Danh mục

Nguyễn Đình Thành Một vài suy nghĩ về các chính sách hỗ trợ phát triển nghệ thuật đương đại Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 125.67 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(Tham luận tại Hội thảo "Mỹ thuật Việt Nam thời kì đổi mới") Sau hai mươi năm nằm trong dòng chảy đổi mới, mỹ thuật Việt Nam đã đi được một chặng đường dài. Câu hỏi được đặt ra tiếp theo sẽ là: chúng ta nên tiếp tục đi như thế nào? Và trước khi tiếp tục lên đường, hãy xem trong tay nải của chúng ta có gì? Các nhà viết sử và nghiên cứu mỹ thuật cần giải quyết trọn vẹn việc tổng kết chặng đường ấy với một cái nhìn mang tính phê phán (theo đúng nghĩa của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Đình Thành Một vài suy nghĩ về các chính sách hỗ trợ phát triển nghệ thuật đương đại Việt Nam Nguyễn Đình Thành Một vài suy nghĩ về các chính sách hỗ trợ phát triển nghệ thuật đương đại Việt Nam (Tham luận tại Hội thảo Mỹ thuật Việt Nam thời kì đổi mới) Sau hai mươi năm nằm trong dòng chảy đổi mới, mỹ thuật Việt Nam đã đi được một chặng đường dài. Câu hỏi được đặt ra tiếp theo sẽ là: chúng ta nên tiếp tục đi như thế nào? Và trước khi tiếp tục lên đường, hãy xem trong tay nải của chúng ta có gì? Các nhà viết sử và nghiên cứu mỹ thuật cần giải quyết trọn vẹn việc tổng kết chặng đường ấy với một cái nhìn mang tính phê phán (theo đúng nghĩa của từ này): từ điểm đầu (1986) đến điểm cuối (2006), các thành tố của nền mỹ thuật Việt Nam đã có biến đổi như thế nào về hình thức, số lượng, nội dung. Xin tạm chia các thành tố ấy thành sáu nhóm:  Nghệ sĩ (ở vị trí trung tâm)  Các nhà chuyên môn về nghệ thuật (phê bình, nghiên cứu mỹ thuật, giám tuyển, chuyên gia thẩm định giá trị và xuất xứ các tác phẩm nghệ thuật, chuyên gia mỹ thuật-phụ trách bộ sưu tập ở bảo tàng…)  Công chúng  Thị trường nghệ thuật (gallery, nhà sưu tập)  Các cơ quan chức năng (Bộ Văn hoá thông tin, Sở Văn hoá thông tin, Vụ Mỹ thuật NA, Hội Mỹ thuật…)  Các thành tố khác (tổ chức văn hoá nước ngoài tại Việt Nam, quỹ văn hoá nghệ thuật của tư nhân hay của các công ty…) Từ việc phân tích tác động của chính sách đổi mới tới các thành tố này, chúng tôi nghĩ đến ba nhóm giải pháp chính có thể được nghiên cứu triển khai, đó là:  Chính sách về giáo dục đào tạo (nghệ sĩ, nhà chuyên môn, công chúng, nhà quản lý, chủ gallery,…)  Chính sách hỗ trợ sáng tạo và phổ biến mỹ thuật (bảo tàng, các tổ chức văn hoá nước ngoài, các kênh phi thể chế, các trung tâm triển lãm và tư liệu lớn, cơ chế chính sách, tài trợ bảo trợ nghệ thuật, đơn đặt hàng của các cơ quan công quyền, báo chí…)  Khung pháp lý (thị trường nghệ thuật, chính sách quản lý, các hội đoàn chuyên nghiệp…) Trong khuôn khổ một bài viết, khó có thể đề cập chi tiết đến từng thành tố hay từng nhóm giải pháp, chỉ xin đưa ra một số điểm chính như sau. I. Chính sách đào tạo Nhu cầu đổi mới một cách triệt để đang trở nên thúc bách hơn bao giờ hết vì nếu chậm chân, chúng ta sẽ bị hất ra khỏi cuộc chơi và chỉ được làm khán giả, hoặc bình vôi làm vì. Từ trước đến nay, đào tạo mỹ thuật của ta vẫn bị chê là kinh viện, khép kín, sinh viên không được cổ vũ hoặc không có dịp để bảo vệ tác phẩm của mình trước những ý kiến trái ngược từ phía thầy, cô hoặc công chúng, đã đến lúc phải thay đổi điều này. Lẽ dĩ nhiên, trước khi thay đổi, người ta hay có thói quen xem người khác, người đi trước đã làm gì. Xin nêu ra ví dụ của trường Đại học mỹ thuật Paris để tham khảo. Ở trường này, mỗi năm có khoảng 200 thí sinh đăng kí và số được chọn lựa khoảng trên dưới 50 người. Để được vào trường, thí sinh nộp ảnh tác phẩm cá nhân của mình, qua đuợc vòng này sẽ được vào vòng phỏng vấn kiến thức nghệ thuật và bảo vệ tác phẩm của mình trước ban giám khảo. Ở đây, người ta quan niệm rằng đã vào trường thì sinh viên phải biết vẽ và hiểu biết về lịch sử mỹ thuật rồi (xin so sánh một cách thô thiển là đã vào đội tuyển quốc gia rồi, không ai dạy kỹ thuật đá bóng nữa), vì thế các giờ học lịch sử mỹ thuật chỉ tập trung xử lý những chủ điểm cụ thể tuỳ theo người dạy chọn (chân dung trong lịch sử mỹ thuật, hình ảnh các con vật trong lịch sử mỹ thuật, chủ điểm cái chết, niềm vui, hạnh phúc…); sinh viên cũng chỉ học hình hoạ đến năm thứ hai. Sinh viên học theo xưởng chứ không chia theo lớp. Sinh viên được tự do vẽ theo chủ đề này, truờng phái kia. Trường học là nơi gặp gỡ, trao đổi giữa những người nghệ sĩ với nhau, là nơi đào luyện chính kiến nghệ thuật, tìm tòi phong cách, sự độc đáo. Sinh viên được quyền sáng tác như mình muốn và phải biết bảo vệ tác phẩm của mình. Giám khảo trong các kì thi cuối năm thường xuyên có: giáo viên phụ trách xưởng, một giáo viên ở trường khác và một nghệ sĩ chuyên nghiệp (không nhất thiết đã học qua trường lớp). Trường dành hai phòng triển lãm nằm ở vị trí trung tâm để mỗi xưởng được triển lãm từ 1 – 2 ngày. Cách làm này có lợi điểm là giúp sinh viên được cọ xát với ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp, thầy cô, công chúng và cả các nhà sưu tập tương lai nữa. Cùng lúc, sinh viên cũng được học cách tổ chức triển lãm theo nhóm, làm việc tập thể, hiểu rõ quy trình tổ chức triển lãm ra sao, giới thiệu tác phẩm một cách chuyên nghiệp như thế nào, tập hợp tác phẩm trong một quyển book như thế nào để tiếp thị mình. Trong đào tạo nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay, cần nhanh chóng xoá bỏ ranh giới cứng nhắc giữa các bộ môn mỹ thuật khác nhau. Rõ ràng trên thế giới, người ta ngày càng ít nói đến “nhà điêu khắc” “hoạ sĩ” mà dùng nhiều hơn “nghệ sĩ tạo hình”, “nghệ sĩ thị giác”. Cũng cần làm rõ khái niệm nghệ thuật đương đại, không nên gò bó nó trong một cái khung chật hẹp là trình diễn, sắp đặt hay video art mà nghệ thuật đương đại phải được hiểu là nghệ thuật của ngày hôm nay, nói đến những vấn đề của ngày hôm nay, với những kỹ thuật được biết cho đến ngày hôm nay do một nghệ sĩ sống trong thời đại này sáng tạo nên sau một quá trình lao động nghệ thuật trung thực để tạo ra cái mới, độc đáo. […] […] Cần đầu tư dài hạn và nghiêm túc vào việc dịch các công trình nghiên cứu về mỹ thuật Việt Nam bằng tiếng nước ngoài, tác phẩm lý luận, từ điển mỹ thuật, lịch sử mỹ thuật, vựng tập của các triển lãm nghệ thuật đương đại quan trọng trên thế giới với sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài [ …] Đầu tư vào việc đào tạo sinh viên, giáo viên mỹ thuật, lịch sử lý luận tại các nước phát triển bằng học bổng VOSP, của các sứ quán, quỹ văn hoá nước ngoài […] II. Chính sách hỗ trợ sáng tạo và phổ biến mỹ thuật […] Việc thành lập bảo tàng mỹ thuật đương đại Việt Nam là việc bắt buộc phải làm nếu chúng ta không muốn để các thế hệ mai sau trách cứ vì đã để lọ ...

Tài liệu được xem nhiều: