Nguyễn Du: Nhà thơ yêu nước
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 187.07 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hơn hai trăm năm trôi qua, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu nổi tiếng trong và ngoài nước đã từng khẳng định và ngợi ca không tiếc lời trước thiên tài sáng tạo của đại thi hào Nguyễn Du...Ngày nay, chẳng dễ dàng nếu muốn nói thêm được một điều gì đó mới mẻ xung quanh sáng tác của nhà thơ. Rõ ràng là nếu như Truyện Kiều được hết lòng ngưỡng mộ và có sức sống trong lòng nhân dân đã bao năm tháng, thì phần thơ chữ Hán - phần phản ánh khá đầy đủ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Du: Nhà thơ yêu nước Nguyễn Du: Nhà thơ yêu nước Hơn hai trăm năm trôi qua, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu nổi tiếngtrong và ngoài nước đã từng khẳng định và ngợi ca không tiếc lời trước thiên tài sángtạo của đại thi hào Nguyễn Du... Ngày nay, chẳng dễ dàng nếu muốn nói thêm được một điều gì đó mới mẻxung quanh sáng tác của nhà thơ. Rõ ràng là nếu như Truyện Kiều được hết lòng ngưỡng mộ và có sức sốngtrong lòng nhân dân đã bao năm tháng, thì phần thơ chữ Hán - phần phản ánh khá đầyđủ tâm hồn Nguyễn Du một cách sâu sắc mà chúng tôi đề cập dưới đây chỉ là mộtphương diện trong muôn màu tâm trạng của nhà thơ. Bài này, người viết không đi sâu vào thế giới quan của thi hào, mà chỉ muốnnghiên cứu một chủ đề quan trọng trong sự nghiệp đồ sộ của ông. Đó là tâm trạng yêunước và ý thức dân tộc trong thơ chữ Hán qua các tác phẩm cụ thể: “Thanh hiên thitập”: 78 bài; “Nam trung tạp ngâm”: 40 bài; “Bắc hành tạp lục”: 131 bài (Tư liệu: dựatheo cuốn Thơ chữ Hán Nguyễn Du, NXB Hà Nội, 1965. Để nắm được ý chính củanguyên tác, người viết và trích nguyên văn bản dịch nghĩa). Có thể nói đây là ba tập nhật ký liền mạch kéo dài khá đầy đủ gần 30 năm, kểtừ “mười năm gió bụi” (Đề mục lớn trong Thanh hiên thi tập - xem Lời giới thiệu củagiáo sư Trương Chính) (1786 đến 1795), rồi tiếp tục viết đến lúc giã từ cõi đời vàonăm 1820. Nếu xem kỹ, ngày nay bạn đọc có thể hiểu được hoàn chỉnh con người vàcuộc sống của Nguyễn Du về thế giới quan cũng như quan điểm thẩm mỹ. Dưới ngòibút của tác giả, tuy là cảm xúc tức thời, song đối tượng phản ánh thật phong phú, sinhđộng, muôn hình muôn vẻ. Đặc điểm nổi bật đầu tiên là về mặt đối tượng sáng tác. Nhà thơ không viếttheo khuôn mẫu đề tài định sẵn, mà dòng cảm xúc tuôn trào đến đâu thì phóng bút đếnđấy. Vui buồn, yêu thương, căm giận, ưu tư, ham muốn... tức thời đan xen. Suy nghĩcủa nhà thơ không phải thể hiện theo những công thức giáo điều đương thời. Ôngcũng chẳng hề viết theo đơn đặt hàng, càng không lệ thuộc vào các cuộc thi thố vănchương định kỳ có thưởng như ngày nay. Nếu như hồi thế kỷ XVIII - XIX, phần nhiềunhà thơ, nhà văn ở ta, tuy chưa bao giờ đặt chân lên đất Trung Hoa, nhưng thường vẫnnghiêng về ngâm vịnh sơn thuỷ, phong hoa, tuyết nguyệt theo kiểu nước người với bútpháp ước lệ, tượng trưng... thì ở Nguyễn Du lại có nét bút khác biết là chẳng phụthuộc vào các mô hình truyền thống, mà chỉ ghi chép hiện thực tâm trạng bằng thơnhững gì được nảy sinh từ đáy lòng mình qua từng bước nếm trải cuộc sống đờithường. Đó là nhật ký bằng chữ Hán. Thật sẽ không sợ quá lời rằng, Nguyễn Du là một bậc “thánh thi”. Dường nhưmỗi bước đi, mỗi góc nhìn là có thể cầm bút viết nên một bài thơ tứ tuyệt, hoặc mộtbài thất ngôn đầy cảm xúc như lời đối thoại tâm tình với chính mình hoặc với thế giớibên ngoài, lúc bằng chữ Hán, lúc bằng chữ Nôm trước vô vàn chuyện cảnh, chuyệnngười trong biến đổi linh hoạt giữa dòng đời cuộn chảy. Với một khối lượng kiến thức uyên bác, mênh mông, đầy nhạy cảm, qua cácnhân vật văn hoá, lịch sử... của Việt Nam lẫn Trung Hoa, nhà thơ muốn gửi gắm tâmtư, nguyện vọng của mình về thời cuộc trên các nẻo đường đã trải qua. Đây cũng làmột phong cách quen thuộc của không ít nhà nho xưa kia ở nước ta thường lấy điểntích trong sách vở tận bên Tàu để làm dẫn chứng sáng tỏ cho mọi vấn đề. Cùng với chủ nghĩa nhân đạo, Nguyễn Du còn bộc lộ rõ tâm trạng yêu nướcqua các bài thơ chữ Hán. Cụ thể là chùm thơ viết liền mạch 4 bài trong “Bắc hành tạplục” được viết vào năm 1813 trên đường đi sứ: “Trấn nam quan”; “Quỷ môn quan”;“Giáp Thành Mã Phục Ba miếu” (Miếu thờ Mã Phục Ba ở Giáp Thành); “Đề ĐạiThan Mã Phục Ba miếu” (Đề miếu Mã Phục Ba ở Đại Than). Đã từ lâu, chùm thơ này,chưa một lần được chú ý đến trong hệ thống sáng tác của thi hào. Trước hết, hãy đọcbài “Trấn nam quan”: “Việc cũ đời Lý Trần xa xôi khó tìm biết, Trải qua ba trăm năm cho đến nay. Bức thành lẻ loi này phân chia hai nước, Một cửa ải hùng vĩ đứng trần giữa lòng muôn ngọn núi. (Nhất quan hùng trấn vạn sơn tâm) Ở nơi hẻo lánh thường vì nghe lời đồn đại mà hiểu lầm, Gần trời mới biết mưa móc thấm sâu. Quay đầu trông về cửa khuyết ở ngoài tầm mây biếc, Bên tai còn vẳng tiếng nhạc quân thiều”. (Phạm Khắc Khoan và Ngô Ngọc Can dịch “Trần nam quan” được nhà thơ khắc họa như lời khẳng định thêm một lần nữabiên cương của Tổ quốc từng được thiết lập bao đời giữa lưỡng quốc và hùng trấn mộtphương giữa điệp trùng núi non phân cách. Quả thật “nhất quan hùng trấn vạn sơntâm” là một bức tranh ngời sáng, hùng vĩ, đầy nét tạo hình cho người đọc nhớ đến âmthanh hào sảng từ bài thơ thần thời Lý Thường Kiệt (1076) hơn 700 năm về trước: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư...”. Và như đâu đây vẫn còn vang l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Du: Nhà thơ yêu nước Nguyễn Du: Nhà thơ yêu nước Hơn hai trăm năm trôi qua, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu nổi tiếngtrong và ngoài nước đã từng khẳng định và ngợi ca không tiếc lời trước thiên tài sángtạo của đại thi hào Nguyễn Du... Ngày nay, chẳng dễ dàng nếu muốn nói thêm được một điều gì đó mới mẻxung quanh sáng tác của nhà thơ. Rõ ràng là nếu như Truyện Kiều được hết lòng ngưỡng mộ và có sức sốngtrong lòng nhân dân đã bao năm tháng, thì phần thơ chữ Hán - phần phản ánh khá đầyđủ tâm hồn Nguyễn Du một cách sâu sắc mà chúng tôi đề cập dưới đây chỉ là mộtphương diện trong muôn màu tâm trạng của nhà thơ. Bài này, người viết không đi sâu vào thế giới quan của thi hào, mà chỉ muốnnghiên cứu một chủ đề quan trọng trong sự nghiệp đồ sộ của ông. Đó là tâm trạng yêunước và ý thức dân tộc trong thơ chữ Hán qua các tác phẩm cụ thể: “Thanh hiên thitập”: 78 bài; “Nam trung tạp ngâm”: 40 bài; “Bắc hành tạp lục”: 131 bài (Tư liệu: dựatheo cuốn Thơ chữ Hán Nguyễn Du, NXB Hà Nội, 1965. Để nắm được ý chính củanguyên tác, người viết và trích nguyên văn bản dịch nghĩa). Có thể nói đây là ba tập nhật ký liền mạch kéo dài khá đầy đủ gần 30 năm, kểtừ “mười năm gió bụi” (Đề mục lớn trong Thanh hiên thi tập - xem Lời giới thiệu củagiáo sư Trương Chính) (1786 đến 1795), rồi tiếp tục viết đến lúc giã từ cõi đời vàonăm 1820. Nếu xem kỹ, ngày nay bạn đọc có thể hiểu được hoàn chỉnh con người vàcuộc sống của Nguyễn Du về thế giới quan cũng như quan điểm thẩm mỹ. Dưới ngòibút của tác giả, tuy là cảm xúc tức thời, song đối tượng phản ánh thật phong phú, sinhđộng, muôn hình muôn vẻ. Đặc điểm nổi bật đầu tiên là về mặt đối tượng sáng tác. Nhà thơ không viếttheo khuôn mẫu đề tài định sẵn, mà dòng cảm xúc tuôn trào đến đâu thì phóng bút đếnđấy. Vui buồn, yêu thương, căm giận, ưu tư, ham muốn... tức thời đan xen. Suy nghĩcủa nhà thơ không phải thể hiện theo những công thức giáo điều đương thời. Ôngcũng chẳng hề viết theo đơn đặt hàng, càng không lệ thuộc vào các cuộc thi thố vănchương định kỳ có thưởng như ngày nay. Nếu như hồi thế kỷ XVIII - XIX, phần nhiềunhà thơ, nhà văn ở ta, tuy chưa bao giờ đặt chân lên đất Trung Hoa, nhưng thường vẫnnghiêng về ngâm vịnh sơn thuỷ, phong hoa, tuyết nguyệt theo kiểu nước người với bútpháp ước lệ, tượng trưng... thì ở Nguyễn Du lại có nét bút khác biết là chẳng phụthuộc vào các mô hình truyền thống, mà chỉ ghi chép hiện thực tâm trạng bằng thơnhững gì được nảy sinh từ đáy lòng mình qua từng bước nếm trải cuộc sống đờithường. Đó là nhật ký bằng chữ Hán. Thật sẽ không sợ quá lời rằng, Nguyễn Du là một bậc “thánh thi”. Dường nhưmỗi bước đi, mỗi góc nhìn là có thể cầm bút viết nên một bài thơ tứ tuyệt, hoặc mộtbài thất ngôn đầy cảm xúc như lời đối thoại tâm tình với chính mình hoặc với thế giớibên ngoài, lúc bằng chữ Hán, lúc bằng chữ Nôm trước vô vàn chuyện cảnh, chuyệnngười trong biến đổi linh hoạt giữa dòng đời cuộn chảy. Với một khối lượng kiến thức uyên bác, mênh mông, đầy nhạy cảm, qua cácnhân vật văn hoá, lịch sử... của Việt Nam lẫn Trung Hoa, nhà thơ muốn gửi gắm tâmtư, nguyện vọng của mình về thời cuộc trên các nẻo đường đã trải qua. Đây cũng làmột phong cách quen thuộc của không ít nhà nho xưa kia ở nước ta thường lấy điểntích trong sách vở tận bên Tàu để làm dẫn chứng sáng tỏ cho mọi vấn đề. Cùng với chủ nghĩa nhân đạo, Nguyễn Du còn bộc lộ rõ tâm trạng yêu nướcqua các bài thơ chữ Hán. Cụ thể là chùm thơ viết liền mạch 4 bài trong “Bắc hành tạplục” được viết vào năm 1813 trên đường đi sứ: “Trấn nam quan”; “Quỷ môn quan”;“Giáp Thành Mã Phục Ba miếu” (Miếu thờ Mã Phục Ba ở Giáp Thành); “Đề ĐạiThan Mã Phục Ba miếu” (Đề miếu Mã Phục Ba ở Đại Than). Đã từ lâu, chùm thơ này,chưa một lần được chú ý đến trong hệ thống sáng tác của thi hào. Trước hết, hãy đọcbài “Trấn nam quan”: “Việc cũ đời Lý Trần xa xôi khó tìm biết, Trải qua ba trăm năm cho đến nay. Bức thành lẻ loi này phân chia hai nước, Một cửa ải hùng vĩ đứng trần giữa lòng muôn ngọn núi. (Nhất quan hùng trấn vạn sơn tâm) Ở nơi hẻo lánh thường vì nghe lời đồn đại mà hiểu lầm, Gần trời mới biết mưa móc thấm sâu. Quay đầu trông về cửa khuyết ở ngoài tầm mây biếc, Bên tai còn vẳng tiếng nhạc quân thiều”. (Phạm Khắc Khoan và Ngô Ngọc Can dịch “Trần nam quan” được nhà thơ khắc họa như lời khẳng định thêm một lần nữabiên cương của Tổ quốc từng được thiết lập bao đời giữa lưỡng quốc và hùng trấn mộtphương giữa điệp trùng núi non phân cách. Quả thật “nhất quan hùng trấn vạn sơntâm” là một bức tranh ngời sáng, hùng vĩ, đầy nét tạo hình cho người đọc nhớ đến âmthanh hào sảng từ bài thơ thần thời Lý Thường Kiệt (1076) hơn 700 năm về trước: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư...”. Và như đâu đây vẫn còn vang l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nguyễn du ôn thi đại học môn văn nghị luận văn 12 phân tích văn học giảng văn 12 văn mẫu lớp 12Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 782 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
7 trang 267 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 242 0 0 -
Ý nghĩa phê phán sâu kín của trích đoạn phóng sự Nghệ thuật băm thịt gà
3 trang 152 2 0 -
Nghị luận xã hội chủ đề: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai
2 trang 70 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
57 trang 70 0 0 -
Phân tích và chứng minh chất thép trong tập thơ Nhật kí trong tù
3 trang 57 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà
25 trang 52 0 0 -
Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội - Nguyễn Khải
10 trang 44 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ
24 trang 40 0 0