Nguyên tắc tự do hóa giao dịch vốn trong thời kỳ hội nhập
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 605.06 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong phạm vi bài viết này, bên cạnh việc xem xét một số vấn đề cơ bản về tự do hóa giao dịch vốn, bài viết sẽ tổng quát một số chính sách về quản lý giao dịch vốn của Việt Nam hiện nay, đồng thời rà soát các cam kết quốc tế về tự do hóa tài chính mà Việt Nam đã tham gia để có cơ sở đề xuất một số gợi ý chính sách phù hợp về tự do hóa giao dịch vốn trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên tắc tự do hóa giao dịch vốn trong thời kỳ hội nhập NGUYÊN TẮC TỰ DO HÓA GIAO DỊCH VỐN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP ThS. Nguyễn Ngọc Cảnh1 Tóm tắt Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế hội nhập với thế giới, các dòng vốn nước ngoài đã trở thành một nguồn vốn quan trọng, góp phần tích cực vào sự phát triển và thành công của công cuộc đổi mới đất nước. Đặc biệt, từ sau khi Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tiếp đó là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tham gia các cam kết song phương, đa phương về hợp tác kinh tế mà gần đây nhất là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vấn đề về tự do hóa giao dịch vốn ngày càng được quan tâm, xem xét trên nhiều khía cạnh nhằm khai thác tối đa lợi ích từ quá trình luân chuyển vốn xuyên quốc gia, song vẫn đảm bảo an ninh tài chính tiền tệ của đất nước. Trong phạm vi bài viết này, bên cạnh việc xem xét một số vấn đề cơ bản về tự do hóa giao dịch vốn, bài viết sẽ tổng quát một số chính sách về quản lý giao dịch vốn của Việt Nam hiện nay, đồng thời rà soát các cam kết quốc tế về tự do hóa tài chính mà Việt Nam đã tham gia để có cơ sở đề xuất một số gợi ý chính sách phù hợp về tự do hóa giao dịch vốn trong thời gian tới. Từ khóa: tự do hóa giao dịch vốn, giao dịch vốn, thời kỳ hội nhập 1. Các vấn đề chung về tự do hóa giao dịch vốn 1.1. Khái niệm giao dịch vốn Trước hết, cần làm rõ giao dịch vốn là giao dịch chuyển tiền/chuyển vốn với các hoạt động kinh tế gốc làm phát sinh dòng vốn đó (hoạt động đầu tư, hoạt động vay nợ,…). Tự do hóa giao dịch vốn là sự dỡ bỏ các quy định hạn chế dòng vốn, bao gồm dỡ bỏ hạn chế đối với các giao dịch thanh toán chuyển tiền có liên quan đến giao dịch vốn và chuyển đổi không hạn chế đồng nội tệ trong các giao dịch tài chính quốc tế. Do vậy, chính sách quản lý giao dịch vốn và xây dựng lộ trình tự do hóa giao dịch vốn cần được nhìn nhận trong tổng thể chính sách quản lý hoạt động kinh tế gốc (như quản lý hoạt động đầu tư, vay nợ,…) mà trong đó, chính sách quản lý giao dịch vốn sẽ là một trong nhóm chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo dòng vốn được luân chuyển 1 Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Email: phongvayno@sbv.gov.vn 62 phù hợp với mức độ tự do hóa của các hoạt động kinh tế gốc, đảm bảo quyền lợi của chủ thể tham gia giao dịch và tính ổn định của thị trường cũng như cả nền kinh tế. 1.2. Tác động của tự do hóa các giao dịch vốn Các lý thuyết kinh tế và thực tế cho thấy tự do hóa tài chính nói chung và tự do hóa các giao dịch vốn nói riêng mang lại nhiều tác động tích cực cho tổng thể nền kinh tế cũng như hệ thống tài chính của một quốc gia như: (i) tác động tích cực đến việc thu hút đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế; (ii) thúc đẩy chuyển giao công nghệ và tri thức qua biên giới quốc gia; (iii) giúp tạo ra một môi trường đầu tư minh bạch, linh hoạt và hiệu quả hơn; (iv) gián tiếp cải thiện hoạt động kinh tế vĩ mô thông qua sự dịch chuyển hiệu quả các dòng vốn. Tuy nhiên, tự do hóa giao dịch vốn cũng có thể mang lại những tác động tiêu cực lên nền kinh tế khi các điều kiện tiền đề để tự do hóa chưa được đảm bảo, ví dụ như tự do hóa giao dịch vốn (i) có thể gắn với những rủi ro kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng tín dụng đột ngột làm gia tăng tỷ giá thực, tạo ra áp lực lạm phát và các hệ lụy kèm theo; (ii) gây bất ổn hệ thống tài chính thông qua việc làm tăng giá tài sản trong nền kinh tế; (iii) rủi ro đảo chiều dòng vốn đột ngột. 1.3. Quan điểm của IMF về mức độ tự do hóa giao dịch vốn Một nước được đánh giá có mức độ tự do hóa dòng vốn cao khi nước này: (i) hạn chế tối đa việc sử dụng các biện pháp hành chính kiểm soát dòng vốn như cấp hạn mức cho từng giao dịch, cấp phép, cấm giao dịch, yêu cầu kết hối, hạn chế thời gian chuyển tiền đầu tư về nước,…; và (ii) quản lý dòng vốn thông qua các biện pháp giám sát an toàn thận trọng vĩ mô như biện pháp giám sát dòng vốn nhằm hạn chế các rủi ro cho hệ thống tài chính, các rủi ro liên quan đến các dòng luân chuyển vốn (quy định đăng ký giao dịch, báo cáo trước và sau giao dịch, giám sát thông qua tài khoản,…). Theo quan điểm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), do quá trình tự do hóa có thể có những tác động đa chiều đến thị trường trong nước, khi dỡ bỏ một biện pháp hạn chế dòng vốn nào, cần đánh giá những rủi ro của việc dỡ bỏ hạn chế này đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô, dựa trên điều kiện của từng quốc gia, bao gồm điều kiện về chính sách kinh tế vĩ mô, sự phát triển của hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính, năng lực quản lý và điều hành vĩ mô của các cơ quan quản lý nhà nước và hệ thống thông tin. IMF đề xuất nguyên tắc cơ bản về lộ trình tự do hóa thận trọng các dòng vốn, theo đó các quốc gia nên ưu tiên tự do hóa dòng vốn vào trước, sau đó mới thực hiện tự do hóa các dòng vốn ra; tự do hóa các dòng vốn dài hạn trước, sau đó mới thực hiện tự do hóa 63 các dòng vốn ngắn hạn; các dòng vốn có tính chất ổn định hơn sẽ được tự do hóa trước. Cùng với các bước tự do hóa trên, IMF đề xuất việc thực hiện các bước cải cách sâu rộng đối với khuôn khổ pháp lý, kế toán, tài chính và quản trị doanh nghiệp nhằm tạo tiền đề cho việc tự do hóa dòng vốn, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ việc mở cửa giao dịch vốn đối với nền kinh tế. 2. Thực trạng khung pháp lý thể hiện mức độ tự do hóa giao dịch vốn tại Việt Nam hiện nay 2.1. Khung pháp lý quản lý giao dịch vốn của Việt Nam Các quy định về quản lý các giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú và người không cư trú nhìn chung thuộc phạm vi các chính sách về quản lý ngoại hối. Chính sách quản lý ngoại hối liên quan đến các giao dịch vốn gốc (đầu tư, vay nợ, đầu tư tiền gửi) được xây ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên tắc tự do hóa giao dịch vốn trong thời kỳ hội nhập NGUYÊN TẮC TỰ DO HÓA GIAO DỊCH VỐN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP ThS. Nguyễn Ngọc Cảnh1 Tóm tắt Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế hội nhập với thế giới, các dòng vốn nước ngoài đã trở thành một nguồn vốn quan trọng, góp phần tích cực vào sự phát triển và thành công của công cuộc đổi mới đất nước. Đặc biệt, từ sau khi Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tiếp đó là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tham gia các cam kết song phương, đa phương về hợp tác kinh tế mà gần đây nhất là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vấn đề về tự do hóa giao dịch vốn ngày càng được quan tâm, xem xét trên nhiều khía cạnh nhằm khai thác tối đa lợi ích từ quá trình luân chuyển vốn xuyên quốc gia, song vẫn đảm bảo an ninh tài chính tiền tệ của đất nước. Trong phạm vi bài viết này, bên cạnh việc xem xét một số vấn đề cơ bản về tự do hóa giao dịch vốn, bài viết sẽ tổng quát một số chính sách về quản lý giao dịch vốn của Việt Nam hiện nay, đồng thời rà soát các cam kết quốc tế về tự do hóa tài chính mà Việt Nam đã tham gia để có cơ sở đề xuất một số gợi ý chính sách phù hợp về tự do hóa giao dịch vốn trong thời gian tới. Từ khóa: tự do hóa giao dịch vốn, giao dịch vốn, thời kỳ hội nhập 1. Các vấn đề chung về tự do hóa giao dịch vốn 1.1. Khái niệm giao dịch vốn Trước hết, cần làm rõ giao dịch vốn là giao dịch chuyển tiền/chuyển vốn với các hoạt động kinh tế gốc làm phát sinh dòng vốn đó (hoạt động đầu tư, hoạt động vay nợ,…). Tự do hóa giao dịch vốn là sự dỡ bỏ các quy định hạn chế dòng vốn, bao gồm dỡ bỏ hạn chế đối với các giao dịch thanh toán chuyển tiền có liên quan đến giao dịch vốn và chuyển đổi không hạn chế đồng nội tệ trong các giao dịch tài chính quốc tế. Do vậy, chính sách quản lý giao dịch vốn và xây dựng lộ trình tự do hóa giao dịch vốn cần được nhìn nhận trong tổng thể chính sách quản lý hoạt động kinh tế gốc (như quản lý hoạt động đầu tư, vay nợ,…) mà trong đó, chính sách quản lý giao dịch vốn sẽ là một trong nhóm chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo dòng vốn được luân chuyển 1 Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Email: phongvayno@sbv.gov.vn 62 phù hợp với mức độ tự do hóa của các hoạt động kinh tế gốc, đảm bảo quyền lợi của chủ thể tham gia giao dịch và tính ổn định của thị trường cũng như cả nền kinh tế. 1.2. Tác động của tự do hóa các giao dịch vốn Các lý thuyết kinh tế và thực tế cho thấy tự do hóa tài chính nói chung và tự do hóa các giao dịch vốn nói riêng mang lại nhiều tác động tích cực cho tổng thể nền kinh tế cũng như hệ thống tài chính của một quốc gia như: (i) tác động tích cực đến việc thu hút đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế; (ii) thúc đẩy chuyển giao công nghệ và tri thức qua biên giới quốc gia; (iii) giúp tạo ra một môi trường đầu tư minh bạch, linh hoạt và hiệu quả hơn; (iv) gián tiếp cải thiện hoạt động kinh tế vĩ mô thông qua sự dịch chuyển hiệu quả các dòng vốn. Tuy nhiên, tự do hóa giao dịch vốn cũng có thể mang lại những tác động tiêu cực lên nền kinh tế khi các điều kiện tiền đề để tự do hóa chưa được đảm bảo, ví dụ như tự do hóa giao dịch vốn (i) có thể gắn với những rủi ro kinh tế vĩ mô khi tăng trưởng tín dụng đột ngột làm gia tăng tỷ giá thực, tạo ra áp lực lạm phát và các hệ lụy kèm theo; (ii) gây bất ổn hệ thống tài chính thông qua việc làm tăng giá tài sản trong nền kinh tế; (iii) rủi ro đảo chiều dòng vốn đột ngột. 1.3. Quan điểm của IMF về mức độ tự do hóa giao dịch vốn Một nước được đánh giá có mức độ tự do hóa dòng vốn cao khi nước này: (i) hạn chế tối đa việc sử dụng các biện pháp hành chính kiểm soát dòng vốn như cấp hạn mức cho từng giao dịch, cấp phép, cấm giao dịch, yêu cầu kết hối, hạn chế thời gian chuyển tiền đầu tư về nước,…; và (ii) quản lý dòng vốn thông qua các biện pháp giám sát an toàn thận trọng vĩ mô như biện pháp giám sát dòng vốn nhằm hạn chế các rủi ro cho hệ thống tài chính, các rủi ro liên quan đến các dòng luân chuyển vốn (quy định đăng ký giao dịch, báo cáo trước và sau giao dịch, giám sát thông qua tài khoản,…). Theo quan điểm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), do quá trình tự do hóa có thể có những tác động đa chiều đến thị trường trong nước, khi dỡ bỏ một biện pháp hạn chế dòng vốn nào, cần đánh giá những rủi ro của việc dỡ bỏ hạn chế này đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô, dựa trên điều kiện của từng quốc gia, bao gồm điều kiện về chính sách kinh tế vĩ mô, sự phát triển của hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính, năng lực quản lý và điều hành vĩ mô của các cơ quan quản lý nhà nước và hệ thống thông tin. IMF đề xuất nguyên tắc cơ bản về lộ trình tự do hóa thận trọng các dòng vốn, theo đó các quốc gia nên ưu tiên tự do hóa dòng vốn vào trước, sau đó mới thực hiện tự do hóa các dòng vốn ra; tự do hóa các dòng vốn dài hạn trước, sau đó mới thực hiện tự do hóa 63 các dòng vốn ngắn hạn; các dòng vốn có tính chất ổn định hơn sẽ được tự do hóa trước. Cùng với các bước tự do hóa trên, IMF đề xuất việc thực hiện các bước cải cách sâu rộng đối với khuôn khổ pháp lý, kế toán, tài chính và quản trị doanh nghiệp nhằm tạo tiền đề cho việc tự do hóa dòng vốn, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ việc mở cửa giao dịch vốn đối với nền kinh tế. 2. Thực trạng khung pháp lý thể hiện mức độ tự do hóa giao dịch vốn tại Việt Nam hiện nay 2.1. Khung pháp lý quản lý giao dịch vốn của Việt Nam Các quy định về quản lý các giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú và người không cư trú nhìn chung thuộc phạm vi các chính sách về quản lý ngoại hối. Chính sách quản lý ngoại hối liên quan đến các giao dịch vốn gốc (đầu tư, vay nợ, đầu tư tiền gửi) được xây ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nguyên tắc tự do hóa giao dịch vốn Giao dịch vốn Quản lý giao dịch vốn Tổ chức Thương mại Thế giới Tài chính tiền tệGợi ý tài liệu liên quan:
-
203 trang 347 13 0
-
Giáo trình Nhập môn tài chính - Tiền tệ: Phần 1 - PGS.TS. Sử Đình Thành, TS. Vũ Thị Minh Hằng
253 trang 220 3 0 -
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 177 0 0 -
Các bước cơ bản trình bày báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn mực kế toán quốc tế
6 trang 174 0 0 -
105 trang 146 0 0
-
Xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
10 trang 127 0 0 -
2 trang 100 0 0
-
Xử lý tình trạng hàng hóa đến trước chứng từ đến sau trong giao nhận hàng hóa
5 trang 95 0 0 -
11 trang 83 0 0
-
Giáo trình Nhập môn tài chính - Tiền tệ: Phần 2 - PGS.TS. Sử Đình Thành, TS. Vũ Thị Minh Hằng
322 trang 78 0 0