Thông tin tài liệu:
Thông thường việc sử dụng nhiều thuốc trên một người bệnh trong cùng một thời gian là cần thiết để đạt mục tiêu điều trị mong muốn hoặc để chữa nhiều bệnh cùng một lúc. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, thuốc được phối hợp quá nhiều không cần thiết. Trong điều trị tăng huyết áp, nên sử dụng đúng một thuốc lợi tiểu hoặc thuốc chẹn beta, có thể đạt hiệu quả trên 30 - 50% số người bệnh. Trong điều trị suy tim, dùng đồng thời một thuốc lợi tiểu với một thuốc giãn mạch và/hoặc một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGUYÊN NHÂN TƯƠNG TÁC THUỐC TƯƠNG TÁC THUỐCThông thường việc sử dụng nhiều thuốc trên một người bệnh trong cùng mộtthời gian là cần thiết để đạt mục tiêu điều trị mong muốn hoặc để chữa nhiềubệnh cùng một lúc. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, thuốc được phối hợpquá nhiều không cần thiết. Trong điều trị tăng huyết áp, nên sử dụng đúngmột thuốc lợi tiểu hoặc thuốc chẹn beta, có thể đạt hiệu quả trên 30 - 50% sốngười bệnh. Trong điều trị suy tim, dùng đồng thời một thuốc lợi tiểu vớimột thuốc giãn mạch và/hoặc một glycosid trợ tim thường cần thiết để đạtđược hiệu suất tim thỏa đáng và giữ cho người bệnh không bị phù. Việc sửdụng nhiều thuốc (đa hóa trị liệu) là chuẩn mực trong hóa trị liệu ung thư vàtrong một số bệnh nhiễm khuẩn. Trong những tr ường hợp này, mục đíchthường là để cải thiện hiệu quả điều trị và làm chậm xuất hiện tế bào ác tínhhoặc vi khuẩn kháng với các kháng sinh hiện có. Khi d ùng đồng thời nhiềuthuốc, người thầy thuốc đứng trước vấn đề không biết cách phối hợp thuốcnào đó ở một người bệnh cụ thể có thể dẫn đến tương tác hay không. Nếucó, thì làm thế nào để tận dụng lợi thế của tương tác nhằm có kết quả điều trịtốt hơn hoặc làm thế nào để tránh các hậu quả của tương tác có hạiKhái niệm tương tác thuốc tiềm năng là khả năng của một thuốc có thể làmthay đổi cường độ tác dụng dược lý của một thuốc khác khi sử dụng đồngthời. Kết quả cuối cùng có thể là một hoặc cả hai thuốc tăng hoặc giảm tácdụng hoặc xuất hiện một tác dụng mới không thấy có khi d ùng riêng từngthuốcƯớc tính tần suất tương tác thuốc trong lâm sàng khoảng 3 - 5% ở số ngườibệnh dùng vài thuốc và tới 20% ở người bệnh đang dùng 10 - 20 thuốc. V ìđa số người bệnh nằm viện dùng ít nhất 6 thuốc, nên vấn đề tương tác thuốclà khá quan trọng. Cần có sự hiểu biết kỹ lưỡng về các tác dụng của thuốckhi kê đơn để phát huy các tương tác có lợi và hạn chế các tương tác có hạiNgười thầy thuốc phải có những hiểu biết về cơ chế tương tác thuốc để phântích các tương tác thuốc một cách hệ thống. Nhiệm vụ của người thầy thuốclà phải hiểu những nguyên lý cơ bản của tương tác thuốc trong việc xâydựng phác đồ điều trị. Những tương tác đó được đề cập ở từng chuyên luậnthuốc riêng biệt trong quyển sách nàyCác tương tác có thể là tương tác dược động học (thay đổi hấp thu, phân bốhoặc đào thải của thuốc này hay thuốc khác) hoặc tương tác dược lực học(thí dụ tương tác giữa duy trì và đối kháng ở các thụ thể thuốc). Các t ươngtác có hại quan trọng nhất thường xảy ra ở những thuốc có độc tính cao hoặccó chỉ số điều trị thấp, vì nồng độ thuốc chỉ thay đổi tương đối nhỏ có thể đãdẫn đến những hậu quả có hại rõ rệt. Ngoài ra, các tương tác thuốc có thểảnh hướng lớn về mặt lâm sàng trên người bệnh nặng hoặc có thể dẫn đến tửvong nếu điều trị không đủ liềuTương tác thuốc - thuốc theo cơ chế dược động họcThuốc có thể tương tác ở bất cứ thời điểm nào trong suốt quá trình hấp thu,phân bố, chuyển hóa hoặc bài xuất; kết quả là tăng hoặc giảm nồng độ củathuốc ở cơ quan tác dụngThuốc có thể bị thay đổi bởi các tương tác lý hóa xảy ra trước hấp thu trongtrường hợp thuốc tiêm và tiêm truyền. Thí dụ, các thuốc có thể tương táctrong một dung dịch tiêm tĩnh mạch để tạo tủa không tan có thể thấy đượchoặc không thấy được rõ ràng. Trong ruột, các thuốc có thể tạo phức với ionkim loại hoặc hấp phụ trên các chất nhựa cao phân tử làm thuốc. Ca2+ và cáccation kim loại chứa trong các antacid tạo phức hợp với tetracyclin, khônghấp thu qua ruột. Cholestyramin hấp phụ và ức chế sự hấp thu của thyroxin,glycosid trợ tim, warfarin, corticosteroid, và cả một số thuốc khác. Tốc độvà đôi khi cả mức độ hấp thu có thể bị ảnh hưởng bởi những thuốc làm thayđổi nhu động của dạ dày, nhưng điều này thường ít có hậu quả lâm sàng.Các tương tác trong ruột có thể gián tiếp và phức tạp. Các kháng sinh làmthay đổi vi khuẩn chí ở ruột có thể làm giảm tốc độ tổng hợp vitamin K củavi khuẩn, làm tăng cường tác dụng của các thuốc uống chống đông (là nhữngchất cạnh tranh với vitamin K). Với một thuốc được chuyển hóa bởi vi sinhvật đường tiêu hoá, điều trị kháng sinh có thể dẫn đến tăng hấp thu thuốc,như đã chứng minh ở một số người bệnh uống digoxin. Nhiều thuốc liên kếtmạnh với albumin huyết tương (các thuốc acid) hoặc với glycoprotein acid-alpha1 (các thuốc kiềm). Nói chung, chỉ có các phân tử dược chất tự dokhông liên kết mới có tác dụng hoặc được phân bố vào các mô. Sự đẩy mộtthuốc ra khỏi vị trí liên kết bởi một thuốc khác có thể dẫn đến thay đổi tácdụng của thuốc. Mặc dù có những tương tác liên kết/chuyển dịch như vậy,nhưng ít khi các tương tác này có ý nghĩa lâm sàng. Ðó là do thuốc chuyểndịch được phân bố nhanh vào các mô, thể tích phân bố biểu kiến của thuốccàng lớn thì các phân tử nồng độ thuốc tự do trong huyết t ương càng thấp.Hơn nữa, sau khi chuyển dịch, lại có thêm thuốc tự do để chuyển hóa và bàixuất. Như vậy, n ...