Nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng Đảng
Số trang: 5
Loại file: doc
Dung lượng: 51.50 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng đảng cộng sản. Vấn đề
này được V.I. Lênin xác định trong học thuyết về xây dựng đảng kiểu mới của giai
cấp vô sản, sau đó được các đảng cộng sản của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) cũng
như nhiều đảng cộng sản của phong trào cộng sản quốc tế vận dụng vào trong các
hoạt động của đảng mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng Đảng Nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng Đảng – những vấn đề nhận thức thêm GS.TS MẠCH QUANG THẮNG Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng đảng cộng sản. Vấn đề này được V.I. Lênin xác định trong học thuyết về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, sau đó được các đảng cộng sản của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) cũng như nhiều đảng cộng sản của phong trào cộng sản quốc tế vận dụng vào trong các hoạt động của đảng mình. Hồ Chí Minh – lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam – coi nguyên tắc tập trung dân chủ (có lúc Hồ Chí Minh gọi là chế độ dân chủ tập trung) là nguyên tắc rất quan trọng trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh coi tập trung và dân chủ phải luôn luôn đi đôi với nhau; dân chủ phải đi đến tập trung và tập trung trên cơ sở dân chủ. Gần đây nhất, trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X năm 2006, nêu rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ”, đồng thời xác định 6 nội dung cụ thể không những về “tổ chức” mà chủ yếu là về “hoạt động” hoặc “sinh hoạt” của Đảng. Đối với nguyên tắc tập trung dân chủ, chúng tôi thấy một số điểm sau đây: - C. Mác và Ph. Ăngghen chưa đề cập thật rõ vấn đề tập trung dân chủ trong xây dựng đảng của giai cấp công nhân. C. Mác và Ph. Ăngghen là những người đầu tiên xác định tính chất hoạt động của tổ chức cộng sản. Thật ra, thời của hai ông, chưa có một đảng cộng sản cụ thể nào, chỉ có Liên đoàn những người cộng sản, không rõ tính chất đảng cộng sản trong một nước cụ thể. Quốc tế I là tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân, không phải là một tổ chức cộng sản. Trong Điều lệ của Đồng minh những người cộng sản, nội dung của vấn đề chế độ hay nguyên tắc tập trung dân chủ chưa rõ nét lắm; ở đó chỉ đề cập vấn đề tổ chức rồi có thể bãi miễn các thành viên, v.v. - V.I. Lênin là người đầu tiên xác định một cách rõ ràng nhất nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản (đảng cộng sản), nhưng trong điều kiện cụ thể của nước Nga và sau này là Liên Xô, việc thực hiện nó có lúc còn nặng về tập trung. Gọi là đảng kiểu mới của giai cấp vô sản là để phân biệt với đảng kiểu cũ của Quốc tế II, một Quốc tế mà sau khi Ph. Ăngghen qua đời đã sa vào cải lương. Thời kỳ của V.I. Lênin, Đảng Cộng sản (b) Nga tiến hành đại hội mỗi một năm một lần; trong Đảng có sự thảo luận dân chủ, đấu tranh về tư tưởng, lý luận mạnh mẽ. Song, nhìn chung, mặt dân chủ trong xây dựng Đảng còn chưa thật đậm. - Trong quá trình hoạt động, hiện nay, trong cương lĩnh, nhiều đảng cộng sản trên thế giới không ghi nguyên tắc này vào trong cương lĩnh chính trị của mình. Nhiều đảng cộng sản không áp dụng nguyên tắc này vào trong thực tế xây dựng đảng. - Đảng Cộng sản Việt Nam, trong Điều lệ Đại hội X, ở Điều 9, nêu 6 “nội dung cơ bản” về nguyên tắc tập trung dân chủ: Nội dung cơ bản 1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Chúng ta thấy rằng, nói đến bầu cử để lập ra cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng, tức là đã nói đến dân chủ. Và, Điều lệ Đại hội X của Đảng còn xếp tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách vào nguyên tắc này. Thực ra, nếu tách riêng cũng được. Bản thân Hồ Chí Minh có lúc nói: tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung. Nội dung cơ bản 2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ). Chúng ta thấy nội dung này đề cập vấn đề tổ chức, cách tổ chức và thứ tự vị trí các cấp, không thật rõ phản ánh vấn đề dân chủ. Nội dung cơ bản 3. Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình. Như vậy là tự phê bình và phê bình, là một nguyên tắc sinh hoạt Đảng, được ghép vào đây. Nội dung cơ bản 4. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương. Chúng ta thấy rằng, nội dung này hoàn toàn phản ánh tính tập trung (phản ánh ở các cụm từ: “phải chấp hành”, “phục tùng”). Nội dung cơ bản 5. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền b ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng Đảng Nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng Đảng – những vấn đề nhận thức thêm GS.TS MẠCH QUANG THẮNG Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng đảng cộng sản. Vấn đề này được V.I. Lênin xác định trong học thuyết về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, sau đó được các đảng cộng sản của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) cũng như nhiều đảng cộng sản của phong trào cộng sản quốc tế vận dụng vào trong các hoạt động của đảng mình. Hồ Chí Minh – lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam – coi nguyên tắc tập trung dân chủ (có lúc Hồ Chí Minh gọi là chế độ dân chủ tập trung) là nguyên tắc rất quan trọng trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh coi tập trung và dân chủ phải luôn luôn đi đôi với nhau; dân chủ phải đi đến tập trung và tập trung trên cơ sở dân chủ. Gần đây nhất, trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X năm 2006, nêu rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ”, đồng thời xác định 6 nội dung cụ thể không những về “tổ chức” mà chủ yếu là về “hoạt động” hoặc “sinh hoạt” của Đảng. Đối với nguyên tắc tập trung dân chủ, chúng tôi thấy một số điểm sau đây: - C. Mác và Ph. Ăngghen chưa đề cập thật rõ vấn đề tập trung dân chủ trong xây dựng đảng của giai cấp công nhân. C. Mác và Ph. Ăngghen là những người đầu tiên xác định tính chất hoạt động của tổ chức cộng sản. Thật ra, thời của hai ông, chưa có một đảng cộng sản cụ thể nào, chỉ có Liên đoàn những người cộng sản, không rõ tính chất đảng cộng sản trong một nước cụ thể. Quốc tế I là tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân, không phải là một tổ chức cộng sản. Trong Điều lệ của Đồng minh những người cộng sản, nội dung của vấn đề chế độ hay nguyên tắc tập trung dân chủ chưa rõ nét lắm; ở đó chỉ đề cập vấn đề tổ chức rồi có thể bãi miễn các thành viên, v.v. - V.I. Lênin là người đầu tiên xác định một cách rõ ràng nhất nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản (đảng cộng sản), nhưng trong điều kiện cụ thể của nước Nga và sau này là Liên Xô, việc thực hiện nó có lúc còn nặng về tập trung. Gọi là đảng kiểu mới của giai cấp vô sản là để phân biệt với đảng kiểu cũ của Quốc tế II, một Quốc tế mà sau khi Ph. Ăngghen qua đời đã sa vào cải lương. Thời kỳ của V.I. Lênin, Đảng Cộng sản (b) Nga tiến hành đại hội mỗi một năm một lần; trong Đảng có sự thảo luận dân chủ, đấu tranh về tư tưởng, lý luận mạnh mẽ. Song, nhìn chung, mặt dân chủ trong xây dựng Đảng còn chưa thật đậm. - Trong quá trình hoạt động, hiện nay, trong cương lĩnh, nhiều đảng cộng sản trên thế giới không ghi nguyên tắc này vào trong cương lĩnh chính trị của mình. Nhiều đảng cộng sản không áp dụng nguyên tắc này vào trong thực tế xây dựng đảng. - Đảng Cộng sản Việt Nam, trong Điều lệ Đại hội X, ở Điều 9, nêu 6 “nội dung cơ bản” về nguyên tắc tập trung dân chủ: Nội dung cơ bản 1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Chúng ta thấy rằng, nói đến bầu cử để lập ra cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng, tức là đã nói đến dân chủ. Và, Điều lệ Đại hội X của Đảng còn xếp tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách vào nguyên tắc này. Thực ra, nếu tách riêng cũng được. Bản thân Hồ Chí Minh có lúc nói: tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung. Nội dung cơ bản 2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ). Chúng ta thấy nội dung này đề cập vấn đề tổ chức, cách tổ chức và thứ tự vị trí các cấp, không thật rõ phản ánh vấn đề dân chủ. Nội dung cơ bản 3. Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình. Như vậy là tự phê bình và phê bình, là một nguyên tắc sinh hoạt Đảng, được ghép vào đây. Nội dung cơ bản 4. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương. Chúng ta thấy rằng, nội dung này hoàn toàn phản ánh tính tập trung (phản ánh ở các cụm từ: “phải chấp hành”, “phục tùng”). Nội dung cơ bản 5. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền b ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
ập trung dân chủ lịch sử đảng tài liệu lịch sử đảng giáo trình lịch sử đảng ôn tập lịch sử đảng bài giảng lịch sử đảngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tài liệu thi Lịch sử Đảng - Trung cấp lý luận chính trị
25 trang 512 13 0 -
PHÂN TÍCH SỰ HÌNH THÀNH TƯ DUY CỦA ĐẢNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
3 trang 323 0 0 -
Ngân hàng câu hỏi và đáp án Đường lối Cách Mạng Đảng cộng sản Việt Nam
27 trang 99 0 0 -
bài thu hoạch tư tưởng Hồ Chí Minh
8 trang 87 0 0 -
HƯỚNG DẪN ÔN THI MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
94 trang 45 0 0 -
Đề ôn thi trắc nghiệm môn Lịch sử Đảng
11 trang 38 0 0 -
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991)
4 trang 37 0 0 -
Hướng dẫn ôn thi thi Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - GS. Lê Mậu Hãn (chủ biên)
95 trang 31 0 0 -
14 trang 29 0 0
-
20 trang 28 0 0