Danh mục

NGUYÊN NHÂN VIÊM CẦU THẬN CẤP

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 208.21 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 14,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Định nghĩa: Viêm cầu thận cấp ( VCTC) là tình trạng viêm lan tỏa không làm mủ ở tất cả các cầu thận của 2 thận. Bệnh thường xuất hiện sau viêm họng hoặc sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu khuẩn tan máu õ nhóm A. Bệnh gây ra do sự lắng đọng các phức hợp lưu hành tại thận. Những trường hợp không không phải do liên cầu khuẩn tan máu õ nhóm A thì chỉ gọi là H/C VCTC.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGUYÊN NHÂN VIÊM CẦU THẬN CẤP VIÊM CẦU THẬN CẤPI - ĐẠI CƯƠNG:1/ Định nghĩa:Viêm cầu thận cấp ( VCTC) là tình trạng viêm lan tỏa không làm mủ ở tất cả cáccầu thận của 2 thận. Bệnh thường xuất hiện sau viêm họng hoặc sau nhiễm khuẩnngoài da do liên cầu khuẩn tan máu õ nhóm A. Bệnh gây ra do sự lắng đọng cácphức hợp lưu hành tại thận.Những trường hợp không không phải do liên cầu khuẩn tan máu õ nhóm A thì chỉgọi là H/C VCTC.2/ Nguyên nhân:* Liên cầu khuẩn tan máu õ nhóm A: các typ thường gặp là: 4,12,13,25,31,49( thường gặp nhất là typ 12).+ Bệnh thường xuất hiện sau nhiễm liên cầu 10-15 ngày.+ Người ta xác định sự có mặt của liên cầu khuẩn tan máu õ nhóm A bằng cáchxác định các kháng thể chống lại một số men do liên cầu tiết ra trong quá trìnhphát triển; những kháng thể đó là:- ASLO ( Anti Streptolysin O)- ASK ( Anti Streptokinase)- AH ( Anti Hyaluronidase).- ANADase ( Adenine Dinucleotidase)- ANDAse ( Anti Deoxy Ribonuclease)Trong số các kháng thể trên thì ASLO có giá trị nhất, ASLO tăng sớm và kéo dài,95% VCTC có tăng hiệu giá ASLO* Các nguyên nhân khác gây viêm cầu thận gọi là H/C VCTC:+ Viêm cầu thận do lupus.+ Tổn thương thận do ĐTĐ+ Viêm mạch nhỏ dạng nút.+ Henoch- Scholein.+ Viêm cầu thận trong bệnh Osler.+ Bệnh Berger ( bệnh thận do IgA).+ H/C Goodpasture.+ Đợt bột phát của viêm cầu thận tiên phát.* Các yếu tố thuận lợi:+ Lứa tuổi 4-15 tuổi đặc biệt là 4-6 tuổi.+ Mùa hè, đông.3/ Cơ chế bệnh sinh:- Phù do:. Ứ Natri và nước ở khoảng gian bào. Giảm áp lực lọc cầu thận. Giảm áp lực keo ( do mất protein qua nước tiểu)- THA do:. Thiếu máu cục bộ ở thận-> tăng tiết renin. Co mạch -> tăng sức cản ngoại vi- Đái máu do:. Tổn thương cầu thận-> viêm xuất tiết->tăng tính thấm màng đáy..........................................II - TRIỆU CHỨNG:1/ Lâm sàng:1.1/ Giai đoạn khởi phát:- Bệnh xuất hiện sau viêm họng hoặc nhiễm khuẩn ngoài da- Biểu hiện: mệt mỏi, sốt nhẹ, da xanh, phù nhẹ mi mắt, đái ít- Có thể khởi phát nguy kịch như : THA, vô niệu, suy tim cấp, phù não cấp.- Đôi khi khởi phát tiềm tàng, không có triệu chứng lâm sàng.1.2/ Giai đoạn toàn phát: bệnh biểu hiện bằng 3 triệu chứng chính:*Phù:Cảm giác nặng mặt, nề 2 mi mắt, phù 2 chân mặt trước xương chày. Phù trắng,mềm, ấn lõm rõ, phù nhiều về buổi sáng, ăn nhạt phù giảm. phù thường gặp trong10 ngày đầu và thường giảm đi nhanh chóng khi BN đái được.*THA:+ Là triệu chứng thường gặp, xuất hiện sớm, mất đi nhanh, đa số THA nhẹ từ 10-20mmHg cả tối đa và tối thiểu.Một số trường hợp không được điều trị HA có thể tăng kịch phát, khiến BN đauđầu giữ dội, choáng váng, co giật, hôn mê, phù não, suy tim cấp.+ HA trẻ em được xác định như sau:- HATĐ: trẻ sơ sinh: 75mmHg1tuổi: 80mmHg> 1 tuổi = 80 +2N( N là số tuổi N >=1).- HATT = HATĐ/2 + 10mmHg hoặc 2/3 HATĐ.*Đái máu:Vi thể hoặc đại thể kéo dài 4 - 6 tuần hoặc 3 - 6 tháng.Đặc điểm: đái máu toàn bãi, nước tiểu như nước rửa thịt, máu không đông, xuấthiện ngay tuần đầu và số lần đái máu thưa dần.-> Đây là triệu chứng quan trọng chứng tỏ vi êm cầu thận, nếu không có đái máuthì cần xem lại chẩn đoán.*Ngoài 3 triệu chứng chính trên ta có thể gặp các triệu chức khác:+ Đái ít ( thiểu niệu < 0,5ml/kg/24h, vô niệu)+ Suy tim kèm theo THA kịch phát, co giật, hôn mê…+ Sốt nhẹ 37,5 - 38,5+ Đau tức vùng thận.+ Đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, đi lỏng…*Xác định số lần và lượng nước tiểu của trẻ :+ Số lần đái giảm theo tuổi:- Trong tháng đầu: 15-25 lần/24h = 300-400ml- 3 tháng tuổi: 15-20 lần/24h = 400-500ml- 1 tuổi: 12-16 lần/24h = 500-600ml- 3-5 tuổi : 8 lần/24h = 600-700ml- 5-8 tuổi : 6 lần/24h = 650-1000ml- > 8 tuổi: 5-6 lần/24h = 800-1400ml.Có thể tính theo công thức:M(ml) lượng nước tiểu trong 24h = 600 +100(N-1).2/ Cận lâm sàng:2.1/ XN nước tiểu:+ Nước tiểu có HC, BC, trụ HC, trụ BC, trụ trong, trụ sáp+ Protein niệu 0,5-2g/24h. thời gian tồn tại có ý nghĩa tiên lượng bệnh, bệnh đượchồi phục khi Protein niệu (-)+ Tỷ trọng nước tiểu tăng( bt = 1,020 -1,035)2.2/ XN máu:+ Protein máu giảm < 55g/l ( bình thường 60-80g/l)+ Albumin máu giảm < 30g/l( bình thường 38-54g/l)+ Ure và Creatinin máu tăng ( ure bình thường: 3,3-6,6mmol/l;Creatinin : 60-110àm/l)+ Tốc độ máu lắng tăng.+ BC tăng, HC giảm, HST giảm , Hb tăng+ Kháng thể kháng liên cầu ASLO tăng .+ Bổ thể giảm ( đặc biệt là C3) đến tuần thứ 6 thì trở về bình thường.III - CÁC THỂ LÂM SÀNG:1/ Thể tiềm tàng:2/ Thể THA.3/ Thể đái ra máu.4/ Thể suy thận cấp ( thể vô niệu).5/ Thể kết hợp ( kết hợp với H/C thận hư).IV- TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG:- Viêm cầu thận cấp-> THA -> suy tim cấp- Viêm cầu thận cấp-> suy thận cấp khi có: đái máu đại thể > 3 tuần hoặc đáimáu vi thể > 12 tháng. ...

Tài liệu được xem nhiều: