Danh mục

Nguồn vốn FDI và việc làm ở tỉnh Đồng Nai

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 575.75 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đồng Nai là một trong bốn trụ cột của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu) với sự thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng hàng năm và góp phần giải quyết khoảng 1,2 triệu việc làm đối với người dân trên phạm vi cả nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn vốn FDI và việc làm ở tỉnh Đồng Nai NGUỒN VỐN FDI VÀ VIỆC LÀM Ở TỈNH ĐỒNG NAI TS. Lê Quang Cần Ban Tuyên giáo tỉnh Đồng Nai Tóm tắt Đồng Nai là một trong bốn trụ cột của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP. Hồ ChíMinh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu) với sự thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI)tăng hàng năm và góp phần giải quyết khoảng 1,2 triệu việc làm đối với người dân trên phạm vicả nước. Năm 2018, tỉnh Đồng Nai đã chủ động xây dựng cơ chế chính sách, xúc tiến thươngmại, thu hút 43 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động đầu tư với tổng số 1.671 dự án, trong đó có1.219 dự ổng vốn đầu tư 23.421,82 triệu USD, vốn thựchiện 18.215,99 triệviết khái quát nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và giải quyết việc làm ở tỉnh Đồng Nai. Từ khóa: Nguồn vốn FDI, việc làm, Đồng Nai Nội dung I. KHÁI QUÁT ĐẦU TƢ FDI TẠI ĐỒNG NAI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầutư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất,kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh.Tổ chức Thương mại thế giới đưa ra định nghĩa về FDI như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nướckhác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phânbiệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản màngười đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tưthường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánhcông ty”6. Luật Đầu tư số 03/2016/QH14 ngày 22/11/2016 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 6 vàPhụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư, có hiệu lựckể từ ngày 01/01/2017 quy định tại điều 3 về Nhà đầu tư nước ngoài (FDI) là cá nhân có quốctịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinhdoanh tại Việt Nam. Theo Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) Đồng Nai, năm 2018 tỉnh có 32 KCN của43 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động đầu tư với tổng số 1.671 dự án, trong đó có 1.219 dự i tổng vốn đầu tư 23.421,82 triệu USD; vốn thực hiện6https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A7u_t%C6%B0_tr%E1%BB%B1c_ti%E1%BA%BFp_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_ngo%C3%A0i (truy cập ngày 30/11/2018) 11018.215,99 triệ Từ đầu nămđến ngày 14/11/2018, các KCN Đồng Nai đã thu hút thêm 1.620,32 triệu USD và 3.120,702 tỷđồng với 113 dự án đầu tư mới (trong đó có 100 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 828,57 triệu USDvà 13 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 2.603,922 tỷ đồng; 88 dự án FDI thực hiện điều chỉnhtăng vốn với tổng vốn tăng 792,11triệu USD, 02 dự án giảm vốn với số vốn là 363,3 nghìn USD và02 dự án đầu tư trong nước tăng 516,78 tỷ đồng). Như vậy, kết quả thu hút đầu tư trong năm (cấpmới, tăng, giảm vốn) 1.620,32 triệu USD, đạt 162% kế hoạch năm 2018 (01 tỷ USD) và 3.120,702tỷ đồng, đạt 156% kế hoạch năm 2018 (2.000 tỷ đồng). Dự án thu hút vào các KCN Đồng Naimới phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh đã đặt ra từ năm 2006 là thu hút các dự ánthuộc lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sạch, có vốn đầu tư lớn,... TỉnhĐồng Nai đã tạo điều kiện các nhà đầu tư tìm cơ hội đầu tư vào tất cả các ngành nghề phù hợpcác nguyên tắc của WTO và các cam kết của Chính phủ đối với quốc tế. Năm 2018, tỉnh đã thuhút được 52 dự án thuộc ngành công nghiệp phụ trợ (CNPT), chiếm 52% tổng số dự án đăng kýmới, trong đó tập trung vào CNPT của 02 ngành lớn là công nghiệp cơ khí và điện tử. Các dự áncòn lại không thuộc nhóm ngành có nguy cơ ô nhiễm cao; thuộc các nhóm ngành sản xuất hóachất, vật liệu sản xuất ngành công nghiệp, công nghiệp nhựa, kinh doanh bất động sản,… đảmbảo điều kiện về ngành nghề, vốn đầu tư, công nghệ sản xuất. Trong 100 dự án đầu tư mới, có 42dự án có vốn đầu tư từ Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư 240,92 triệu USD (chiếm 29,09% tổng vốnđầu tư thu hút mới và chiếm 42% tổng số dự án thu hút) dẫn đầu các quốc gia, vùng lãnh thổ vềvốn đầu tư và số dự án đầu tư vào các KCN Đồng Nai trong năm 2018. Tiếp theo là Singapore,tuy số dự án thu hút không nhiều (06 dự án) so với Nhật Bản (16 dự án) nhưng tổng vốn đầu tưthu hút cao với 147,96 triệu USD (chiếm 17,86% tổng vốn đầu tư thu hút mới). Đứng thứ 03 làTrung Quốc (Hong Kong), có 07 dự án với tổng vốn đầu tư thu hút là 126,73 triệu USD (chi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: