Danh mục

Nguyên tắc De Minimis trong pháp luật cạnh tranh châu Âu và một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 530.27 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nguyên tắc De Minimis trong pháp luật cạnh tranh châu Âu và một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam" bàn đến nguyên tắc De Minimis trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam, so sánh với pháp luật cạnh tranh Liên minh Châu Âu (EU) - một trong những khu vực có luật cạnh tranh phát triển nhất thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên tắc De Minimis trong pháp luật cạnh tranh châu Âu và một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ NGUYÊN TẮC DE MINIMIS TRONG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH CHÂU ÂU VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM MAI NGUYỄN DŨNG PHẠM THỊ NGỌC HÀ Ngày nhận bài:09/03/2023 Ngày phản biện:22/03/2023 Ngày đăng bài:30/06/2023 Tóm tắt: Abstract: Nguyên tắc De Minimis đề cập đến De Minimis refers to a principle that việc cho phép Tòa án bỏ qua hay từ chối allows the Court to ignore or refuse to xem xét những vấn đề mang tính tiểu tiết và consider trivial and insignificant issues. In không đáng kể. Trong pháp luật cạnh tranh, competition law, this allows competent nguyên tắc này đề cập đến việc các cơ quan authorities are able to ignore anti- có thẩm quyền có thể bỏ qua những thỏa competitive agreements where the parties thuận hạn chế cạnh tranh mà các bên trong have a market share below a certain thỏa thuận có mức thị phần thấp dưới một threshold. In Vietnam, De Minimis was first ngưỡng nhất định. Ở Việt Nam, De Minimis transplanted in Decree 35/2020/ND-CP lần đầu tiên được “cấy ghép” vào Nghị định detailing a number of articles of the 35/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số Competition Law. The following article điều của Luật Cạnh tranh. Bài viết dưới đây discusses De Minimis principle in Vietnam bàn đến nguyên tắc De Minimis trong pháp competition law, in comparison with the luật cạnh tranh Việt Nam, so sánh với pháp European Union (EU) competition law – luật cạnh tranh Liên minh Châu Âu (EU) - one of the regions with the most developed một trong những khu vực có luật cạnh tranh competition laws in the world. phát triển nhất thế giới. Từ khóa: Keywords: De Minimis, Luật Cạnh tranh EU, De Minimis, EU competition law, pháp luật cạnh tranh Việt Nam Vietnam competition law  ThS., GV Khoa Luật, Trường Kinh tế, Luật và Quản lí nhà nước, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chính Minh; Email: dungmn@ueh.edu.vn  GV Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chính Minh. 37 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 55/2023 1. Đặt vấn đề Pháp luật cạnh tranh ra đời với mục đích nhằm tạo ra một “luật chơi” cho các doanh nghiệp trên thị trường và làm cho thị trường vận hành một cách hiệu quả và công bằng. Chính vì vậy, các hệ thống pháp luật trên thế giới thường có chế tài khá nghiêm khắc với các hành vi thỏa thuận nhằm hạn chế cạnh tranh như thỏa thuận nhằm ấn định giá bán lại, thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, thỏa thuận hạn chế phát triển công nghệ… Tuy nhiên, cần lưu ý, không phải mọi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều bị cấm. Ngoài việc tạo ra một hình phạt có sức r n đe cao, pháp luật cạnh tranh còn tạo ra một bến an toàn (“safe habour”) cho các thỏa thuận khi mà chúng thỏa mãn một số điều kiện nhất định. Một trong các điều kiện đó là mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận nhỏ đến mức không đủ để tác động hoặc khả n ng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Yếu tố này được các học giả trên thế giới gọi là nguyên tắc De Minimis. 2. Nguyên tắc De Minimis và ý nghĩa của nguyên tắc này trong pháp luật cạnh tranh 2.1. Nguyên tắc De Minimis De Minimis là một thuật ngữ trong tiếng Latin với ý nghĩa ban đầu là “liên quan đến những thứ tối thiểu”. Trong pháp luật, thuật ngữ này được sử dụng như một nguyên tắc pháp lý nhằm để chỉ việc Tòa án hay cơ quan có thẩm quyền, trong quá trình xem xét các vụ việc do mình giải quyết, không quan tâm đến vấn đề tiểu tiết hay giá trị không đáng kể (de minimis non curat praetor hay de minimis non curat lex).1 De Minimis xuất hiện trong nhiều ngành luật khác nhau. Trong thương mại quốc tế, nguyên tắc này đề cập đến vấn đề quy tắc xuất xứ, trong đó quy định nếu một mặt hàng tuy chứa nguyên liệu không đáp ứng quy tắc xuất xứ, không đáp ứng được quy tắc chuyển đ i mã số hàng hóa (HS code) và chỉ chiếm một giá trị nhỏ (tùy quy định) trong sản phẩm thì hàng hóa vẫn được xem là có xuất xứ. Trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA), quy định này thường được các quốc gia thành viên đề cập với mục đích giảm bớt khó kh n trong việc đáp ứng tiêu chí xuất xứ.2 Trong lĩnh vực trợ cấp, vào n m 2012, EU đã ban hành quy định số 360/2012 ngày 25 tháng 4 n m 2012 về việc áp dụng Điều 107 và 108 Hiệp ước về chức n ng của Liên minh 1 Bryan A. Garner (t ng biên tập) (1999), Black's Law Dictionary (7th ed.), NXB. Minnesota: West Publishing, St. Paul (Hoa Kỳ), tr.443. 2 Phòng Xuất xứ hàng hóa – Cục Xuất nhập khẩu, Hiểu thể nào về De Minimis trong quy tắc xuất xứ, http://cptpp.moit.gov.vn/data/e0593b3b-82bf-4956-9721- 88e51bd099e6/userfiles/files/Hi%E1%BB%83u%20th%E1%BA%BF%20n%C3%A0o%20v%E1%BB%81 %20De%20Minimis%20trong%20Quy%20t%E1%BA%AFc%20Xu%E1%BA%A5t%20x%E1%BB%A9(1) .pdf, truy cập ngày 21/12/2022. 38 TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ châu Âu (TFEU, Treaty on the Functioning of the European Union) về ngưỡng De Minimis đối với các khoản viện trợ của Nhà nước. Theo quy tắc De Minimis, các khoản viện trợ nhỏ không được coi là viện trợ của Nhà nước vì chúng không ảnh hưởng đến cạnh tranh hay thương mại giữa các Quốc gia Thành viên EU; do đó họ không phải tuân theo yêu cầu thông báo quy định tại Điều 108 (3) TFEU. Khoản viện ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: