Danh mục

NGUYÊN TẮC CHỤP CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN SỌ NÃO

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 354.48 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Qua bài này sinh viên có khả năng:1. Giải thích được nguyên tắc cơ bản của phương pháp chụp cắt lớp điện toán (CLĐT).2. Trình bày các chỉ định của CLĐT trong chấn thương sọ não & một số bệnh lý của hệ thần kinh trung ương.3. Đọc được các dấu hiệu máu tụ, dập não, phù não trên CLĐT sọ não1. ĐẠI CƯƠNG: Năm 1895 Nhà vật lý Đức W.C. RÖntgen đã tìm ra tia X, từ đó về sau đã có nhiều cải tiến kỹ thuật nhưng vẫn còn hạn chế trong khảo sát và chẩn đoán các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGUYÊN TẮC CHỤP CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN SỌ NÃO CHỤP CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN SỌ NÃOMỤC TIÊU HỌC TẬP: Qua bài này sinh viên có khả năng:1. Giải thích được nguyên tắc cơ bản của phương pháp chụp cắt lớp điện toán(CLĐT).2. Trình bày các chỉ định của CLĐT trong chấn thương sọ não & một số bệnh lýcủa hệ thần kinh trung ương.3. Đọc được các dấu hiệu máu tụ, dập não, phù não trên CLĐT sọ não1. ĐẠI CƯƠNG:Năm 1895 Nhà vật lý Đức W.C. RÖntgen đã tìm ra tia X, từ đó về sau đã có nhiềucải tiến kỹ thuật nhưng vẫn còn hạn chế trong khảo sát và chẩn đoán các tạng.Năm 1972 G.N. Hounsfield & A.M. Cormack đã phát minh ra phương pháp chụpcắt lớp điện toán (CLĐT), có thể xem đây là bước tiến bộ lớn nhất kể từ thời đạisau RÖntgen; chính vì công lao to lớn này mà hai tác giả trên đã nhận được giảiNobel y học vào năm 1979. Cho đến ngày nay, phương pháp này càng được phổbiến và kỹ thuật ngày càng được nâng cao.2. NGUYÊN TẮC Phương pháp chụp CLĐT là phép đo mật độ của các điểm khối (voxel) của1 lớp cắt sọ não, chụp CLĐT nghiên cứu độ suy giảm của chùm tia X khi qua mộtlớp cắt của não. Chùm tia X được nén mỏng, chỉ quét một lớp mỏng để tránh hiệntượng chồng chất hình ảnh, hạn chế tối thiểusự tán xạ. Nhờ máy vi tính xử lý sẽ cho hình ảnh 100 lần chính xác hơn phương phápchụp X Quang cổ điển, tuy nhiên một mặt phẳng chiếu không đủ để tái tạo trọnvẹn hình ảnh của một lớp cắt nên cần có chuyển động xoay quanh trục chính củabệnh nhân. Các bộ dò hay bộ phận cảm biến (detectors) tạo bởi những tinh thể nhấpnháy (scintillationcrystals) hay các buồng khí Xenon, cho phép đo độ suy giảm của chùm tia X khiqua lớp cắt của sọ. Độ hấp thu chùm tia X của các khối vật chất được tính theo phương trìnhLamor: I= I0 e-mL. I0: cường độ tia ban đầu I: cường độ tia sau khi xuyên qua lớp cắt m: hệ số hấp thu, phụ thuộc vào mật độ điện tử, bậc nguyên tử của cấu trúcmô khác nhau trongcơ thể. L: bề dày của lớp cắt.Biết đ ược I0, I, L ta tính được các hệ số hấp thu của khối vật chất mà chùm tia Xđi qua. Trên một lớp cắt, chùm tia X quét theo nhiều hướng khác nhau và lớp cắtđược chia thành nhiều khối bằng nhau, ta có thể tính được từng hệ số hấp thum1,m2,m3…mn, nghĩa là ta biết được bản chất của từng khối vật chất cấu thành lớpcắt đó. Các dữ liệu suy giảm của chùm tia X sau khi đi qua lớp cắt sẽ được chuyểnđến một hệ thống vi tính để xử lý , chuyển giá trị số thành giá trị hình tương tựnghĩa là hình ảnh lớp cắt được tái tạo với các mức xám (Gray shadows) khác nhau.3. KỸ THUẬT3.1. Thực hiện - Bệnh nhân nằm ngữa, đầu bất động. Thực hiện các lớp cắt sát nhau từ 5đến 10mm theo mặt phẳng đuôi mắt- ống tai ngoài. - Cho thuốc an thần hoặc gây mê cho bệnh nhân kích động hay trẻ em. - Thực hiện lớp quét toàn bộ theo tư thế nghiêng (scout view) từ đó xácđịnh vị trí và hướng các lớp cắt ngang theo mặt phẳng đuôi mắt-ống tai ngoài. - Thực hiện một chuổi lớp cắt ngang khoảng 20 lớp cắt không tiêm thuốccản quang, dày 5mm ở hố sau và 10mm ở tầng trên lều tiểu não; ít khi cần tiêmthuốc cản quang trong bệnh nhân chấn thương sọ não. - Trên màn hình TV quan sát các cấu trúc mô não dưới cửa sổ hẹp và cấutrúc xương dưới cửa sổ rộng. Có thể tái tạo theo mặt phẳng trán (coronal plan) hayđứng dọc (sagittal plan) nhưng hình ảnh không rõ nét.3.2. Thang mật độ HOUNSFIELD G.N.Hounsfield đã xây dựng 1 hệ thống đơn vị để đo mật độ gọi là hệthống đơn vị Hounsfield (UH), phân chia sự hấp thu tia X th ành 2000 mức khácnhau. Do mắt thường chỉ phân biệt được khoảng 20 mức nên phải quan sát dướinhiều cửa sổ. - cửa sổ hẹp: để khảo sát nhu mô n ão, dùng cửa sổ có độ rộng khoảng100 UH, điểm trung tâm ở mức + 20. - cửa sổ rộng: (> 400 UH) để khảo sát xương: xương sọ sẽ thấy rõ, cáccấu trúc khác có màu xám nhạt.Thang mật độ G.N. Hounsfield gồm : - mật độ cao: từ + 40 đến +1000. - mật độ ngang: từ + 25 UH đến + 40UH, tương ứng với mật độ của chấttrắng và chất xám. Hai chất này có mật độ hơi khác nhau do thành phần nước vàlipid: chất trắng có 82% nước, chất xám có 71% nước và lipid là 8%. - mật độ thấp: < + 25 UH.4. CHỈ ĐỊNH Chấn thương sọ não- Tràn dịch não thất, teo não.-- U não- Áp xe não Bệnh lý mạch máu não (nhồi máu não, xuất huyết não), dị dạng mạch máu-não (túi phình động mạch, u mạch máu).5. TRIỆU CHỨNG CỦA CLĐT Một tổn thương trên chụp CLĐT được trình bày bằng vị trí, thể tích vàmật độ riêng so với mật độ của các cấu trúc bình thường là giảm, đẳng hay tăngmật độ. Khi tiêm thuốc cản quang sẽ cho phép ta nghiên cứu ảnh hưởng lên hàngrào máu não của tổn thương và phân bố mạch máu của tổn thương.CHỤP CLĐT VÀ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO1. CHỈ ĐỊNH Bệnh nhân tĩnh ( ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: