Nguyên tắc chế biến thức ăn dặm cho bé
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 102.19 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nhiều người mẹ thích tự chế biến thức ăn dặm tại nhà nhưng cũng có một số ít người mẹ khác có thói quen mua rau, quả hộp dành cho bé. Để đảm bảo vệ sinh và giữ được nhiều chất dinh dưỡng trong thực phẩm khi tự làm thức ăn tại nhà, bạn cần lưu ý vài điểm dưới đây: - Rửa sạch rau, quả, củ rồi loại bỏ cuống, vỏ và hạt (nếu có). Đây là nguyên tắc an toàn khi bạn chuẩn bị và dự trữ thức ăn tại nhà. - Với thịt, có thể chế biến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên tắc chế biến thức ăn dặm cho bé Nguyên tắc chế biến thức ăn dặm cho bé Nhiều người mẹ thích tự chế biến thức ăn dặm tại nhà nhưng cũng có một số ít người mẹ khác có thói quen mua rau, quả hộp dành cho bé. Để đảm bảo vệ sinh và giữ được nhiều chất dinh dưỡng trong thực phẩm khi tự làm thức ăn tại nhà, bạn cần lưu ý vài điểm dưới đây: - Rửa sạch rau, quả, củ rồi loại bỏ cuống, vỏ và hạt (nếu có). Đây là nguyên tắc an toàn khi bạn chuẩn bị và dự trữ thức ăn tại nhà. - Với thịt, có thể chế biến theo cách luộc, hấp hoặc nướng. Bạn cần loại bỏ lớp bì của thịt và lớp thịt mỡ vì chúng chứa nhiều chất béo. Xay nhuyễn thịt bằng máy xay chuyên dụng, với một chút nước sôi để nguội để thịt mềm, mịn đều. Với bé lớn hơn, có thể thái thịt thành miếng mỏng, nhỏ. - Bạn nên dùng rau, quả tươi là tốt nhất và khi nấu, chỉ cần cho một chút nước để bảo quản chất dinh dưỡng có trong rau, quả. Tránh để đồ ăn “nằm dài” trong tủ lạnh quá lâu, nấu ăn ngày nào, bạn cần cho bé ăn hết ngày đó. Tốt nhất, sau khi chế biến và thức ăn cần được bảo quản trong tủ lạnh tối đa 4-8h. - Trường hợp phải dùng đồ hộp thì bạn cần tránh những sản phẩm được thêm muối hoặc đường. - Không bao giờ được bỏ thêm mật ong vào thức ăn của bé. Mật ong có thể gây nên chứng botulism, một tình trạng bệnh về xương, nguy hiểm với bé. - Có thể nấu món của bé chung với thức ăn gia đình nhưng nên nấu không gia vị trước. Sau khi bạn đã múc một phần dành cho bé, có thể thêm muối, hạt tiêu và gia vị khác vào phần còn lại của thức ăn, dành cho cả nhà. - Nếu muốn bảo quản trong ngăn đá, bạn cần cho thức ăn vào những khay (hộp) chuyên dụng, có nắp đậy. Nhớ rã đông thực phẩm trước khi chế biến lại rồi mới cho bé ăn. - Không nên cho bé ăn nhiều củ cải, cải bó xôi (rau chân vịt) vì chúng chứa hàm lượng nitrate tự nhiên, có thể gây nên chứng thiếu máu. Thức ăn kiểu này đóng hộp thì an toàn hơn vì nhà sản xuất đã kiểm tra lượng nitrate. - Tránh thêm lòng trắng trứng vào thực đơn ăn dặm vì lòng trắng trứng có thể gây nên dị ứng cho bé dưới một tuổi. Thời hạn bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh: - Rau hoặc củ, quả đã được chế biến, không cho gia vị: thời gian bảo quản tối đa 2 ngày. - Thịt hoặc trứng đã được chế biến, không thêm gia vị: thời gian bảo quản tối đa là 1 ngày. - Thịt và rau (củ) kết hợp: thời gian bảo quản trong 1-2 ngày. Theo nguồn: Mẹ và Bé
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên tắc chế biến thức ăn dặm cho bé Nguyên tắc chế biến thức ăn dặm cho bé Nhiều người mẹ thích tự chế biến thức ăn dặm tại nhà nhưng cũng có một số ít người mẹ khác có thói quen mua rau, quả hộp dành cho bé. Để đảm bảo vệ sinh và giữ được nhiều chất dinh dưỡng trong thực phẩm khi tự làm thức ăn tại nhà, bạn cần lưu ý vài điểm dưới đây: - Rửa sạch rau, quả, củ rồi loại bỏ cuống, vỏ và hạt (nếu có). Đây là nguyên tắc an toàn khi bạn chuẩn bị và dự trữ thức ăn tại nhà. - Với thịt, có thể chế biến theo cách luộc, hấp hoặc nướng. Bạn cần loại bỏ lớp bì của thịt và lớp thịt mỡ vì chúng chứa nhiều chất béo. Xay nhuyễn thịt bằng máy xay chuyên dụng, với một chút nước sôi để nguội để thịt mềm, mịn đều. Với bé lớn hơn, có thể thái thịt thành miếng mỏng, nhỏ. - Bạn nên dùng rau, quả tươi là tốt nhất và khi nấu, chỉ cần cho một chút nước để bảo quản chất dinh dưỡng có trong rau, quả. Tránh để đồ ăn “nằm dài” trong tủ lạnh quá lâu, nấu ăn ngày nào, bạn cần cho bé ăn hết ngày đó. Tốt nhất, sau khi chế biến và thức ăn cần được bảo quản trong tủ lạnh tối đa 4-8h. - Trường hợp phải dùng đồ hộp thì bạn cần tránh những sản phẩm được thêm muối hoặc đường. - Không bao giờ được bỏ thêm mật ong vào thức ăn của bé. Mật ong có thể gây nên chứng botulism, một tình trạng bệnh về xương, nguy hiểm với bé. - Có thể nấu món của bé chung với thức ăn gia đình nhưng nên nấu không gia vị trước. Sau khi bạn đã múc một phần dành cho bé, có thể thêm muối, hạt tiêu và gia vị khác vào phần còn lại của thức ăn, dành cho cả nhà. - Nếu muốn bảo quản trong ngăn đá, bạn cần cho thức ăn vào những khay (hộp) chuyên dụng, có nắp đậy. Nhớ rã đông thực phẩm trước khi chế biến lại rồi mới cho bé ăn. - Không nên cho bé ăn nhiều củ cải, cải bó xôi (rau chân vịt) vì chúng chứa hàm lượng nitrate tự nhiên, có thể gây nên chứng thiếu máu. Thức ăn kiểu này đóng hộp thì an toàn hơn vì nhà sản xuất đã kiểm tra lượng nitrate. - Tránh thêm lòng trắng trứng vào thực đơn ăn dặm vì lòng trắng trứng có thể gây nên dị ứng cho bé dưới một tuổi. Thời hạn bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh: - Rau hoặc củ, quả đã được chế biến, không cho gia vị: thời gian bảo quản tối đa 2 ngày. - Thịt hoặc trứng đã được chế biến, không thêm gia vị: thời gian bảo quản tối đa là 1 ngày. - Thịt và rau (củ) kết hợp: thời gian bảo quản trong 1-2 ngày. Theo nguồn: Mẹ và Bé
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
y học phổ thông kiến thức sức khoẻ y tế sức khoẻ cách chăm sóc sức khoẻ nghiên cứu y họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tổng quan hệ thống về lao thanh quản
6 trang 298 0 0 -
5 trang 288 0 0
-
8 trang 244 1 0
-
Tổng quan hệ thống hiệu quả kiểm soát sâu răng của Silver Diamine Fluoride
6 trang 238 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 224 0 0 -
Vai trò tiên lượng của C-reactive protein trong nhồi máu não
7 trang 219 0 0 -
Khảo sát hài lòng người bệnh nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
9 trang 205 0 0 -
8 trang 186 0 0
-
5 trang 185 0 0
-
13 trang 185 0 0