Danh mục

Nguồn lao động trong khu vực FDI của Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 295.15 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến thực trạng nguồn lao động trong khu vực FDI của Việt Nam hiện nay; Đánh giá những hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm tạo điều kiện cho khu vực FDI phát triển hiệu quả hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn lao động trong khu vực FDI của Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp NGUỒN LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC FDI CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ThS. Hồ Thị Mai Sương Trường Đại học Thương Mại Tóm tắt Hiện nay, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có vai trò quan trọng trong quátrình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Khu vực FDI thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộngcủa Việt Nam vào thị trường thế giới. Đây là khu vực đang có xu hướng tạo việc làm ngày càngnhiều cho người lao động; đồng thời cũng góp phần cải thiện nguồn nhân lực trong nước thôngqua việc chuyển giao công nghệ, đào tạo bồi dưỡng trình độ, tay nghề cho người lao động,... Tuynhiên, nguồn lao động Việt Nam hiện nay cũng chưa đáp ứng được yêu cầu trình độ, kỹ năng laođộng của khu vực FDI. Bài viết đề cập đến thực trạng nguồn lao động trong khu vực FDI củaViệt Nam hiện nay; đánh giá những hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượngnguồn lao động nhằm tạo điều kiện cho khu vực FDI phát triển hiệu quả hơn. Từ khóa: Doanh nghiệp FDI, Đầu tư trực tiếp nước ngoài, Lao động, Chất lượng laođộng, Đào tạoI. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, nguồn vốn FDI được coi là một thành phần trong nền kinh tế mở và được coi làchất xúc tác chính cho sự phát triển của các nền kinh tế. (Boghean & State, 2015). Nguồn vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Mối quanhệ giữa nguồn lao động và dòng vốn FDI cũng là một trong những chủ đề được nghiên cứu ởnhiều quốc gia trên thế giới. Parcon (2008) cho rằng việc quy định các tiêu chuẩn của thị trườnglao động sẽ dẫn tới tăng được dòng vốn FDI thông qua việc tăng năng suất làm giảm chi phí cậnbiên của các doanh nghiệp FDI. Noorbakhsh, Paloni, and Youssef (2001) cho rằng để thu hút vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước đang phát triển thì cần phải đảm bảo các yếu tố tăngtrưởng kinh tế, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, chính sách mở cửa, môi trường kinh doanh vàđặc biệt là nguồn vốn con người. Cũng nhấn mạnh đến vai trò của nguồn vốn con người trongviệc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Kottaridi, Louloudi, and Karkalakos (2018) đã chothấy sự cần thiết của việc cải cách giáo dục đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp sẽ thu hút đượcnhiều hơn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ở Việt Nam hiện nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những yếu tố quantrọng thúc đẩy quá trình CNH – HĐH đất nước. Theo Tổng cục thống kê, khu vực có vốn đầu tưtrực tiếp của nước ngoài gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, khôngphân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Khu vực này có hai loại hình chủ yếu làdoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài với các đối táctrong nước. Đây là một trong những khu vực quan trọng mà Việt Nam đã và đang thúc đẩy pháttriển, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay. 137 Theo số liệu của Tổng cục thống kê, đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thờiđiểm 20/12/2017 thu hút 2.591 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 21,3 tỷ USD, tăng3,5% về số dự án và tăng 42,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, có 1.188lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt8,4 tỷ USD, tăng 49,2% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốntăng thêm trong năm 2017 lên 29,7 tỷ USD, tăng 44,2% so với năm 2016. Vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài thực hiện năm 2017 ước tính đạt 17,5 tỷ USD, tăng 10,8% so với năm 2016. Trongnăm 2017 còn có 5.002 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị gópvốn là 6,2 tỷ USD, tăng 45,1% so với năm 2016. (Tổng cục Thống kê, 2017b). Xét về số lượngdoanh nghiệp, thì tính đến thời điểm 31/12/2016 là 505,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 14,1% so vớinăm 2015, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 17,3%; doanh nghiệpngoài Nhà nước tăng 14,2%; riêng doanh nghiệp Nhà nước giảm 6,1% do thực hiện cổ phần hóa.Lao động làm việc trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp tăng 9% cùng thời điểm trên, trong đó laođộng trong khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 11,1%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầutư trực tiếp nước ngoài tăng 10,1%; khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 6,3%. (Tổng cụcthống kê, 2017a). Tuy nhiên, trong khu vực FDI, nguồn lao động trình độ cao đáp ứng nhu cầucủa doanh nghiệp vẫn còn thiếu; các doanh nghiệp FDI còn phải bỏ ra nhiều chi phí để đào tạo lạilao động;… những điều này là rào cản cho việc thu hút nguồn vốn FDI của Việt Nam. Do đó, cầncó các giải pháp nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động nhằm đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: