Danh mục

Nhà băng đua tăng lãi suất không kỳ hạn

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 90.04 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mức trên vẫn chưa thấm vào đâu khi Ngân hàng Hàng hải (Maritime Bank) tung ra thị trường sản phẩm M - Business dành cho tài khoản tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp với lãi suất không kỳ hạn lên 10% một năm. Tiếp đó, hôm 25/3, ACB công bố biểu lãi suất huy động mới, điều chỉnh tăng mạnh ở tiền gửi đầu tư trực tuyến không kỳ hạn lên 6% - 9,6% một năm (trước đó từ 3,72% - 6% một năm). Cá biệt, tại SeABank, tiền gửi của khách hàng được hưởng lãi suất tới 9-12% một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà băng đua tăng lãi suất không kỳ hạn Nhà băng đua tăng lãi suất không kỳ hạn Mức trên vẫn chưa thấm vào đâu khi Ngân hàng Hàng hải (Maritime Bank) tung ra thị trường sản phẩm M - Business dành cho tài khoản tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp với lãi suất không kỳ hạn lên 10% một năm. Tiếp đó, hôm 25/3, ACB công bố biểu lãi suất huy động mới, điều chỉnh tăng mạnh ở tiền gửi đầu tư trực tuyến không kỳ hạn lên 6% - 9,6% một năm (trước đó từ 3,72% - 6% một năm). Cá biệt, tại SeABank, tiền gửi của khách hàng được hưởng lãi suất tới 9-12% một năm khi để tiền trong tài khoản SeaSave Smart. Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết trong tuần qua, lãi suất bình quân kỳ hạn 2 tuần và lãi suất không kỳ hạn có xu hướng tăng, các mức biến động phổ biến từ 0,02% đến 0,41% một năm. Theo lời phân trần của vị phó tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần tại TP HCM, trước đây khi khách hàng gửi tiền có kỳ hạn nhưng rút trước hạn vẫn được chi trả lãi suất theo thời gian thực gửi. Nay Thông tư 04 ban hành buộc các trường hợp này chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn thấp nhất nên nhà băng phải tăng lãi suất không kỳ hạn để giữ khách. Một lãnh đạo nhà băng khác cũng cho rằng, bản thân Thông tư 04 ban hành rất đúng nhưng chưa đủ. Vì nếu khách hàng muốn vẫn có thể lách ở kỳ hạn siêu ngắn như 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần... mà vẫn được hưởng lãi suất cao. Do vậy, muốn giữ chân khách hàng, nhiều ngân hàng đã đẩy lãi suất không kỳ hạn lên cao để khách khỏi phải đứng núi này, trông núi nọ. Ông thừa nhận, chính sự tăng cao của lãi suất không kỳ hạn mà cơ cấu nguồn vốn này ở ngân hàng ông thay vì trước kia chỉ khoảng 10% tổng nguồn huy động thì giờ, tỷ lệ này gấp vài lần. bây Đồng tình với quan điểm trên, một chuyên gia tài chính cho rằng, hiện nay đầu ra của các ngân hàng không tăng nhưng họ lại liên tục phải tìm cách hút vốn. Trong khi “trần” lãi suất huy động đang được giữ ở mức 14% một năm, ngân hàng rất khó hút vốn, buộc họ phải tăng lãi suất huy động không kỳ hạn để tăng tính hấp dẫn của tiền gửi. Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, ngoài việc tăng lãi suất không kỳ hạn lên cao để giữ chân khách cũng không loại trừ khả năng ngân hàng hút vốn này để cho vay lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng để bổ sung cho lợi nhuận. Theo Ngân hàng Nhà nước, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ đến ngày 23/3 đạt xấp xỉ hơn 134.000 tỷ đồng. Trong tuần, các giao dịch tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn (qua đêm, 1 tuần), đặc biệt là giao dịch qua đêm. Doanh số giao dịch qua đêm bằng tiền đồng đạt hơn 60.000 tỷ đồng, tương đương 45% tổng doanh số.

Tài liệu được xem nhiều: