Danh mục

Nguyên lý thống kê 9

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 409.13 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mẫu được chọn ra phải mang tính chất đại diện cho tổng thể, do đó cần xác định tổng thể nào có chứa mẫu. Xác định tổng thể có liên quan nghĩa là xác định phạm vi, tính chất của tổng thể phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên lý thống kê 9 Mẫu được chọn ra phải mang tính chất đại diện cho tổng thể, do đó cần xác địnhtổng thể nào có chứa mẫu. Xác định tổng thể có liên quan nghĩa là xác định phạm vi,tính chất của tổng thể phù hợp với mục đích nghiên cứu. Bước 3: Xác định kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu Số lượng mẫu cần chọn là bao nhiêu? Phương pháp chọn mẫu như thế nào là bướcrất quan trọng có liên quan đến kết quả suy rộng cho tổng thể. Nội dung cụ thể của bướcnày được trình bày chi tiết ở mục sau. Bước 4: Phương pháp thu thập và tính toán thông tin Sau khi đã chọn được mẫu đại diện, công việc tiếp theo là thu thập các thông tincủa từng đơn vị mẫu. Phương pháp thu thập thông tin của các đơn vị mẫu thường ápdụng như các phương pháp thu thập thông tin đã được trình bày ở chương II (số trungbình mẫu, tỷ lệ mẫu). Cách xử lý, trình bày và tính toán các đặc trưng của mẫu giống như các phươngpháp đã trình bày ở các chương III và IV. Bước 5: Suy rộng các đặc trưng của tổng thể Từ các đặc trưng của mẫu như số trung bình mẫu, tỷ lệ mẫu, sử dụng các phươngpháp thống kê để suy rộng thành các đặc trưng của tổng thể. Bước 6: Rút ra kết luận về tổng thể Nội dung của bước này là xem xét các kết luận rút ra từ kết quả suy rộng trên cơ sởcác đặc trưng của mẫu có đáp ứng yêu cầu đặt ra trong mục tiêu nghiên cứu hay không?Nhận xét này cũng cần đối chiếu với nội dung bước 1 xem có phù hợp không? 2.2. Những nội dung cơ bản Lý thuyết điều tra chọn mẫu là vấn đề khá phức tạp trong lí thuyết thống kê. Nóliên quan nhiều đến lí thuyết xác suất và thống kê toán. Ở đây chỉ trình bày một số nộidung cơ bản của phương pháp này và sử dụng các công thức tính toán mà thống kê toánđã chứng minh. a) Các cách chọn mẫu: Việc chọn các đơn vị mẫu điều tra đảm bảo tính khách quan trong điều tra chọnmẫu được tiến hành theo các cách chọn: ngẫu nhiên (hay tuỳ cơ), máy móc, điển hìnhvà cả khối. * Chọn ngẫu nhiên (tuỳ cơ): Là phương pháp chọn mẫu hoàn toàn ngẫu nhiên,trong đó các đơn vị mẫu được chọn bằng cách bốc thăm, quay số hoặc theo bảng sốngẫu nhiên và có thể chọn một lần (không lặp), chọn nhiều lần (chọn có lặp). + Chọn 1 lần là sau khi rút ra 1 thăm người ta không bỏ lại vào tổng thể để chọn lầnsau. Như vậy, mỗi đơn vị tổng thể chỉ có thể được chọn ra 1 lần và tổng thể mẫu gồmcác đơn vị hoàn toàn khác nhau, sẽ đại biểu cho tổng thể cao hơn.Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Nguyên Lỹ Thống kê…………………………… 80 + Chọn nhiều lần là cách chọn sau khi rút ra 1 thăm người ta ghi lại đơn vị đượcchọn rồi trả lại cái thăm vào tổng thể cũ. Như vậy, lần sau chọn vẫn có khả năng chọnđúng vào cái thăm đã chọn lần trước. Trong trường hợp này tổng thể mẫu có thể có mộtsố đơn vị được chọn lại nhiều lần và mức độ đại biểu cho tổng thể chung sẽ không cao. Trong điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên người ta thường chọn cách chọn 1 lần. Phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn giản có thể cho kết quả tốt nếu giữa các đơn vịcủa tổng thể không có khác biệt nhiều. Ngược lại nếu tổng thể các đơn vị khác biệt nhaunhiều quá thì cách chọn này khó đảm bảo tính đại biểu. Hơn nữa, nếu tổng thể quá lớnthì không thể đánh số thăm hay đánh số cho tất cả các đơn vị tổng thể được. * Chọn máy móc: Là phương pháp chọn mẫu hoàn toàn máy móc, nghĩa là cứ saumột khoảng cách nhất định người ta chọn ra một đơn vị mẫu. Cách chọn này thường được tiến hành như sau: - Trước hết sắp xếp các đơn vị tổng thể theo trình tự nào đó (thí dụ: tăng dần hoặcgiảm dần của lượng biến theo tiêu thức cần nghiên cứu; hoặc theo vần A, B, C...). - Căn cứ vào trật tự sắp xếp này, sau một khoảng cách nhất định lại chọn ra 1 đơnvị mẫu. Khoảng cách để chọn ra đơn vị mẫu được tính là k = N/n. (N là số đơn vị tổngthể, n là số đơn vị mẫu). Chú ý: Thông thường đơn vị đầu tiên được chọn là đơn vị có số thứ tự nằm giữakhoảng cách chọn thứ nhất, hoặc nằm chính giữa trật tự sắp xếp nói trên. Đơn vị tiếptheo được chọn bằng cách cộng thêm 1 khoảng cách chọn vào thứ tự của đơn vị chọntrước. Như vậy số đơn vị mẫu đã được phân bố đều theo mức độ biến động của tiêuthức chủ yếu. Vì vậy, tính chất đại biểu của mẫu chọn ra cao hơn so với cách chọn trên. * Chọn điển hình tỷ lệ (chọn phân tổ): Là phương pháp chọn mẫu từ các tổ.Phương pháp này thường được tiến hành như sau: + Trước hết phân chia tổng thể thành các tổ căn cứ vào tiêu thức có liên quan chặtchẽ đến mục đích nghiên cứu; + Từ mỗi bộ phận hay mỗi tổ chọn ra một số đơn vị mẫu; + Số đơn vị mẫu chọn ở mỗi tổ thường tỷ lệ với số đơn vị thuộc mỗi tổ so với tổngthể. Theo cách chọn này số đơn vị mẫu của từng tổ đã có tính chất đại biểu cao chotừng tổ và tổng thể mẫu, cũng có tính chất đại biểu cao cho tổng thể chung. Cách chọn này khoa học hơn 2 cách trên nên nó được áp dụng rộng rãi hơn, nhất làđối với hiện tượng cần điều tra có số đơn vị tổng thể lớn không thể chọn theo p ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: