Sáng Chủ nhật, rời Hà Nội đi về thành phố Phủ Lý, Hà Nam. Là ngày nghỉ dài trong dịp lễ 30 tháng 4, trên con đường cao tốc Pháp Vân–Cầu Giẽ chặt cứng ô tô “chuồn“ khỏi Hà Nội trong những ngày đầu nắng nóng. Ấn tượng với thành phố Phủ Lý (vẫn quen gọi là thị xã) từ trước đến nay, mặc dù không biết bao nhiêu lần đi qua nó, vẫn chỉ là hình ảnh chật chội, lầm bụi và nháo nhác ven con đường quốc lộ 1. Rẽ qua cầu Hồng Phú, qua con sông...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Đình Quang về Phủ Lý. Trò cũ gặp thầy
Nguyễn Đình Quang về Phủ Lý. Trò cũ gặp thầy
Lê Hồng Phong, Phủ Lý, Hà Nam
Sáng Chủ nhật, rời Hà Nội đi về thành phố Phủ Lý, Hà Nam. Là ngày
nghỉ dài trong dịp lễ 30 tháng 4, trên con đường cao tốc Pháp Vân–Cầu
Giẽ chặt cứng ô tô “chuồn“ khỏi Hà Nội trong những ngày đầu nắng
nóng. Ấn tượng với thành phố Phủ Lý (vẫn quen gọi là thị xã) từ trước
đến nay, mặc dù không biết bao nhiêu lần đi qua nó, vẫn chỉ là hình ảnh
chật chội, lầm bụi và nháo nhác ven con đường quốc lộ 1. Rẽ qua cầu
Hồng Phú, qua con sông Đáy, thoát khỏi cảnh xe cộ chen nhau, thấy
một Phủ Lý khác: đường rộng rãi, vắng người và khá êm đềm. Phòng
triển lãm của họa sỹ Quang nằm trong một tổ hợp văn hóa ngay góc
đường Lý Thái Tổ – một tòa nhà lớn mà trong đó có quán cà phê,
phòng chiếu phim 3D…Trong tòa nhà còn có nhiều phòng lớn bỏ
không. Nghĩ bụng chả bù cho Hà Nội, người ta chen nhau từng cm và
chắc gì họa sỹ Quang đã có được phòng mà triển lãm cho mọi người
xem tranh. Hoặc nếu có thì cũng phải thuê một giá trên giời để rồi lo
ngay ngáy tranh không bán được.
Tại tầng hai, cạnh phòng triển lãm có phòng chiếu phim 3D và quán cà
phê âm nhạc.
Ngoài cửa phòng triển lãm đã thấy một lô những lẵng hoa chúc mừng.
Trước cửa phòng có biển đề “Ngôi nhà nghệ thuật Việt”. Họa sỹ
Nguyễn Đình Quang sẽ khởi đầu chương trình này. Đây là một địa chỉ
tổ chức triển lãm lâu dài và anh hi vọng sẽ có thêm nhiều họa sỹ hưởng
ứng cùng anh.
Khu vực treo tranh gồm hai phòng nhỏ nối với nhau hình chữ T.
Không gian treo tranh ấm cúng.
Phòng xinh xắn, ánh sáng khá tốt. Anh Quang cho biết: có nhiều phòng
lớn nhưng anh chọn phòng này, nó vừa vặn với những bức tranh treo
đợt này.
Tranh treo đợt này phần lớn là sơn mài, vẽ những đề tài gần gũi với đời
sống nông thôn.
Thấy khá đông các bạn trẻ đến xem tranh.
Nhưng ít thấy các họa sỹ đồng nghiệp ở Hà Nội xuống dự khai mạc. Có
lẽ là hơi xa và vào dịp nghỉ lễ nên quá đông người ra khỏi thành phố.
Xe bus cũng đông nghìn nghịt. Người viết bài này đã phải dậy từ lúc
6h30, lái xe với tốc độ 40km/h trên đường cao tốc với tốc độ cho phép
là 100km/h và sau 2 tiếng mới tới nơi, mặc dù về nguyên tắc Phủ Lý
chỉ cách Hà Nội 50km. Hết địa phận Hà Nội đến Phủ Lý thì chắc
khoảng 15km.
Thấy có họa sỹ Trần Thành (áo đen), người rất có duyên với đất Hà
Nam. Anh là một trong trong những họa sỹ vẫn đi vẽ thực tế và Hà
Nam là một địa chỉ thường xuyên của anh.
Trong lúc chờ đến giờ khai mạc, bạn bè có thể thoải mái ngồi nói
chuyện với nhau ở ngoài ban công phòng triển lãm.
Họa sỹ Trần Thành và họa sỹ Trần Thanh Liêm, thầy của họa sỹ Trần
Thành và họa sỹ Nguyễn Đình Quang.
Họa sỹ Đoàn Thị Thu Hương, cục phó cục Mỹ Thuật và Nhiếp ảnh
ngồi cùng với thầy mình là họa sỹ Ngô Văn Duyên (cựu Cục phó cục
Mỹ thuật).
Họa sỹ, thầy giáo trường đại học Mỹ thuật Hà Nội Phạm Thanh Liêm
và họa sỹ Vân Nam - họa sỹ của Hà Nam. Họa sỹ Phạm Thanh Liêm có
mặt ở đây khai mạc triển lãm của Quang, cùng nhân dịp đó đi dự trại
sáng tác do Hội Văn học và Nghệ thuật tỉnh tổ chức. Nhiều họa sỹ tham
dự trại này. Nhưng nơi vẽ cũng khá xa với Phủ Lý nên anh em chưa về
kịp để dự khai mạc triển lãm của Quang.
Khai mạc. Họa sỹ Nguyễn Đình Quang lên cảm ơn sự có mặt của các
quý khách, cám ơn sự giúp đỡ của trung tâm dành cho không gian
“Ngôi nhà nghệ thuật Việt”. Tất nhiên là Quang cũng rất vui khi thực
hiện được ý định mang tranh về triển lãm tại quê hương mình. Từ trái
qua phải: họa sỹ Vân Nam, họa sỹ, thầy giáo Phạm Thanh Liêm, ông
Chương (nhạc phụ của Quang; chà, làm họa sỹ rất bấp bênh mà có sự
ủng hộ nhiệt liệt từ nhà vợ thế này thì tuyệt!), họa sỹ Ngô Văn Duyên,
họa sỹ Đoàn Thị Thu Hương và cạnh Quang là họa sỹ Ngô Thành Kiên
đang công tác ở Đài Truyền hình Việt Nam.
Họa sỹ Phạm Thanh Liêm phát biểu. Ông nhiệt liệt ủng hộ việc các họa
sỹ Hà Nội nói riêng và các thành phố lớn nói chung mang tranh về các
tỉnh triển lãm. Rất nhiều thế hệ họa sỹ thường hay về nông thôn, đi
thực tế về các tỉnh lấy tư liệu vẽ tranh. Nhưng đến khi triển lãm thì chỉ
những người dân ở các đô thị lớn được hưởng thụ. Việc mang triển lãm
về tỉnh như một sự trả ơn. Ông mong muốn có nhiều thêm nữa những
triển lãm như thế này. Ông thấy tiếc những hoạt động hay như thế này
mà không thấy sự xuất hiện của báo chí, truyền hình Hà Nam tuyên
truyền cho nhân dân Hà Nam tới xem. Họa sỹ Quang nhận thiếu sót là
không thông báo sự kiện này vì chưa có kinh nghiệm.
Họa sỹ, cục phó cục Mỹ Thuật và Nhiếp Ảnh tiếp lời: Tất nhiên chị rất
vui khi được đến đây hôm nay, nhất là khi được đứng cạnh thầy Ngô
Văn Duyên, là thầy của chị cũng là người tiền nhiệm của Cục. Chị cho
rằng việc mở triển lãm của Quang rất phù hợp với nghị quyết 23 về văn
hóa văn nghệ của Đảng, trong đó có việc làm giảm bớt sự chênh lệc
giữa thành thị và nông thôn, giữa thành phố lớn và các tỉnh… Đáp lời
họa sỹ Phạm Thanh Liêm về sự thiếu sót trong truyền thông, chị cho
rằng quả có như thế, nhưng cạnh đó có những trang mạng đang cập
nhật rất kịp thời các hoạt động Mỹ Thuật như trang Soi chẳng hạn -
một trang mà các họa sỹ vào nhiều. Chị mong Soi sẽ đưa tin nhiều hơn
nữa những hoạt động Mỹ thuật ở các tỉnh và cổ vũ cho những hoạt
động như họa sỹ Nguyễn Đình Quang đang làm.
Kết thúc khai mạc, mọi người xem tranh và ngồi trò chuyện bên ban
công. Bọn chúng tôi quyết định chào Quang; mọi người lên đường tới
thăm các họa sỹ đang làm việc ở trại sáng tác do Hội văn học Nghệ
thuật Hà Nam tài trợ ở làng Lác Nhuế, xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng,
Hà Nam. Thầy Phạm Thanh Liêm rất nhiệt tình. Khi chúng tôi xuống
dưới đường, thầy còn chạy theo chỉ đường và dặn dò rất kĩ lưỡng. Cám
ơn thầy.
À, tin vui: đã nhìn thấy một bức tranh được dán dấu đỏ, nghĩa là nó đã
có chủ. Đó là bức “Cửa sổ” - Sơn mài. 50 x 70cm. Xin chúc mừng họa
sỹ.
Một số tác phẩm:
“Bên suối”, sơn mài. 70 x 90cm
“Bình yên”, sơn mài. 70 x 90cm
“Cửa sổ 2”, sơn mài . 90 x 180cm
“Quê hương- Biển đảo”. Sơn dầu. 80 x 100cm
“Cây”, sơn mài. 60 x 90cm
“Nhà trên đồi”, sơn mài. 60 ...