Danh mục

Nhà Hồ - giai đoạn Thuộc Minh (1400-1428)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 151.35 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà Hồ (1400-1407) 1. Những hoạt động của Hồ Quý Ly 1400 Hồ Hán Thương 1401 Quý Ly lên làm vua, lấy lại họ Hồ của Tổ tiên, đổi tên nước là Đại Ngu (vì họ Hồ vốn dòng dõi nhà Ngu bên Trung Hoa). Chưa đầy một năm thì bắt chước nhà Trần, Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con, lên làm Thái thượng hoàng. Tuy thế, Hồ Quý Ly vẫn nắm quyền trị nước. Con thứ của Quý Ly là Hồ Hán Thương lên làm vua. Hồ Hán Thương có mẹ là công chúa Huy Ninh, con của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà Hồ - giai đoạn Thuộc Minh (1400-1428) Nhà Hồ - giai đoạn Thuộc Minh (1400-1428)Nhà Hồ (1400-1407)1. Những hoạt động của Hồ Quý Ly 1400 Hồ Hán Thương 1401Quý Ly lên làm vua, lấy lại họ Hồ của Tổ tiên, đổi tên nước là Đại Ngu (vì họ Hồ vốn dòngdõi nhà Ngu bên Trung Hoa). Chưa đầy một năm thì bắt chước nhà Trần, Hồ Quý Lynhường ngôi cho con, lên làm Thái thượng hoàng. Tuy thế, Hồ Quý Ly vẫn nắm quyền trịnước.Con thứ của Quý Ly là Hồ Hán Thương lên làm vua. Hồ Hán Thương có mẹ là công chúaHuy Ninh, con của vua Trần Minh Tông. Vì thế, khi sai sứ sang cáo với nhà Minh, Quý Lylấy cớ là nhà Trần đã tuyệt tự nên phải cho cháu ngoại lên thay, tạm giữ quyền điều hànhquốc sự. Nhà Minh phong cho Hán Thương làm An Nam Quốc vương. Quý Ly thực hiệnđược nhiều công trình đáng kể dù thời gian nắm quyền của họ Hồ không bao nhiêu (7 năm).Trước hết phải kể đến việc cải cách dùng tiền giấy của . Cách dùng tiền giấy đã được HồQuý Ly cho áp dụng từ năm 1396. Song song với việc phát hành tiền giấy là hủy bỏ việcdùng tiền đồng. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có việc dùng tiền giấy. Sử liệucho ta biết chi tiết về tiền giấy của như sau: Tờ mười đồng: có hình cây rêu biển  Ba mươi đồng: sóng  Một tiền: đám mây  Hai tiền: rùa  Ba tiền: lân  Năm tiền: phượng  Một quan: rồng Về việc giáo dục, có một số cải cách. Ngay sau khi lên ngôi được 5 tháng, Hồ Quý Ly đãcho tổ chức kỳ thi Thái học sinh, chọn được 20 người đỗ, trong đó có Nguyễn Trãi.Ba năm sau, nhà Hồ ấn định cách thức thi cử. Lệ thi tiến hành liền trong ba năm, vào tháng8 hàng năm. Thí sinh đậu thi hương rồi thì được miễn lao dịch nhưng năm sau phải thi lại ởbộ Lễ, ai đỗ được bổ dụng. Qua năm thứ ba mới thi hội, nếu đậu, mới được gọi là Thái họcsinh. Trong chương trình thi có môn toán và viết tập. Ngoài ra còn có thi Lại viên để tuyểnngười làm việc trong các lãnh vực sự vụ, hành chính. Quân nhân, phường chèo, người có tộikhông được dự thi.ở các châu phủ đều có quan giáo thụ trông coi việc học hành. Giới nhà giáo được quan tâmmột cách thiết thực. Các quan làm giáo chức đều được cấp ruộng từ 10 mẫu trở lên. Mỗicuối năm phải chọn kẻ học giỏi tiến vào triều để nhà vua sát hạch bổ sung.Chính sách khuyến học của nhà Hồ đã đưa đến kết quả đáng kể. Năm 1405 có đến 170người thi đỗ và được bổ dụng vào bộ máy quan chức của nhà Hồ.Chế độ thuế má: Các thuyền buôn bán đều phải chịu thuế tùy theo hạng. Hạng nhất phảiđóng 5 quan, hạng nhì 4 quan, hạng ba 3 quan.Nhà Hồ ban hành chính sách hạn điền, quy định số ruộng đất mà các vương hầu, quan lạicùng địa chủ được phép có. Không ai có quyền sỡ hữu trên 10 mẫu ruộng. Nếu quá con sốấy thì biến thành tài sản của nhà nước. Chế độ hạn nô cũng được ban hành, quy định mỗihạng người chỉ có được một số nô tỳ nhất định.Thuế đinh căn cứ vào số ruộng. Ai có 2 mẫu 6 sào trở lên thì đóng 3 quan, ai có ít hơn số ấythì đóng ít hơn, ai không có ruộng thì được miễn. Thuế ruộng được định như sau: tư điềnđóng mỗi mẫu 5 thăng. Ruộng dâu cũng chia làm ba hạng để đóng thuế.Hộ tịch: Để tăng quân số hòng chống giữ với nhà Minh, nhà Hồ bắt tất cả mọi người từ haituổi trở lên đều phải ghi vào sổ hộ tịch. Nhờ thế quân số tăng thêm.Nhà Hồ lập ra bốn kho và trưng tập các thợ thủ công giỏi vào làm ở đấy.Nhà Hồ còn cải cách đóng chiến thuyền. Thuyền có sàn, trên sàn dùng để đi lại, dưới sàn lànơi để chèo chống.Cương vực của Đại Việt dưới thời nhà Hồ được mở rộng về phương Nam. Năm 1042. HồHán Thương thân chinh đi đánh Champa. Vua Chăm dâng đất Chiêm Động để xin hàng. HồQuý Ly bắt vua Chăm phải nhường thêm đất Cổ Lũy, gộp lại thành bốn châu Thăng, Hoa,Tư, Nghĩa (sau này ghép tên lại thành Thăng Hoa và Tư Nghĩa, tương ứng với vùng QuảngNam, Đà Nẵng ngày nay).2. Thất bại của nhà HồTrong lúc nhà Hồ đang ra sức xây dựng đất nước thì lại có một thế lực khác lại vận động đểlật đổ nhà Hồ. Có người tên là Trần Thiêm Bình, tự xưng là con của vua Trần Nghệ Tông,vượt biên giới sang Trung Hoa, tố cáo với nhà Minh việc họ Hồ cướp ngôi nhà Trần. NhàMinh nhân cớ ấy cũng muốn xuất thân đánh họ Hồ.Hồ Quý Ly biết tin nên tăng cường phòng thủ. Ông cho đắp thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội),đóng cọc gỗ trong lòng sông Bạch Hạc và chia quân đi trấn giữ các nơi hiểm yếu.Năm 1406, nhà Minh sai tướng cùng 5.000 quân đưa Trần Thiêm Bình về nước. Hồ Quý Lycho quân chận đánh quân Minh ở Chi Lăng, bắt được Thiêm Bình, đem giết đi rồi một mặtsai sứ sang nhà Minh biện bạch việc Thiêm Bình nói dối, xin theo lệ tiến công như cũ, mộtmặt cho tăng cường phòng thủ, mộ thêm lính, đóng cư ở phía Nam sông Nhị Hà dài đến hơn700 dặm.Nhà Minh cử các danh tướng như Mộc Thạnh, Trương Phụ, Lý Bân đem hai đạo quân sangđánh nhà Hồ. Hai đạo quân ấy vượt biên giới tới đóng ở bờ Bắc sông Bạch Hạc. Biết rằnglòng dân còn luyến tiếc nhà Trần, tướng nhà Minh sai viết kịch kể tội nhà Hồ, tuyên truyềnlà quân Minh sa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: