Nguyễn Thùy Dương sinh năm 1985 tại Hà Nội, tốt nghiệp Sư phạm Mỹ thuật. Nhìn cô trông trẻ hơn so với tuổi rất nhiều. Hình như thói quen của Dương là kẻ mắt thật đậm ở phần đuôi mắt. Nhìn qua trông rất giống những con mắt cô vẽ trong các tác phẩm của mình..17h, tôi có mặt tại Maison des Arts. Chủ gallery là bà Nguyễn Nga một người Pháp gốc Việt. Gallery có từ năm 2007, đã diễn rất nhiều triển lãm, nhưng lại ít tiếng vang, có lẽ vì gắn với tên Văn Miếu khiến người...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Thùy Dương: NHÌN mà có gồng không? Nguyễn Thùy Dương: NHÌN mà có gồng không?Nguyễn Thùy Dương sinh năm 1985 tại Hà Nội, tốt nghiệp Sư phạmMỹ thuật. Nhìn cô trông trẻ hơn so với tuổi rất nhiều. Hình như thóiquen của Dương là kẻ mắt thật đậm ở phần đuôi mắt. Nhìn qua trôngrất giống những con mắt cô vẽ trong các tác phẩm của mình.17h, tôi có mặt tại Maison des Arts. Chủ gallery là bà Nguyễn Nga -một người Pháp gốc Việt. Gallery có từ năm 2007, đã diễn rất nhiềutriển lãm, nhưng lại ít tiếng vang, có lẽ vì gắn với tên Văn Miếu khiếnngười ta có cảm giác một thứ gì đó mang vẻ du lịch?Quả là có phần như thế, khi tầng 1 của gallery được bài trí như mộtgian hàng bán đồ thủ công lưu niệm trên mấy con phố cổ. Mà lại gần,nhìn kỹ thì toàn là tác phẩm của các nghệ sĩ nhà ta cả mới chết chứ!Trên tầng 2, những tờ giới thiệu tác giả và tác phẩm của triển lãm đượcbày sẵn sàng.Đặc biệt nhất là có bảng giá tranh của Thùy Dương trong triển lãm này.Giá dao động từ 100 – 750USD, khổ tranh từ 50x60 tới 120x100cm.Cũng hơi khác thường so với các triển lãm khác, nơi các tác giả sẽkhông đưa ra giá tác phẩm của mình, như một cách để bảo đảm tínhnghệ thuật của triển lãm. Nhưng thà thẳng thừng thế này cũng hay.Tranh nói cho cùng, ai mà chẳng muốn bán được! Tuy nhiên tôi cứ thắcmắc việc để bảng giá “tràn lan” thế này là do yêu cầu của gallery haycủa chính Thùy Dương? Nếu Thùy Dương thì cũng gan thật, triểnlãm đầu tay mà!Một trang giấy nữa là mấy câu giới thiệu của hai họa sĩ Nguyễn MạnhQuỳnh và họa sĩ Phạm Long Quận… Chủ đề của triển lãm hôm nay lấycảm hứng từ “Con mắt còn lại” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.Phòng triển lãm sáng sủa với 15 bức sơn dầu được tác giả vẽ từ Tết(khá là nhanh) cùng 3 bức bột màu được vẽ từ hồi còn học đại học.Ở góc phòng có ampli và guitar… Nhìn là biết chắc sẽ có âm nhạc rồi.15 bức sơn dầu đều có tên là “Nhìn”, đánh số là Nhìn 1, Nhìn 2,…Nhìn 15. Ba bức bột màu có tên là: “Giã gạo”, “Chân dung bé gái” và“Làm muối”. Trong ảnh là bức “Nhìn 2”.Bức “Nhìn 6”. Cá nhân tôi thấy tuy vẽ mắt đấy, cửa sổ tâm hồn đấy, màmọi thứ cứ trống rỗng, vô hồn, vô định.“Nhìn 8”“Nhìn 7”… Tóm lại các bức na ná nhau về màu sắc, cách thức thể hiện.“Nhìn 5” cho cảm giác tác giả đang cố gồng mình để thể hiện mộtthông điệp, một tâm trạng… Nhưng càng cố gắng với tới thì càng đuối.Xem đến “Nhìn 13” thì thấy ngoài cảm giác nhòe nhoẹt, loe loét, quằnquại, chỉ còn một thứ mỹ nghệ nhàn nhạt.Nếu nói về chủ đề “Nhìn” thì theo tôi, cái “Nhìn” này khéo lại đơn giảnmà hiệu quả hơn nhiều.Ba tác phẩm bột màu thì không mấy gì làm đặc biệt, cưng cứng kiểutranh bài tập, lại nằm ngoài chủ đề của triển lãm. Nhét ba bức này vàokhiến có cảm giác tất cả vốn tranh của Thùy Dương chỉ có thế. Khôngbiết mục đích của tác giả khi trưng bày ba bức này là gì? Để cho thấyrằng khi cần chị có thể cũng vẽ được theo phong cách khác?Được biết Thùy Dương là con gái họa sĩ Nguyễn Đức Sáng. Hôm naytrong số những người đến dự thấy nhiều người lớn, chắc là bạn bè củahọa sĩ Nguyễn Đức Sáng.Triển lãm đầu tay của họa sĩ trẻ nhiều người lớn tới dự cũng hay, nhưthế có khi lại nhận được những phản hồi sâu sắc, chắt lọc về nghề củacác bậc cao nhân… Nhưng cứ trông chờ một không khí triển lãm trẻtrung của 8X thì lại không có.Có họa sĩ Nguyễn Bích ở viện Văn hóa Dân gian (người tóc bạc dài).Có bác Nguyễn Mạnh Hiền rất chăm chỉ dự triển lãm và các hoạt độngvăn hóa ở thủ đô.Các phóng viên cũng đến phỏng vấn quay phim ghi hình triển lãm.Có phóng viên báo phỏng vấn tác giả…Có người lên chơi guitar một số bản nhạc quen thuộc như Romance,Besame Mucho…17h30 bắt đầu khai mạc triển lãm. Nguyễn Thùy Dương gửi lời cảm ơnđến bạn bè, gia đình… Chị bảo những gì chị muốn nói thì đã truyền tảihết vào trong tranh rồi, mọi người hãy xem tranh và cảm nhận. Lời phátbiểu của chị khá là ngắn gọn.Tiếp đó, người chủ gallery là bà Nguyễn Nga lên phát biểu. Bà giớithiệu về tác giả, về các tác phẩm trong triển lãm lần này… rồi nói về sựliên tưởng đến cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với bài hát “Con mắt cònlại”.Khán giả tập trung lắng nghe. Sau lời phát biểu, mọi người xem tranhrồi xuống tầng 1 để dự tiệc nhẹ…Triển lãm diễn ra trong 10 ngày, từ 15. 9 đến 25. 9, mong các bạn đếnxem và thử cho bài viết trình bày ý kiến cá nhân về triển lãm. Khônghiểu sao dù không thích tranh Thùy Dương, tôi vẫn nghĩ chị là ngườithẳng thắn và cởi mở, sẽ rất sẵn lòng lắng nghe… ...