Danh mục

Nguyễn Văn Tỵ

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 211.88 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sinh 1917 Hà Nội Mất 19 tháng 1, 1992 (74 tuổi) Hà Nội Quốc tịch Việt Nam Lĩnh vực hoạt động Hội họa .Đào tạo Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương Nam Bắc một nhà Tác phẩm Cấy ở Việt Bắc Vịnh Hạ Long Ảnh hưởng tới Mỹ thuật Việt Nam hiện đại Giải thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Tỵ (24 tháng 2 năm 1917 - 19 tháng 1 năm 1992) là hoạ sĩ Việt Nam và là Tổng thư ký đầu tiên của Hội Mỹ Thuật Việt Nam. Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 2 - 2001). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Văn Tỵ Nguyễn Văn Tỵ Nguyễn Văn Tỵ 1917 Sinh Hà N ội 19 tháng 1, 1992 (74 tuổi) M ất Hà N ội Việt Nam Quốc tịch Lĩnh vực hoạt H ội h ọa động Cao đẳng Mỹ thuật Đông Đào tạo Dương Nam Bắc một nhà Cấy ở Việt Bắc Tác phẩm Vịnh Hạ Long Mỹ thuật Việt Nam hiện đại Ảnh hưởng tới Giải thưởng Hồ Chí Minh Giải thưởng Nguyễn Văn Tỵ (24 tháng 2 năm 1917 - 19 tháng 1 năm 1992) là hoạ sĩ Việt Nam và là Tổng thư ký đầu tiên của Hội Mỹ Thuật Việt Nam. Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 2 - 2001). Mục lục 1 T iể u s ử  2 Sự nghiệp hội hoạ  2.1 Tác phẩm tiêu biểu o 3 Tặng thưởng  4 Tham khảo  Tiểu sử Ông sinh năm 1917 tại Hà Nội. Năm 1934 - 1935, ông học dự bị ở trường Mỹ thuật Đông Dương  Năm 1936 ông thi đỗ vào trường Mỹ thuật Đông Dương, học khoá 11  (1936 - 1941) cùng với các hoạ sĩ Hoàng Tích Chù, Nguyễn Tiến Chung, Bùi Trang Chước, Trần Văn Lắm... 1936 - 1940, ông đã có nhiều tác phẩm tham dự các triển lãm của Hội Việt  Nam khuyến khích mỹ thuật và công nghệ tổ chức (SADEAI), Hội hợp tác nghệ sĩ Đông Dương tổ chức ở Việt Nam và ở cả nước ngoài như Paris (Pháp), Batavia (Indonesia), Bruxelles (Bỉ) và ở San Francisco (Mỹ)... Năm 1941 ông tốt nghiệp hạng ưu với ba tác phẩm Vịnh Hạ Long - sơn  mài; Hội đền Chèm - sơn mài; Trăng lên - khắc gỗ Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1942, ông đi vẽ ở Angkor - Campuchia (các  tác phẩm sau này được trưng bày tại trụ sở Hội nghị văn hoá toàn quốc 1945 - 1946). Tháng 11/1942, ông tổ chức triển lãm riêng lần thứ nhất tại trụ sở của nhóm FARTA (cái nôi nghệ thuật Việt Nam) gồm 32 tác phẩm sơn mài, lụa, khắc gỗ. Năm 1943, ông đi Nhật Bản tham gia triển lãm ở Tokyo, với hai tác phẩm  Nghỉ ngơi - sơn mài và Hai cô gái Mường - khắc gỗ. Dự triển lãm nhóm FARTA với ba tác phẩm về Làng Mía ở Sơn Tây (sơn dầu), Nhân vật và Vịnh Hạ Long (sơn mài) Năm 1943 - 1944, ông làm trang trí sân khấu với đoàn kịch Thế Lữ ở Hà  N ộ i. Năm 1945, ông làm Uỷ viên Ban chấp hành Hội Văn hoá Cứu quốc, viết  bài cho báo Tiên Phong, tổ chức triển lãm Văn hoá và vẽ bức tranh cổ động Độc lập hay là chết trưng bày tại Hà Nội. Nhân dịp kỷ niệm một năm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9  năm 1946, ông tham gia Ban tổ chức triển lãm Mỹ thuật tháng Tám trưng bày tại Nhà hát Lớn Hà Nội, và có hai tác phẩm sơn mài Chăn trâu và Nghỉ ngoài ruộng gặt. Cuối năm 1946, ông tham gia tổ chức và giảng dạy Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, sau đó đi vẽ ở mặt trận Nam tiến. Sau ngày Toàn quốc kháng chiến, năm 1947, ông đi vào miền Trung, làm  Uỷ viên Ban chấp hành Hội Văn hoá kháng chiến Thanh Hoá và Liên khu IV, Viết bài cho báo Chống giặc và Sáng tạo, vẽ tranh cổ động, trang trí sân khấu - hoá trang cho đoàn kịch kháng chiến. Năm 1948, ông tổ chức xưởng hoạ Liên khu 4 và dạy lịch sử Mỹ thuật và  Hội hoạ phân trường Mỹ thuật liên khu 4, Biên tập và xuất bản tập san Mỹ thuật và Tạp chí Sáng tạo - cơ quan ngôn luận của Văn hoá kháng chiến Liên khu 4 (1948 - 1950). Cũng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông đi thực tế và vẽ tranh ở chiến khu Việt Bắc (Bắc Kạn, Bản Thi, Đại Từ - Thái Nguyên), ở những làng kháng chiến Cự Nẫm, Lệ Sơn, Cảnh Dương (Quảng Bình)... Năm 1953, ông tham gia đội giảm tô và cải cách ruộng đất ở Phú Thọ. Đi vẽ tại chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Hoà bình lập lại, ông trở về Hà Nội, tham gia Ban tổ chức triển lãm chào  mừng Thủ đô giải phóng do Hội Văn nghệ Việt Nam tổ chức tại Nhà Hát lớn Hà Nội. Sau đó ông công tác tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam và tham gia hoạt động ở Hội Văn nghệ Việt Nam và Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ông là Tổng thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam đầu tiên (1957 - 1958), Uỷ  viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1957 - 1958). Năm 1983 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai Hội Mỹ thuật Việt Nam, ông tiếp tục được bầu vào Ban chấp hành Hội, Hội đồng nghệ thuật, Uỷ viên Ban chuyên ngành Hội hoạ, Phó chủ tịch Hội đồng chuyên ngành Hội hoạ, Uỷ viên Ban chuyên ngành Lý luận phê bình khoá II (1983 - 1989); Uỷ viên Hội đồng nghệ thuật Hội khoá III (1989 - 1994). Trong suốt 55 năm công tác, ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển  của Hội Mỹ thuật Việt Nam cũng như sự phát triển của nền Mỹ thuật Việt Nam hiện đại ở tất cả các lĩnh ...

Tài liệu được xem nhiều: