Trong thời kỳ mang thai, khả năng chống lại các mầm bệnh xâm nhập cơ thể bị giảm sút do sự thay đổi về chuyển hóa lúc có thai, sự biến đổi lớn về nội tiết và sự biến dạng của cơ thể (bụng to, bị chèn ép, cơ hoành nằm giữa ngực và bụng bị đẩy lên cao...)
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên nhân phụ nữ mang thai và sinh đẻ dễ bị ốm Vì sao phụ nữ mang thai và sinh đẻ dễ bị ốm? Mỗi chúng ta, ai chẳng có một lần ốm. Ốm có thể là nhức đầu, cảm cúm, đau bụng, đau răng... và những nhiễm khuẩn khác. Nhưng người phụ nữ mang thai và sinh đẻ lại càng dễ ốm, đặc biệt dễ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Trong thời kỳ mang thai, khảnăng chống lại các mầm bệnh xâm nhập cơ thể bịgiảm sút do sự thay đổi về chuyển hóa lúc có thai, sựbiến đổi lớn về nội tiết và sự biến dạng của cơ thể(bụng to, bị chèn ép, cơ hoành nằm giữa ngực vàbụng bị đẩy lên cao...).Nguy cơ nhiễm khuẩn đối với người có thai khôngphải chỉ ở mẹ mà thai nhi trong dạ con cũng có thể bịlây nhiễm do các mầm bệnh hoặc các độc tố của vikhuẩn từ máu mẹ vào thai qua bánh rau hoặc trựctiếp qua đường âm đạo, cổ dạ con từ dưới đi lên xâmnhập buồng ối. Do đó khi bà mẹ có thai, nếu bị mắcbệnh do vi khuẩn, vi-rut hoặc ký sinh trùng đều có thểnặng hơn so với mắc bệnh ngoài thời kỳ thai nghén.Nếu bệnh đã có tỷ lệ tử vong cao ở người bìnhthường, thì ở người có thai và sinh đẻ, tử lệ tử vongcòn cao hơn nữa. Khi bị nhiễm khuẩn, tình trạng sốt,mệt mỏi kéo dài, ăn uống kém sẽ ảnh hưởng đến sứckhỏe của mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của thainhi. Các loại vi-rut, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh ởmẹ, tùy từng loại mầm bệnh mà thai có thể bị nhiễmở các thời kỳ khác nhau:Đối với hầu hết các vi-rut, do kích thước của cácmầm bệnh rất nhỏ nên khi mẹ bị nhiễm thì các vi-rutđó thường qua được rau để sang thai nhi ở bất kỳtuổi thai nào. Nếu thai còn quá nhỏ (dưới 12 tuần,trong giai đoạn phôi đang hình thành các bộ phận củacơ thể) thì một số vi-rut có thể gây dị tật cho thai nhi.Chính vì vậy người ta khuyên các bà mẹ mang thaitrong 3 tháng đầu, nếu mắc bệnh cúm thì không nêngiữ thai.Với các loại vi khuẩn, người ta thấy không phải lúcnào chúng cũng có thể xâm nhập thai vì còn phụthuộc vào tuổi thai, cấu trúc của rau thai. Thôngthường khi tuổi thai còn ít tuần, cấu trúc của các gairau còn dày đặc thì hầu hết các loại vi khuẩn không điqua được. Khi tuổi thai lớn đến gần ngày đẻ thì nhiềuloại vi khuẩn có thể qua được rau để vào thai nhi docấu trúc của gai rau thai đã mỏng đi. Chẳng hạn, khingười mẹ bị bệnh giang mai, xoắn khuẩn gây bệnhnày chỉ có thể xâm nhập vào thai từ tháng thứ 5 trởđi. Vì thế nếu người mẹ đang điều trị khỏi giang maitrước khi thai đầy 4 tháng thì nhiều khả năng conkhông bị mắc giang mai bẩm sinh. Tuy nhiên, các độctố của các loại vi khuẩn tiết ra trong cơ thể mẹ cũngcó thể theo máu mẹ qua rau thai vào thai, gây nguyhiểm cho thai.Với các loại ký sinh trùng (giun, sán), nếu người mẹbị nhiễm, việc chuyển mầm bệnh sang cho con cókhó khăn hơn so với các loại vi-rut và vi khuẩn. Tuyvậy, người ta cũng thấy rằng ký sinh trùng sốt rét cóthể truyền từ mẹ sang thai khi bà mẹ đang bị bệnh sốtrét mà sinh con. Tùy tình trạng nhiễm bệnh của mẹmà thai nhi có thể mắc bệnh, có thể bị dị tật, có thểchết lưu. Nếu không thì thai cũng bị suy dinh dưỡng,không phát triển bình thường.Sau khi đẻ, cơ thể người mẹ vẫn trong tình trạng dễmắc bệnh như khi đang có thai. Ngoài ra, bà mẹ rấtdễ bị nhiễm khuẩn bắt nguồn từ đường sinh dục,được gọi là nhiễm khuẩn sau đẻ (hay nhiễm khuẩnhậu sản). Nhiễm khuẩn sau đẻ có thể là nhiễm khuẩntại chỗ ở âm hộ, âm đạo do các sang chấn khi đẻ tạonên, có thể bị nặng hơn nếu bị nhiễm khuẩn ở dạcon. Vết bong ra trong dạ con được coi như một vếtthương hở rất lớn trên cơ thể, lại không băng bóđược như các vết thương ngoài da. Ở đó lúc này lạicó máu và dịch là môi trường rất thuận lợi cho các vikhuẩn phát triển. Hơn nữa vùng sinh dục lại ở vị trí dễbị ô nhiễm (phân, nước tiểu bài tiết ngay cạnh). Vìthế, ở bà mẹ sau đẻ chỉ cần lơ là, mất cảnh giác mộtchút trong việc giữ gìn vệ sinh là có thể bị nhiễmkhuẩn sau đẻ. Điều nguy hiểm hơn là nhiễm khuẩnđó không chỉ lưu trú ở bên trong dạ con mà có xuhướng lan rộng ra toàn bộ dạ con, vòi trứng, buồngtrứng, lan vào ổ bụng gây viêm phúc mạc (màngbụng), lan vào máu gây viêm tắc tĩnh mạch và nhiễmkhuẩn huyết, có thể gây tử vong cho bà mẹ nếukhông được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.Đề phòng ra sao?Bà mẹ khi có thai và sinh đẻ hoàn toàn có thể ngănngừa tình trạng nguy hiểm trên bằng các biện phápsau:- Thường xuyên chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể, vệsinh trong ăn mặc, chỗ ở. Ngoài việc giữ vệ sinhchung, phải đặc biệt chú ý giữ vệ sinh bộ phận sinhdục hằng ngày.- Hạn chế tiếp xúc ở nơi đông người, nhiều bụi bặm,ô nhiễm hoặc có độ nóng, ẩm cao... Nếu trong giađình có người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc có ngườibị sốt vì bất cứ nguyên nhân nào cũng cần tránhkhông cho bà mẹ phải tiếp xúc trực tiếp với họ. Tốtnhất là cách ly người có bệnh hoặc cách ly bà mẹ cóthai hoặc mới đẻ hay đan ...