Nguyễn Quang Thiều: Làng quê là một cõi đi về
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 319.56 KB
Lượt xem: 27
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
“Có một kẻ rời bỏ thành phố” không đơn thuần là sự tập hợp những mảnh vỡ nhức nhối của một con người luôn thấy mình không thích hợp với đời sống đô thị, mà đó còn là cuốn sách biện giải cho sự chối bỏ phố phường - một ẩn dụ của đời sống hiện đại quá nhiều bụi bặm, mất mát để trở về làng quê - nơi còn giữ lại “Mùi của ký ức”thanh sạch, đủ sức làm dịu lại những vết thương sưng tấy trong tim.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Quang Thiều: Làng quê là một cõi đi vềTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 39 NGUYỄN QUANG THIỀU: LÀNG QUÊ LÀ MỘT CÕI ĐI VỀ Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: “Có một kẻ rời bỏ thành phố” không đơn thuần là sự tập hợp những mảnh vỡ nhức nhối của một con người luôn thấy mình không thích hợp với đời sống đô thị, mà đó còn là cuốn sách biện giải cho sự chối bỏ phố phường - một ẩn dụ của đời sống hiện đại quá nhiều bụi bặm, mất mát để trở về làng quê - nơi còn giữ lại “Mùi của ký ức”thanh sạch, đủ sức làm dịu lại những vết thương sưng tấy trong tim. Sau tất cả, sự rời bỏ nơi ồn ào để trở về bình yên không phải là sự quay lưng cực đoan “một đi không trở lại”, mà đó là một cách lựa chọn di dưỡng tinh thần để quay trở lại đối diện với thực tế một cách mạnh mẽ hơn, tích cực hơn. Từ khóa: Nguyễn Quang Thiều, tản văn, Có một kẻ rời bỏ thành phố, Mùi ký ức, làng quê, đô thị. Nhận bài ngày 15.4.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.9.2018 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Thanh Huyền; Email: ntthuyen@daihocthudo.edu.vn1. MỞ ĐẦU Là cây bút đa năng thử sức ở nhiều thể loại (văn xuôi, sách dịch và một số kịch bảnsân khấu, kịch bản điện ảnh, tản văn, bút ký, ghi chép, tiểu luận…) nhưng với NguyễnQuang Thiều, “… thơ ca là nơi duy nhất để tôi giải phóng tôi và để tôi trú ẩn. Một điều tôimuốn nói đến là: có thể những bài thơ cụ thể nào đó không cứu rỗi được thế giới nhưngnhững gì mang tinh thần của thi ca đã và đang cứu rỗi thế giới”. Sáng tác trên nền tảngquan niệm nhân văn sâu sắc, Nguyễn Quang Thiều được ghi nhận bởi những giải thưởnglớn (Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 cho tập thơ Sự mất ngủ của lửa; Giảithưởng Final cho tập thơ The Women Carry River Water của The National LiteraryTranslators Association of America năm 1998). Song bài viết này muốn đề cập tới mảngsáng tác vừa thể hiện phần con người thơ Nguyễn Quang Thiều, vừa bộc lộ những day dứtcủa một con người nhiều trăn trở về thời đại: tản văn, ghi chép, tiểu luận. Tính tới thời điểm hiện tại, Nguyễn Quang Thiều đã chính thức ra mắt bạn đọc bacuốn sách tản văn, ghi chép: Có một kẻ rời bỏ thành phố (2012), Người kể chuyện lúc nửađêm và những giấc mộng (2016), Mùi của ký ức (2017). Là tản văn, ghi chép hay tiểu luận,những bài viết nhỏ trong các tập sách đều là những câu chuyện hằng ngày chất chứa baosuy nghĩ về “cái đang diễn ra” và “cái sắp diễn ra”. Cách tiếp cận và khai thác đời sống của40 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘInhà văn lan tỏa trong mỗi người đọc một ý thức về nguồn cội và trách nhiệm của mìnhtrong thời đại này. Và cái sau cùng còn đọng lại trong tâm trí người đọc là một NguyễnQuang Thiều thiết tha, quyết liệt từ chối những bụi bặm, nham nhở, xô bồ của hiện tại đểtìm về miền ký ức bình yên nơi làng quê mong cứu rỗi tâm hồn. Điều gì đã thức dậy nhữngâu lo không ngừng trong nhà văn về hiện tại- hiện đại? tiếng nói sâu thẳm nào luôn thôithúc nhà văn rời bỏ phố thị, trở về làng quê theo nghĩa nguyên thủy nhất?2. NỘI DUNG2.1. “Cõi đi về” trong tản văn Nguyễn Quang Thiều Với người yêu nhạc Trịnh, Một cõi đi về mang đầy ý vị triết lý nhân sinh. Người nhạcsĩ tài hoa ấy có lần nói một cách giản dị về ý nghĩa của bài hát: “Một cõi đi về là ý đồchính của bài hát, ai cũng có một cõi đi về. Từ hư vô người ta đến với cuộc sống và từ cuộcđời rong chơi một thời gian người ta lại trở về với hư vô”. Tuy nhiên, càng đọc tản văn củaNguyễn Quang Thiều lại càng thấy rõ cõi đi về của con người trầm lặng này là hành trìnhrời bỏ phố thị- hiện tại với ồn ào, ngột ngạt, bức bối để về chốn làng quê - quá khứ, bìnhyên, thanh thản; cõi đi về của Nguyễn Quang Thiều là góc nào đó vô thanh, có Mùi của kýức tràn ngập không gian sống và chỉ khi đắm mình trong cõi đó, tâm hồn ốm yếu mới đượcphục sinh, những vết thương của xúc cảm mới bớt nhức nhối. Nguyễn Quang Thiều tự nhận mình là “một người lạc lõng và hão huyền giữa thời đạimình đang sống”. Trong khi người người dồn về nơi phố phường mưu sinh thì ông luônbày tỏ thái độ nghi ngại về những gì gắn mác đô thị; người người đặt niềm tin vào sự pháttriển vượt bậc của những công nghệ 3D, 4D thì ông lại xếp những sản phẩm công nghệ caoxuống hàng dưới so với những gì vốn tồn tại giữa tự nhiên; người người căng mình để traudồi kiến thức vi mô, vĩ mô của thế giới đương đại thì Nguyễn Quang Thiều hệt như ngườimộng du giữa những linh hồn xưa cũ đang bay lên từ ruộng đồng và ông thấy hình như họđang mỉm cười với mình. Thực tế, sự phát triển của bất kỳ một thành phố nào cũng cầnthiết và đúng quy luật; đã là phát triển thì hôm nay phải mới hơn hôm qua, cái vừa xuấthiện sẽ thay thế những cái đã tồn tại nhưng bằng sự trải nghiệm s ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Quang Thiều: Làng quê là một cõi đi vềTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 39 NGUYỄN QUANG THIỀU: LÀNG QUÊ LÀ MỘT CÕI ĐI VỀ Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: “Có một kẻ rời bỏ thành phố” không đơn thuần là sự tập hợp những mảnh vỡ nhức nhối của một con người luôn thấy mình không thích hợp với đời sống đô thị, mà đó còn là cuốn sách biện giải cho sự chối bỏ phố phường - một ẩn dụ của đời sống hiện đại quá nhiều bụi bặm, mất mát để trở về làng quê - nơi còn giữ lại “Mùi của ký ức”thanh sạch, đủ sức làm dịu lại những vết thương sưng tấy trong tim. Sau tất cả, sự rời bỏ nơi ồn ào để trở về bình yên không phải là sự quay lưng cực đoan “một đi không trở lại”, mà đó là một cách lựa chọn di dưỡng tinh thần để quay trở lại đối diện với thực tế một cách mạnh mẽ hơn, tích cực hơn. Từ khóa: Nguyễn Quang Thiều, tản văn, Có một kẻ rời bỏ thành phố, Mùi ký ức, làng quê, đô thị. Nhận bài ngày 15.4.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.9.2018 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Thanh Huyền; Email: ntthuyen@daihocthudo.edu.vn1. MỞ ĐẦU Là cây bút đa năng thử sức ở nhiều thể loại (văn xuôi, sách dịch và một số kịch bảnsân khấu, kịch bản điện ảnh, tản văn, bút ký, ghi chép, tiểu luận…) nhưng với NguyễnQuang Thiều, “… thơ ca là nơi duy nhất để tôi giải phóng tôi và để tôi trú ẩn. Một điều tôimuốn nói đến là: có thể những bài thơ cụ thể nào đó không cứu rỗi được thế giới nhưngnhững gì mang tinh thần của thi ca đã và đang cứu rỗi thế giới”. Sáng tác trên nền tảngquan niệm nhân văn sâu sắc, Nguyễn Quang Thiều được ghi nhận bởi những giải thưởnglớn (Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 cho tập thơ Sự mất ngủ của lửa; Giảithưởng Final cho tập thơ The Women Carry River Water của The National LiteraryTranslators Association of America năm 1998). Song bài viết này muốn đề cập tới mảngsáng tác vừa thể hiện phần con người thơ Nguyễn Quang Thiều, vừa bộc lộ những day dứtcủa một con người nhiều trăn trở về thời đại: tản văn, ghi chép, tiểu luận. Tính tới thời điểm hiện tại, Nguyễn Quang Thiều đã chính thức ra mắt bạn đọc bacuốn sách tản văn, ghi chép: Có một kẻ rời bỏ thành phố (2012), Người kể chuyện lúc nửađêm và những giấc mộng (2016), Mùi của ký ức (2017). Là tản văn, ghi chép hay tiểu luận,những bài viết nhỏ trong các tập sách đều là những câu chuyện hằng ngày chất chứa baosuy nghĩ về “cái đang diễn ra” và “cái sắp diễn ra”. Cách tiếp cận và khai thác đời sống của40 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘInhà văn lan tỏa trong mỗi người đọc một ý thức về nguồn cội và trách nhiệm của mìnhtrong thời đại này. Và cái sau cùng còn đọng lại trong tâm trí người đọc là một NguyễnQuang Thiều thiết tha, quyết liệt từ chối những bụi bặm, nham nhở, xô bồ của hiện tại đểtìm về miền ký ức bình yên nơi làng quê mong cứu rỗi tâm hồn. Điều gì đã thức dậy nhữngâu lo không ngừng trong nhà văn về hiện tại- hiện đại? tiếng nói sâu thẳm nào luôn thôithúc nhà văn rời bỏ phố thị, trở về làng quê theo nghĩa nguyên thủy nhất?2. NỘI DUNG2.1. “Cõi đi về” trong tản văn Nguyễn Quang Thiều Với người yêu nhạc Trịnh, Một cõi đi về mang đầy ý vị triết lý nhân sinh. Người nhạcsĩ tài hoa ấy có lần nói một cách giản dị về ý nghĩa của bài hát: “Một cõi đi về là ý đồchính của bài hát, ai cũng có một cõi đi về. Từ hư vô người ta đến với cuộc sống và từ cuộcđời rong chơi một thời gian người ta lại trở về với hư vô”. Tuy nhiên, càng đọc tản văn củaNguyễn Quang Thiều lại càng thấy rõ cõi đi về của con người trầm lặng này là hành trìnhrời bỏ phố thị- hiện tại với ồn ào, ngột ngạt, bức bối để về chốn làng quê - quá khứ, bìnhyên, thanh thản; cõi đi về của Nguyễn Quang Thiều là góc nào đó vô thanh, có Mùi của kýức tràn ngập không gian sống và chỉ khi đắm mình trong cõi đó, tâm hồn ốm yếu mới đượcphục sinh, những vết thương của xúc cảm mới bớt nhức nhối. Nguyễn Quang Thiều tự nhận mình là “một người lạc lõng và hão huyền giữa thời đạimình đang sống”. Trong khi người người dồn về nơi phố phường mưu sinh thì ông luônbày tỏ thái độ nghi ngại về những gì gắn mác đô thị; người người đặt niềm tin vào sự pháttriển vượt bậc của những công nghệ 3D, 4D thì ông lại xếp những sản phẩm công nghệ caoxuống hàng dưới so với những gì vốn tồn tại giữa tự nhiên; người người căng mình để traudồi kiến thức vi mô, vĩ mô của thế giới đương đại thì Nguyễn Quang Thiều hệt như ngườimộng du giữa những linh hồn xưa cũ đang bay lên từ ruộng đồng và ông thấy hình như họđang mỉm cười với mình. Thực tế, sự phát triển của bất kỳ một thành phố nào cũng cầnthiết và đúng quy luật; đã là phát triển thì hôm nay phải mới hơn hôm qua, cái vừa xuấthiện sẽ thay thế những cái đã tồn tại nhưng bằng sự trải nghiệm s ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nguyễn Quang Thiều Có một kẻ rời bỏ thành phố Mùi ký ức Đời sống đô thị Tản văn Nguyễn Quang ThiềuGợi ý tài liệu liên quan:
-
Sự mất ngủ của lửa: Tâm thức hoài hương trong thơ sinh thái Nguyễn Quang Thiều
6 trang 28 0 0 -
Thời báo MêKông: Số 115 tháng 4/2016
24 trang 26 0 0 -
9 trang 22 0 0
-
Yếu tố đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại: Phần 1
100 trang 18 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều
87 trang 14 0 0 -
Đời sống đô thị và sự biến đổi
4 trang 13 0 0 -
Dư luận xã hội trong đời sống đô thị - Đỗ Long
4 trang 13 0 0 -
8 trang 12 0 0
-
Biến đổi không gian tôn giáo ở Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa
25 trang 11 0 0 -
Đề tài đời sống đô thị trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới
7 trang 10 0 0