Danh mục

Nguyên tắc chung của việc chẩn đoán và xử trí tác dụng phụ của thuốc kháng lao

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 136.09 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tất cả các thuốc chống lao đều có tác dụng phụ, thời gian dùng thuốc phải kéo dài nên tai biến do thuốc xảy ra khá phổ biến trong quá trình điều trị. Các tai biến này có nhiều mức độ khác nhau: nhẹ có thể chữa khỏi dễ dàng và không ảnh hưởng đến tiến trình điều trị, nặng có thể để lại di chứng không hồi phục nếu không xử trí kịp thời, hoặc nguy hiểm hơn có thể đưa đến tử vong. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên tắc chung của việc chẩn đoán và xử trí tác dụng phụ của thuốc kháng laoNguyên tắc chung của việc chẩn đoán và xử trí tác dụng phụ của thuốc kháng laoI. NGUYÊN TẮC CHUNGTất cả các thuốc chống lao đều có tác dụng phụ, thời gian dùng thuốc phải kéo dàinên tai biến do thuốc xảy ra khá phổ biến trong quá trình điều trị. Các tai biến nàycó nhiều mức độ khác nhau: nhẹ có thể chữa khỏi dễ dàng và không ảnh hưởngđến tiến trình điều trị, nặng có thể để lại di chứng không hồi phục nếu không xử tríkịp thời, hoặc nguy hiểm hơn có thể đưa đến tử vong.Nguyên tắc chẩn đoán:- Dựa vào khai thác tiền sử của bệnh nhân và làm xét nghiệm khảo sát chức nănggan, thận để phát hiện nguy cơ tai biến trên bệnh nhân .- Dựa vào các triệu chứng bất thường xuất hiện do bệnh nhân tự nhận thấy và dobác sĩ phát hiện ra trong quá trình khám bệnh .(Bác sĩ cần lưu ý bệnh nhân nhữngtác dụng phụ có thể xảy ra và yêu cầu báo ngay cho bác sĩ khi có triệu chứng bấtthường xuất hiện).- Dựa vào các xét nghiệm định kỳ, đặc biệt là men gan.- Hỏi xem trong thời gian dùng thuốc điều trị lao, người bệnh có uống nhiều rượu,bia hoặc sử dụng thêm các thuốc có hại cho gan và thận không, vì hầu hết cácthuốc trị lao đều độc cho gan và được thải qua thận.Nguyên tắc xử trí :- Ngừng thuốc để phản ứng có hại không nặng nề hơn.- Xác định thuốc gây phản ứng.- Điều trị triệu chứng .+Tai biến nhẹTheo dõi tốc độ tiến triển .Điều trị triệu chứng .Xem lại liều lượng thuốc .Chuyển thời gian uống thuốc vào bữa ăn .+ Tai biến nặngĐưa vào bệnh viện điều trị và theo dõi .Không dùng lại thuốc đó .- Tốt nhất là sử dụng những thuốc chống lao khác thay thế để bảo đảm nguyên tắcđiều trị.- Sử dụng liệu pháp giải mẫn cảm để dùng thuốc lại dưới sự bảo vệ của Corticoid .- Tiếp tục điều trị bằng những thuốc không gây phản ứng .- Sử dụng thuốc liều thấp nhất có thể để hạn chế những phản ứng có hại.- Khám kĩ bệnh nhân để phát hiện bệnh kèm theo, cơ địa đặc biệt , thuốc khácđang điều trị phối hợp .Khi thuốc chống lao gây những phản ứng độc hại, người bệnh không được tự ý bỏtrị mà phải đến ngay các cơ sở y tế đang theo dõi và chăm sóc để báo cáo. Ngượclại nhân viên y tế chăm sóc phải kịp thời phát hiện, giải thích hướng dẫn và kịpthời xử lý. Người bệnh sẽ được chỉ định tùy theo mức độ và loại phản ứng độc hạido sử dụng thuốc .· Cần lưu ý rằng người bệnh lao khi có những phản ứng do thuốc chống lao nếukhông được theo dõi sát và hướng dẫn sẽ bỏ điều trị. Việc bỏ trị làm cho bệnh tiếptục tiến triển, gây tổn thương nặng nề hơn và rất nguy hiểm là làm cho vi khuẩnlao kháng lại các thuốc chống lao. Điều trị lại không khỏi bệnh và trở thành nguồnlây gieo rắc bệnh lao kháng thuốc trong cộng đồng .II. CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ MỘT SỐ TÁC DỤNG PHỤ THƯỜNG GẶPTRÊN LÂM SÀNG CỦA THUỐC KHÁNG LAOXử trí một số tác dụng phụ thuờng gặp(Ban hành kèm theo Quyết định số 979 /QĐ-BYT ngày 24 tháng 3 năm 2009 củaBộ trưởng Bộ Y tế)ThuốcTác dụng phụCách xử lýLoại nhẹ:RBuồn nôn, nôn mửa, đau bụngUống thuốc sau bữa ăn buổi tốiRNước tiểu đỏ hoặc da camTiếp tục dùngZĐau khớpAspirin hoặc thuốc kháng viêm không SteroidHCảm giác nóng bỏng ở chân.Pyridoxin 50 – 70 mg/ngàyS,H,R,ZNgứa, phát ban ngoài daNgưng thuốc, giải mẫn cảm và thử dùng lại.Loại nặng:RXuất huyết da, thiếu máu tan huyết, suy thận cấpNgưng R, không bao giờ dùng lạiRSốc và purpura(viêm trợt da)Ngừng RifampicinSSốc phản vệNgưng S, thay bằng E, không dùng lạiSU tai, chóng mặt, điếcNgưng S, thay bằng EEGiảm thị lực (trừ căn nguyên khác)Ngưng ER,Z,HVàng da, viêm gan(trừ căn nguyên khác)Ngưng thuốc chờ hết viêm gan,thử dùng lại H, RNhững tác dụng phụ thường gặp trong lúc dùng thuốc chữa lao:Trong thực tế, nếu dùng liều lượng theo tiêu chuẩn và phù hợp với cơ địa của bệnhnhân, tai biến do thuốc ít khi gặp, hoặc nếu có cũng nhẹ hoặc thoáng qua, khôngcần thay đổi điều trị. Những tác dụng phụ nhẹ thường gặp là:- Bần thần, cảm giác này có thể kéo dài khoảng 30 phút đến 1-2 giờ, thường chỉxảy ra trong 5-7 ngày đầu mới điều trị, sau đó người bệnh sẽ không còn cảm giácnày.- Nước tiểu có màu đỏ, là màu của thuốc rifampicin, khi ngưng thuốc nước tiểu sẽcó màu như cũ. Đây cũng là dấu hiệu giúp bác sĩ nhận biết bệnh nhân có dùngthuốc này hay không.- Sạm da, thường là do thuốc pyrazinamid, để giảm bớt tác dụng phụ này khôngnên đi ra ngoài trời nắng, nếu phải đi thì mặc áo dài tay, mang khẩu trang, độinón... để hạn chế phần da tiếp xúc ánh sáng. Khi ngưng uống PZA thì triệu chứngtrên cũng dần dần biến mất.- Nổi sẩn ngứa, thường chỉ cần chữa triệu chứng, sẩn ngứa sẽ từ từ giảm đi rồi hết.- Tê rần ở môi sau khi tiêm thuốc streptomycin cũng chỉ là triệu chứng thoáng qua,không cần điều trị.- Nóng rát ở chân, tê tay chân là do Isoniazid, điều trị với v ...

Tài liệu được xem nhiều: