Dư luận xã hội có một vai trò to lớn trong việc phê phán những hành động vô đạo đức góp phần xây dựng và củng cố đạo đức mới xã hội chủ nghĩa. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Dư luận xã hội trong đời sống đô thị" dưới đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dư luận xã hội trong đời sống đô thị - Đỗ LongXã hội học số 3 - 1984 DƯ LUẬN XÃ HỘI TRONG ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ ĐỖ LONG Dư luận bao giờ cũng là một tiếng nói của một số đông, của một cộng đồng dân cư. Do đó, dù làthầm thì, to nhỏ, dù là to tát, ầm ỹ, dư luận nào cũng có những âm vang và hậu quả của nó. Có dư luậncủa tập thể : gia đình, lớp học, tổ đội lao động sản xuất. Có dư luận của số đông ngẫu nhiên : tiếng xônxao bàn cãi của một đám người tụ tập bên lề đường. Có dư luận của quần chúng : tiếng nói của một tậpđoàn xã hội. Có dư luận của một chính đảng : ý kiến chính thức của một tổ chức. Có dư luận của cảmột xã hội, của cả một dân tộc. Tất cả đều nằm trong phạm trù dư luận xã hội. Đằng sau mỗi dư luôm - cũng giống như tâm trạng - đều ẩn tàng một nhu cầu nào đó và đều chứađựng một nguyện vọng nhất định. Cũng có thể là nhu cầu, nguyện vọng chính đáng mà chưa đượcnhận thức, chưa được giải quyết. Cũng có thể là nhu cầu nguyện vọng giả, không chính đáng. Dư luậncũng biểu hiện một sự phản ứng bằng lời trước những diễn biến của đời sống kinh tế, chính trị, trướcnhững sự kiện khác thường xảy ra. Biểu hiện bề ngoài, phản ứng bên ngoài của dự luận trong nhiềutrường hợp không thống nhất với tư tưởng sâu xa trong ý thức và tâm lý quần chúng. Dư luận nhiềukhi chỉ là các cớ, các dịp để thể hiện nguyện vọng này, mong muốn nọ, để nói lên những gì khôngđồng tình bất mãn và ấm ức nào đó. Tiếng đồn đại, thổi phồng, tô vẽ về một hiện tượng tiêu cực xảy raở một người con gái của một tên địa chủ nọ không chỉ phản ánh một sự kiện có thực mà còn nói lênmột điều gì bất bình của quần chúng với tên địa chủ đó. Dư luận cũng có thể dâng cao, cũng có thể nhấn chìm một cá nhân, một ý kiến, một quan điểm.Giống như những làn sóng, dư luận nối tiếp nhau đưa đẩy những con thuyền cập bến, nhưng cũng cóthể phá tan những con thuyền thành những mảnh ván vỡ vụn. Nó có thể làm cho một cái gì đó vốn đẹpđẽ trở nên đẹp đẽ hơn, vốn hùng vĩ trở nên hùng vĩ hơn nhưng nó cũng có thể không những làm chocái xấu trở nên xấu hơn, mà còn có khả năng biến cái đẹp thành cái xấu, biến cái mới thành cái cũ, biếncái tiên tiến thành cái lạc hậu. Dư luận có thể thay đổi được những quan niệm cổ truyền, những quytắc, quy phạm từng được bao đời chấp nhận và phục tùng. Dư luận có thể điều hòa hành vi xà hội của những tầng lớp quần chúng đông đảo, có thể điều khiểnđược hành động của cả một đội quân, của cả một dân tộc. Dư luận được đưa ra một cách kịp thời, cókhả năng dẫn đến một sức mạnh bất khả chiến thắng. Dư luận có khả năng thúc đẩy quần chúng hànhđồng tích cực hoặc tiêu Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học số 3 - 1984 Dư luận xã hội.. 27cực, dựng xây hoặc phá vỡ. Nằm trong phạm trù của ý thức thường ngày, tính xúc cảm của dư luận vàsắc thái tình cảm của nó tác động mạnh vào tâm lý con người. Có dư luận ở tầng bậc tâm lý, có dư luậnở tầng bậc đạo đức và có dư luận ở tầng bậc pháp lý. Tính chất duy lý của dư luận ỏ tầng bậc thuộc cáclĩnh vực đạo đức và pháp lý biểu hiện hết sức rõ nét. Tính chất duy cảm của dư luận ở tầng bậc tâm lýcũng bộc lộ khá rõ rệt và có liên quan với rất nhiều mặt của đời sống thường ngày. Dư luận cũng có thể điều khiển hành vi của mỗi cá nhân. Cá nhân ở trình độ phát triển chưa cao,tức là chưa có cá tính, chưa có bản lĩnh, bản sắc thì chịu sự tác động của dư luận càng lớn. Dư luận tậpthề ở môi trường xung quanh chi phối hành vi cá nhân trực tiếp hơn, nhanh chóng hơn. Sự tác động vàchi phối đối với hành vi cá nhân càng lớn khi dư luận tập thể thống nhất với dư luận xã hội. Cá nhâncó thể hành động không chút băn khoăn và sợ sệt hoặc đầy âu lo, ngần ngại trong sự chế ước của mộtdư luận nào đó. Cá nhân cũng có thể dũng cảm đoạn tuyệt với những nguyên tắc cổ truyền, kiên quyếtdấn tới, hoặc do dự, nửa vời cũng do bị tác động bởi một dư luận nhất định. Một khi dư luận đã được cố định và bền vững trong tâm lý cá nhân thì nó không những điều hòahành vi của các nhân đó trong bất cứ hoàn cảnh thời gian và không gian nào. Hơn thế nữa, nó còn làthước đo xã hội để đánh giá, nhìn nhận, bình phẩm một sự kiện, một hành vi nào đó. Những gì xảy ratrong đời sống của xã hội, trong đời sống của các cá nhân khác không tương ứng với ý nghĩ quenthuộc, với cách ứng xử đã được chấp nhận, với tất cả những gì đã thành nếp… cũng sẽ làm xuất hiệnnhững dư luận mới. Đó là những tiếng ồn của một cộng đồng xã hội, là những nhận xét của một tậpthể, là những ý kiến của các cá nhân. Xã hội càng biến động, những thay đổi trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội càng nhiều trongnhững khúc quanh của con đường lịch sử thì dư luận càng lắm và tác ...