Môi son 2, 155 x 135cm Triển lãm giới thiệu 22 sáng tác hội họa mới với chất liệu sơn dầu của họa sĩ Nguyễn Văn Cường (sinh năm 1976), hiện là giảng viên khoa Mỹ thuật, Đại học Sư phạm nghệ thuật TW. Giới mỹ thuật Hà Nội biết đến anh như một người vẽ tranh chân dung khá đặc biệt với hai lẽ: anh vẽ chân dung đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc rất đẹp mắt và cũng rất được người xem tranh ưa chuộng. Anh có một thời gian khá dài cộng tác với một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Văn Cường vẽ những gương mặt đã được “vẽ”
Nguyễn Văn Cường vẽ những gương
mặt đã được “vẽ”
Môi son 2, 155 x 135cm
Triển lãm giới thiệu 22 sáng tác hội họa mới với chất liệu sơn dầu của
họa sĩ Nguyễn Văn Cường (sinh năm 1976), hiện là giảng viên khoa
Mỹ thuật, Đại học Sư phạm nghệ thuật TW.
Giới mỹ thuật Hà Nội biết đến anh như một người vẽ tranh chân dung
khá đặc biệt với hai lẽ: anh vẽ chân dung đồng bào dân tộc miền núi
phía Bắc rất đẹp mắt và cũng rất được người xem tranh ưa chuộng. Anh
có một thời gian khá dài cộng tác với một số gallery nổi tiếng ở Hà
Nội, có thể sống được bằng việc vẽ. Lẽ thứ hai, khi anh tập trung vẽ
chân dung những gương mặt thị thành, tranh của anh cũng thu hút sự
chú ý của không ít người nước ngoài buôn tranh và sưu tập tranh.
Giới mỹ thuật từ lâu nay vẫn mặc định về những người vẽ có tranh bán
được nhiều là “kẻ làm nghệ thuật thương mại”, mặc cho người đó có
thực tâm muốn làm thương mại với tranh pháo của chính họ hay không.
Chính vì vậy, triển lãm cá nhân lần này của Nguyễn Văn Cường chắc
chắn sẽ đưa ra một thảo luận nghiêm túc về thế nào là thương mại và
thế nào thì là nghệ thuật trong hội họa. Riêng Nguyễn Văn Cường có
một quan điểm rõ ràng về hướng đi của anh trong hội họa: anh cho
rằng, mình là một người vẽ, người luôn mong muốn thể hiện được yếu
tố “ngắm nhìn” trên bức tranh của mình. Làm thế nào để một bức tranh
không chỉ hấp dẫn thị giác trong lần đầu tiên bạn tiếp xúc, mà còn phải
nhiều lần sau nữa, bạn ngắm nhìn rồi tò mò muốn tiếp tục mạch cảm
xúc, suy nghĩ của mình được gợi mở từ bức tranh ấy, từ ánh mắt của
nhân vật trên tranh ấy.
Series tranh lần này của Nguyễn Văn Cường được gợi ý từ một khía
cạnh xã hội hiện đại: sự trang điểm của con người trước khi bước ra
khỏi cánh cửa phòng riêng hay nhà riêng. Sự trang điểm không đơn
thuần chỉ là son phấn, áo quần, mà còn là rất nhiều phụ kiện vật chất,
kể cả sự yểu điệu, đỏm dáng bên ngoài nữa. Anh đã “ngắm nhìn” rất
nhiều gương mặt các cô gái đẹp trên những tạp chí thời trang, thời
thượng hiện nay của Việt Nam để thấm thía thêm cái gọi là “vẻ đẹp bề
ngoài” ấy. Và qua các bức tranh, có vẻ như anh muốn đặt ra những câu
hỏi được gợi ý từ vẻ đẹp bề ngoài ấy, kể cả những tò mò về sự tiềm ẩn
của nhiều vẻ đẹp khác ở phía sau gương mặt duyên dáng và đôi môi
son hấp dẫn kia.
Môi son 4, 155 x 135cm
Cố PGS. họa sĩ Nguyễn Lương Tiểu Bạch từng nhận định về tranh chân
dung của anh như sau: “…Dù trong những bố cục ít người hay nhiều
người, Nguyễn Văn Cường vẫn chủ yếu diễn tả chân dung. Chân dung
trong tranh anh được diễn tả sâu sắc, bút pháp thoải mái mà vững
vàng, lột tả được tính cách nhân vật. Những con người ấy gần gũi như
ta đã quen, đã gặp ở đâu rồi. Tuy chỉ dùng màu kiệm mà không nặng
nề, vẫn trong trẻo, thanh thoát… Tôi đã được xem nhiều tác phẩm của
họa sĩ Nguyễn Văn Cường. Thật quá sớm để đánh giá anh là một tài
năng mỹ thuật, nhưng những gì được thể hiện trong tác phẩm của
mình, họa sĩ Nguyễn Văn Cường cũng xứng đáng được người ta trân
trọng.” (tháng 8 – 2011).
Gần đây, sau khi xem series Những gương mặt được trang điểm của
anh, họa sĩ Lê Thiết Cương đã viết: “… Cường sở hữu một tay nghề và
một kỹ thuật sơn dầu tốt để chuyển tải ý tưởng hội họa của mình, cách
vẽ của mình. Tức là lối vẽ nào thì đồng hành với kỹ thuật ấy. Tôi thì tôi
muốn Cường buông lỏng hơn một chút, lãng đãng hơn một chút, vô lý
hơn nữa, “cẩu thả” và tung tẩy hơn nữa trong một bút pháp sẽ nhẹ
nhõm hơn… nhưng với “Những gương mặt được trang điểm” của
Nguyễn Văn Cường, thiết nghĩ anh đã bước đầu thành công.”
Trân trọng giới thiệu triển lãm này đến quý vị và rất mong triển lãm sẽ
được quý vị quan tâm.
Ảo ảnh, 155 x 135cm
*
NHỮNG GƯƠNG MẶT ĐƯỢC TRANG ĐIỂM
Đôi khi, chúng ta chẳng thể thấy được gương mặt thực sự của người
đàn bà! Gương mặt ấy đã là nơi để thoa lên phấn son, ngoắc lên kính
mũ… Họ chăm chút bản thân, tô điểm làm đẹp mình hay để trốn chạy
chính mình?
Thỏa mãn ước mong về một hình thức đẹp hoàn hảo là một khát vọng
không thể thay đổi của nhiều người đàn bà. Thời đại luôn tạo ra và định
hướng về vẻ đẹp cho những kẻ nhìn, vì vậy những ”cô gái” của tôi phải
”trang điểm” để tin rằng mọi người thấy họ đẹp hơn.
Thay đổi mình để đẹp hơn, nhưng khi bạn chiếm lấy vẻ đẹp này cũng là
lúc làm mất đi vẻ đẹp khác. Đẹp làm quá trình tồn tại của ai đó được dễ
dàng hơn, ý nghĩ giản đơn ấy đôi khi lại đẩy việc “làm đẹp” đi quá xa:
Khi vô học thì ”trang điểm” để có vẻ tri thức, đã có tri thức rồi thì
”trang điểm” cho càng tri thức hơn, càng không phải nghệ sĩ thì càng”
trang điểm” cho giống vẻ nghệ sĩ, gian manh ”trang điểm” thành kẻ
ngây thơ, thật thà…
Tuổi 15, 110 x 90cm
Với bố cục đơn giản tự nhiên, ánh sáng mềm mại, sắc màu nhẹ nhàng,
thoải mái trên bề mặt tranh trong suốt, mơ màng, tôi thể hiện những
khuôn mặt các cô gái được tô vẽ cầu kỳ khi suy nghĩ nhiều hơn về
những sự trái ngược, đối lập như vẻ nữ tính hay phù phiếm, chân thật
hay giả dối, thuần khiết hay dung t ...