Danh mục

Nguyễn Dữ không thể là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 229.06 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lâu nay, trong các thư tịch cổ ở Việt Nam vào thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX như các sách của Vũ Khâm Lân, Vũ Phương Đề, Trần Trợ, Lê Quý Đôn, Nguyễn Án và Phạm Đình Hổ, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú, và Gia phả họ Phùng ở Phùng Xá, Thạch Thất, Sơn Tây v.v. và sang thế kỉ XX như: Dương Quảng Hàm (1941), Bùi Văn Nguyên (1962 và 1989) Đinh Gia Khánh (1964 và 1977), Thúc Ngọc Trần Văn Giáp (1970 và ) và 1971) v.v. đã ghi rằng: Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Dữ không thể là học trò của Nguyễn Bỉnh KhiêmNGUYỄN DỮ KHÔNG THỂ LÀ HỌC TRÒ CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM NGUYỄN CÔNG LÝ (*)TÓM TẮT Lâu nay, trong các thư tịch cổ ở Việt Nam vào thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX nhưcác sách của Vũ Khâm Lân, Vũ Phương Đề, Trần Trợ, Lê Quý Đôn, Nguyễn Án và PhạmĐình Hổ, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú, và Gia phả họ Phùng ở Phùng Xá, Thạch Thất, SơnTây v.v. và sang thế kỉ XX như: Dương Quảng Hàm (1941), Bùi Văn Nguyên (1962 và 1989)Đinh Gia Khánh (1964 và 1977), Thúc Ngọc Trần Văn Giáp (1970 và ) và 1971) v.v. đã ghirằng: Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo thiển ý của chúng tôi thì không phải như thế. Bài viết này góp phần làm sáng tỏvấn đề trên.ABSTRACT For a long time, the assumption that Nguyen Du has been Nguyen Binh Khiem’sstudent has been written in the Vietnamese old books from XVIII century to the first half ofXIX century such as the ones by Vu Kham Lan, Vu Phuong De, Tran Tro, Le Qui Don,Nguyen An and Pham Dinh Ho, Bui Huy Bich, Phan Huy Chu, and Phung family annals atPhung Xa, Thach That, Son Tay, In the twentieth century Duong Quang Ham (1941), Bui VanNguyen (1962 and 1989), Dinh Gia Khanh (1964 and 1977), Thuc Ngoc Tran Van Giap(1970 and 1971), etc…of XX century,. According to the author, this is not true. This article helps to make the matter clear. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là nhà tư tuởng - triết học lớn, một đại thụ của vănhọc Việt Nam thế kỉ XVI, còn Nguyễn Dữ (cuối XV - nửa đầu XVI) là tác giả cuốn “thiên cổkì bút” Truyền kì mạn lục. Từ đầu thế kỉ XVIII đến nay, có rất nhiều tài liệu viết rằng NguyễnDữ là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thực tế có phải như vậy không ? Bài viếtnhỏ này sẽ bàn lại vấn đề trên. 1. Từ thế kỉ XIX trở về trước đã có nhiều sách xưa khẳng định vấn đề này như ĐạiViệt sử loại tiệp lục, trong đó có bài Phả kí “Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phảkí” (Phả kí về Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn Văn Đạt) của Vũ Khâm Lân (nửa đầu thế kỉ XVIII);Công dư tiệp kí của Vũ Phương Đề (giữa thế kỉ XVIII); Tục Công dư tiệp kí của Trần Trợ(Trần Quý Nha - giữa thế kỉ XVIII); Toàn Việt thi lục và Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn(giữa thế kỉ XVIII); Tang thương ngẫu lục của Nguyễn Án và Phạm Đình Hổ (nửa cuối thế kỉXVIII); Hoàng Việt thi tuyển và Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích (nửa cuối thế kỉXVIII); rồi Lịch triều hiến chương loại chí - Mục Nhân vật chí của Phan Huy Chú (đầu thế kỉXIX);(1) v.v. Tất cả đều ghi “Nguyễn Dữ cùng với Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh,Trương Thì Cử, Đinh Thì Trung, Nguyễn Quyện … là những học trò xuất sắc của NguyễnBỉnh Khiêm”. Sang thế kỉ XX đến nay, Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu; VănTân, Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Đổng Chi trong Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, tập 2,(thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII); Đinh Gia Khánh, Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc San trongHợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2 (thế kỉ X - thế kỉ XVII); Bùi Văn Nguyên với Lịch sử văn(*)PGS.TS, Khoa Văn học & Ngôn ngữ, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGTPHCMhọc Việt Nam tập 2 và Văn học Việt Nam thế kỉ X - giữa thế kỉ XVIII; Đinh Gia Khánh vớiVăn học cổ Việt Nam và Văn học Việt Nam thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XVIII; Thúc Ngọc TrầnVăn Giáp trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm tập 1 và Lược truyện các tác gia Việt Nam; LêTrí Viễn (chủ biên), Văn học trung đại Việt Nam; Nguyễn Đăng Na, Văn xuôi tự sự Việt Namthời trung đại, tập 1, Truyện ngắn; Nguyễn Nam, Phiên dịch học lịch sử - văn hoá: Trườnghợp “Truyền kì mạn lục” (công trình này có dịch và đăng lại bài viết của M. Tkachov “Bậcthầy của những chuyện kì diệu sáng tạo từ đất Hải Dương”); Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi,Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên), Từ điển văn học, Bộ mới, các mục từ viết vềNguyễn Bỉnh Khiêm, về Nguyễn Dữ, về Phùng Khắc Khoan; Trần Lê Sáng, Phùng KhắcKhoan cuộc đời – thơ văn; Nguyễn Đăng Na (chủ biên), Văn học trung đại Việt Nam, tập 1;Đoàn Thị Thu Vân (chủ biên), Văn học trung đại Việt Nam (thế kỉ X - cuối thế kỉ XIX)(2). Đólà chưa kể những bài viết trên các báo, tạp chí, các chuyên khảo, v.v. khi đề cập đến NguyễnBỉnh Khiêm hay Nguyễn Dữ cũng đều cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là thầy học của NguyễnDữ; và Nguyễn Dữ là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Những công trình nghiên cứu về Nguyễn Dữ và Truyền kì mạn lục của các học giả ởnước ngoài như ở Nhật Bản có Xuyên Bản Bang Vệ “Truyền kì mạn lục tiểu khảo”, Nghệ vănnghiên cứu, số 27(3), tr. 379; ở Trung Quốc có La Hoài “Nho học tại Việt Nam”; Trịnh VĩnhThường “Hán văn văn học tại An Nam đích hưng thệ”, Đài Loan Thương vụ ấn thư quán,thiên 4, chương 3(4); Trần Ích Nguyên “Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kìmạn lục”, chương 2, tiết 2, Đài Loan học sinh thư cục xuất bản, Đài Bắc, 1990, bản dịch(5); ởNga có M. Tkachov, Bậc thầy của những chuyện kì diệu sáng tạo từ đất Hải Dương(6), v.v. ...

Tài liệu được xem nhiều: