78 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Morgan từng sống với người Iroquois - ở bang New York - trong phần lớn đời mình, và được một bộ lạc của họ (bộ lạc Seneca) nhận làm con nuôi; ông đã phát hiện ra rằng người Iroquois có một hệ thống thân tộc mâu thuẫn với các quan hệ gia đình thực tế của họ. Một chế độ hôn nhân cá thể trong đó hai bên có thể dễ dàng li dị nhau, mà Morgan gọi là “gia đình đối ngẫu” (pairing family), đang tồn tại ở đó. Vậy thì con cháu của một cặp vợ chồng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn gốc của gia đình – Phần 2 Nguồn gốc của gia đình – Phần 2IIGIA ĐÌNHMorgan từng sống với người Iroquois - ở bang New York - trong phần lớn đờimình, và được một bộ lạc của họ (bộ lạc Seneca) nhận làm con nuôi; ông đã pháthiện ra rằng người Iroquois có một hệ thống thân tộc mâu thuẫn với các quan hệgia đình thực tế của họ. Một chế độ hôn nhân cá thể trong đó hai b ên có thể dễdàng li dị nhau, mà Morgan gọi là “gia đình đối ngẫu” (pairing family), đang tồntại ở đó. Vậy thì con cháu của một cặp vợ chồng đương nhiên là được mọi ngườibiết rõ và thừa nhận; và không việc gì phải nghi ngờ về việc gọi ai là cha, mẹ, con,anh, chị, em. Nhưng trên thực tế thì lại khác. Người đàn ông Iroquois gọi conmình, và con của anh em ruột, là “con”; và chúng gọi anh ta là “cha”. Còn con củachị em ruột thì anh ta gọi là “cháu”, và chúng gọi anh ta là “cậu”. Mặt khác, ngườiđàn bà Iroquois gọi con mình, và con của chị em ruột, là “con”; và chúng gọi là“mẹ”. Chị ta gọi con của anh em ruột là “cháu”, và chúng gọi chị ta là “cô”.Tương tự, con của các anh em ruột (hay các chị em ruột) cũng gọi nhau là “anh emruột”, “chị em ruột”; và gọi con của cô mình (hay cậu mình) là “anh em họ”, “chịem họ”. Đó không phải những tên gọi suông, mà là biểu hiện của những quan hệthân tộc gần hoặc xa, giống nhau hoặc khác nhau; chúng được dùng làm cơ sở chomột hệ thống thân tộc hoàn toàn xác định, có thể biểu hiện hàng trăm quan hệ thântộc khác nhau của một cá nhân. Hệ thống đó không chỉ có ở tất cả những ng ườiIndian tại Mĩ (chưa ngoại lệ nào được ghi nhận), mà cả ở dân bản xứ Ấn Độ - cácbộ lạc Dravida ở Deccan, và các bộ lạc Gaura ở Hindustan (lưu vực sông Hằng) -dưới một hình thức gần như thế. Người Tamil ở miền Nam Ấn Độ, người Iroquoistrong bộ lạc Seneca ở bang New York tới nay vẫn có hơn hai trăm mức thân tộckhác nhau. Và ở các dân đó, hệ thống thân tộc cũng mâu thuẫn với các quan hệthân tộc sinh ra từ hình thức gia đình hiện có.Phải giải thích việc này thế nào? Vì vai trò quyết định của hệ thống thân tộc trongkết cấu xã hội của tất cả các dân mông muội và dã man, nên không thể dùng mấycâu nói để xóa bỏ ý nghĩa của một hệ thống rất phổ biến nh ư vậy. Một hệ thốngthịnh hành trên toàn châu Mĩ, có cả ở châu Á, cả ở châu Phi và châu Đại Dươngvới ít nhiều thay đổi; hệ thống đó phải được giải thích về lịch sử, chứ không thểcoi là không có, giống như McLennan. Các tiếng “cha”, “con”, “anh em”, “chịem” không chỉ là lối xưng hô kính trọng, mà còn bao hàm các nghĩa vụ rất rõ ràngvà nghiêm chỉnh của họ với nhau; các nghĩa vụ ấy hợp thành một phần thiết yếutrong kết cấu xã hội của các dân nói trên. Lời giải thích đã được tìm ra. Vào nửađầu thế kỉ 19, trên quần đảo Hawaii vẫn có một hình thức gia đình với những kiểu“cha mẹ, anh chị em, con cháu, cô cậu” đúng theo hệ thống thân tộc ở Ấn Độ cổvà ở Mĩ. Nhưng thật kì lạ: hệ thống thân tộc có ở Hawaii khi đó cũng không ph ùhợp với hình thức gia đình bấy giờ. Theo hệ thống đó, tất cả con cái của anh chịem ruột, không trừ một ai, đều là anh chị em ruột của nhau; chúng được coi nhưcon chung của tất cả những anh chị em ruột của cha mẹ chúng, không phân biệt gìcả. Vậy, trong khi hệ thống thân tộc ở Mĩ giả định sự tồn tại của một h ình thức giađình cổ xưa, không tồn tại ở Mĩ nữa, nhưng vẫn còn ở Hawaii; thì mặt khác, hệthống thân tộc ở Hawaii lại chỉ ra một h ình thức gia đình còn cổ xưa hơn, nhấtđịnh đã từng có, dù hiện nay ta không thể tìm ra nó ở đâu cả; từ hình thức gia đìnhrất cổ xưa đó, hệ thống thân tộc có ở Hawaii mới có thể phát sinh.“Gia đình là một yếu tố năng động. Nó không đứng yên, mà tiến từ hình thức thấplên hình thức cao hơn, khi xã hội tiến từ trạng thái thấp lên trạng thái cao hơn...Ngược lại, các hệ thống thân tộc thì thụ động, chỉ phản ánh bước tiến của gia đìnhsau một thời gian dài, và chỉ bắt đầu thay đổi khi gia đình đã hoàn toàn thay đổi”1Marx nói thêm: “Nói chung, nh ững hệ thống chính trị, luật pháp, tôn giáo và triếthọc cũng thế”. Khi gia đình tiếp tục thay đổi, thì hệ thống thân tộc trở nên cố định;và khi hệ thống thân tộc tiếp tục tồn tại do tập quán, thì gia đình vượt qua hệ thốngđó. Nhưng Cuvier, từ một bộ xương thú được khai quật gần Paris, đã suy ra rằngxương đó là của một loài thú có túi, từng sống ở đó và đã tuyệt chủng; và chúng ta,từ một hệ thống thân tộc do lịch sử để lại, cũng có thể suy ra một h ình thức giađình phù hợp với hệ thống đó, nhưng nay không còn nữa.Những hệ thống thân tộc và hình thức gia đình, mà ta nói tới ở trên, khác vớinhững hình thức và hệ thống hiện hành ở chỗ là mỗi đứa con đều có nhiều chanhiều mẹ. Theo hệ thống thân tộc ở Mĩ, do hình thức gia đình ở Hawaii sinh ra, thìanh em trai và chị em gái không thể là cha và mẹ của cùng một đứa con; nhưngngược lại, hệ thống thân tộc ở Hawaii lại giả định rằng có một hình thức gia đình,trong đó hiện tượng trên là thường thấy. Ở đây, ta thấy một ...

Tài liệu được xem nhiều: