Theo họa sĩ bậc thầy Nguyễn Tư Nghiêm, ở thế kỷ 20, nền hội họa Việt Nam có để lại một số tên tuổi lớn, nhưng kỳ thực, họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm chỉ nhắc có ba người: Nguyễn Phan Chánh với tranh lụa, Nguyễn Gia Trí - sơn mài và Tô Ngọc Vân - sơn dầu. Họa sĩ Nguyễn Gia Trí sinh năm 1908 ở tỉnh Hà Đông cũ. Ông học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 4 (1928 - 1933), gián đoạn một thời gian, rồi vào học lại ở khóa 7 (1931 -...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGUYỄN GIA TRÍ VỚI SƠN MÀI
NGUYỄN GIA TRÍ VỚI SƠN
MÀI
NGUYỄN GIA TRÍ-Vườn xuân Trung
Nam Bắc (trích)-sơn mài, 1970-1990
Theo họa sĩ bậc thầy Nguyễn Tư Nghiêm, ở thế kỷ 20, nền hội họa Việt
Nam có để lại một số tên tuổi lớn, nhưng kỳ thực, họa sĩ Nguyễn Tư
Nghiêm chỉ nhắc có ba người: Nguyễn Phan Chánh với tranh lụa,
Nguyễn Gia Trí - sơn mài và Tô Ngọc Vân - sơn dầu.
Họa sĩ Nguyễn Gia Trí sinh năm 1908 ở tỉnh Hà Đông cũ. Ông học tại
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 4 (1928 - 1933), gián
đoạn một thời gian, rồi vào học lại ở khóa 7 (1931 - 1936). Tốt nghiệp
bằng một tác phẩm lụa.
Sau khi ra trường, ông tham gia một số cuộc triển lãm của Trường Cao
đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Salon Unique.
Triển lãm cá nhân lần đầu tiên năm 1939. 1944, triển lãm cùng Phạm
Hậu tại Nhà thông tin Tràng Tiền.
1945, tham gia Triển lãm Văn hóa do Hội Văn hóa Cứu quốc tổ chức
tại Nhà Khai Trí Tiến Đức: “một bức lụa có mấy thiếu nữ khỏa thân,
màu sắc ẩn hiện như cảnh liêu trai”.
Từ 1935 đến 1939, Nguyễn Gia Trí tham gia vẽ tranh bìa (chủ yếu
biếm họa chính trị và tranh hài hước), nhiều minh họa, phụ bản (đặc
biệt tranh Tết) cho các báo “Phong hóa”, “Ngày nay” - tạo nên một bộ
tranh về đủ mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam thời trước cách
mạng. Thường ký trên một số biếm họa và minh họa là “Rigt” (một trò
chơi đảo lộn trình tự các chữ cái của G.Trí).
Từ 1954, ông vào Nam, sống và sáng tác tại Sài Gòn. Mất năm 1993.
Hoạt động nghệ thuật của Nguyễn Gia Trí chỉ mới thực sự kết thúc vào
cuối thập niên 1980, sau khi ông hoàn thành bức tranh sơn mài vĩ đại
Vườn xuân Trung Nam Bắc (200x540cm). Bức tranh đã được ủy ban
Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mua năm 1991, với giá
600.000.000đ và hiện đang trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố.
Trong thời kỳ cực thịnh của hội họa sơn mài Việt Nam những năm
1938-1944, quả nhiên, Nguyễn Gia Trí đã đứng ở vị trí hàng đầu với
những tác phẩm chuẩn đích mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
1939, Tô Ngọc Vân đã từng viết: “... Đến cuộc thí nghiệm Nguyễn Gia
Trí, lối sơn ta không còn là một mỹ nghệ nữa. ở óc, ở tâm hồn người ấy
ra nó đã được nâng lên mỹ thuật thượng đẳng. Nghệ thuật của Gia Trí
là ý tưởng, tình cảm của Gia Trí đúc lại, một nét, một vết, một màu đều
phải ở tay nghệ sĩ mà ra. Đứng trước những tác phẩm ấy, người ta cảm
thấy tất cả các băn khoăn, yêu mến, khoái lạc, thứ nhất là khoái lạc -
của Gia Trí”(1).
1944, về tác phẩm Bên hồ Hoàn Kiếm của Nguyễn Gia Trí, Claude
Mahoudot, với bút danh Cl.M., viết: “... những người phụ nữ ở đây làm
gợi nhớ tới vẻ duyên dáng bởi một Watteau, cái thanh thoát của một
phác thảo kiểu Pháp thế kỷ 18 và những ma lực thanh xuân bởi một
Botticelli”(2).
Không khác những người Hy Lạp cổ “thời kỳ Apelle” cách ngày nay
hơn hai ngàn năm, về căn bản, Nguyễn Gia Trí chỉ sử dụng có bốn
màu: đỏ, đen, vàng, trắng - nhưng, như một nhà ảo thuật lão luyện, ông
biến hóa chúng thành những “chất màu” chưa ai biết đến: “thấm đượm
như bóng đêm, sáng như vầng trăng bạc, lấp lánh như lá vàng dưới
nắng” - trong vô vàn sắc thái kỳ lạ như được ánh ra từ nhung, lĩnh, men
sứ, đồi mồi, đá quý.
Bằng một sự thanh thản tối cao, ông “phác thảo” ra những nét vàng
chói sáng, bay bổng, tài hoa quán xuyến toàn bộ bố cục, đem lại cái
nhịp nhàng, cân đối và thống nhất, làm nổi bật các hình thể con người,
cảnh vật trên cái sâu thẳm của nền tranh mà bề mặt bao giờ cũng nhẵn
mịn, phẳng lì, bóng như ướt nước. Tất cả quyện vào nhau thành một
khối hổ phách trong veo, gây hiệu quả tương phản: cực kỳ lộng lẫy mà
lại vô cùng trang nhã, thâm trầm.
Người ta dễ dàng nhận ra ở Nguyễn Gia Trí một phong cách nhất quán
trong thể loại sơn mài cổ điển “đồng nhất” (laque unie), cho dù ông có
theo đuổi bất cứ đề tài nào: “thiếu nữ - vườn cây - lầu tạ”, “kinh thánh”
hay cách quãng chuyển hẳn sang những thử nghiệm thuần túy trừu
tượng.
Từ những đỉnh cao nhất thời kỳ đầu thập niên 1940: Bên hồ Hoàn
Kiếm, Vườn xuân và thiếu nữ, Thiếu nữ bên đầm sen, Thiếu nữ bên
hoa phù dung - cho đến tác phẩm cuối cùng mang tính tổng kết Vườn
xuân Trung Nam Bắc - Nguyễn Gia Trí vẫn luôn luôn giữ được một
phong độ bậc thầy, nếu có gì khác thì cũng đúng với điều ông đã nói:
“Sự sai lầm cũng như sự thành công, có giá trị ngang nhau. Vì chúng
đều có công dụng thúc đẩy người nghệ sĩ đi tới”, “Với nghệ sĩ, tác
phẩm đi qua và năng lực sáng tạo còn lại”.
Và dưới đây, xin trân trọng giới thiệu nguyên văn một hồi ký tràn trề
cảm xúc của họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp, với nhan đề “Một chút kỷ niệm
gợi nhớ tới họa sĩ Nguyễn Gia Trí”(3):
Đã qua quá nửa thế kỷ rồi và tôi đã đến cái tuổi gần 80 nên tôi chỉ còn
nhớ được hồi ấy xưởng vẽ của ông Nguyễn Gia Trí ở gần nhà thờ Nam
Đồng, phía trên gò Đống Đa một quãng.
Năm học 1941-1942, anh em sinh viên chúng tôi ở khóa 13 (1939-
1944) Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương bắt đầu học tập làm
tranh sơn mài vào các buổi chiều trong tuần, còn các buổi sáng vẫn tập
vẽ sơn dầu (vẽ người mẫu tại lớp hoặc đi vẽ phong cảnh bên ngoài).
Một b ...