Thông tin tài liệu:
Tiếng chiêng Ê Đê có âm thanh chắc, khỏe, dồn dập, ngân và vang xa như khát vọng của chàng Đam San từ thuở nào dám chống lại luật tục mẫu hệ ngàn đời của cộng đồng là ước mơ bắt cả Nữ thần Mặt Trời về làm vợ... Trong những nhạc cụ cổ truyền của người Ê đê cũng như các dân tộc khác trên dãy Trường Sơn – Tây Nguyên, dàn chiêng được đồng bào xem trọng hơn cả bởi tiếng chiêng đã gắn bó với họ từ thuở mới mở mắt chào đời đến khi diễn ra...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhạc chiêng ÊĐê
Nhạc chiêng ÊĐê
Tiếng chiêng Ê Đê có âm thanh chắc, khỏe, dồn dập, ngân và vang xa như khát vọng của
chàng Đam San từ thuở nào dám chống lại luật tục mẫu hệ ngàn đời của cộng đồng là
ước mơ bắt cả Nữ thần Mặt Trời về làm vợ...
Trong những nhạc cụ cổ truyền của người Ê đê cũng như các dân tộc khác trên dãy
Trường Sơn – Tây Nguyên, dàn chiêng được đồng bào xem trọng hơn cả bởi tiếng chiêng
đã gắn bó với họ từ thuở mới mở mắt chào đời đến khi diễn ra lễ bỏ mả - về nơi an nghỉ
cuối cùng. Muốn bảo tồn, phát huy có hiệu quả di sản văn hóa độc đáo này cần phải hiểu
những giá trị ẩn chứa trong nó.
Mang đậm tính tiết tấu
Chiêng Ê Đê mang đậm tính tiết tấu mặc dù những yếu tố còn lại như giai điệu, hòa
thanh... vẫn không bị lấn át. Trong 9 chiếc chiêng của cả dàn, trừ chiếc Sar lớn nhất giữ
nhiệm vụ bè trầm thì 2 chiếc có núm là M’đú và Ana ching đảm nhiệm phần tiết tấu, 6
chiếc còn lại là 6 chiếc chiêng bằng K’lác là K’na ti, H’lang, Khơc, H’luê khơc, H’luê
liang và M’đú khớc diết thực hiện phần giai điệu. Người Ê Đê chỉ dùng dùi đánh vào
phía trong các chiêng bằng và vào phía ngoài đối với những chiêng có núm.
Với người Ê Đê, việc tấu chiêng thường là ở trong nhà. Tại đó những nghệ nhân ngồi tấu
chiêng trên chiếc K’pan (ghế dài – được đẽo gọt từ một thân gỗ, không chắp nối) truyền
thống. Các bài chiêng cụ thể đã có quy định chặt chẽ nhưng tính ngẫu hứng, tính dân chủ
và sự sáng tạo lại là đặc điểm nổi bật trong sinh hoạt đối với cồng chiêng.
Khác với âm thanh thánh thót, rộn rã của dàn chiêng Gia Rai, Ba Na, âm hưởng trầm, ấm
của dàn chiêng M’nông, chiêng Ê Đê có âm thanh chắc, khỏe, dồn dập, ngân và vang xa
như khát vọng của chàng Đam San từ thuở nào dám chống lại luật tục mẫu hệ ngàn đời
của cộng đồng là ước mơ bắt cả Nữ thần Mặt Trời về làm vợ... Chiêng Ê Đê có khá nhiều
chủng loại như: K’do, Ngansa, M’nhum, Luir, Kur, Loa với các nhóm (nhánh) K’pă,
M’thur và Adham, riêng nhóm Ê Đê Bih có chiêng Vắcvei (đặc biệt hơn các nhánh khác
từ trang phục cũng như dàn chiêng), cả dàn gồm 6 chiếc nhưng đều là chiêng núm, nếu
xếp lồng vào nhau thì các vòng tròn từ cái lớn nhất đến cái nhỏ nhất đường kính của
chúng cách đều một đốt ngón tay cái (theo thứ tự)... Các dàn chiêng Ê Đê nhìn chung đã
có âm hưởng giống nhau nhưng âm khí lại khác nhau, tuy vậy khoảng cách về cao độ
giữa mỗi chiếc trong cả dàn vẫn phải là những hằng số.
Nặng tính suy tưởng
Âm nhạc cồng chiêng không mang tính thế tục mà mang nặng tính suy tưởng, bởi ở tất cả
các sinh hoạt cộng đồng có vang lên nhạc chiêng đã thấy được trong sâu thẳm của mỗi
thành viên tham dự mối giao hòa giữa thế giới con người và thế giới thần linh, giữa thế
giới người đang sống và thế giới người đã chết theo quan niệm của đồng bào.
Các bài chiêng Ê Đê thường thể hiện qua sự đối thoại giữa 2 nhóm H’liang và Khơc. Hai
nhóm nói trên được ví như giọng nữ và giọng nam, vì thế người ta còn có thể xem rằng
cơ cấu dàn chiêng Ê Đê đã mang trong mình nó hình ảnh thu hẹp của một đại gia đình
mang đậm dấu ấn nền văn hóa mẫu hệ. Nghe tiếng chiêng, người nghe sẽ phân biệt được
đâu là tiếng chiêng nói lên niềm vui hay nỗi buồn tại nơi diễn ra sự việc mà khi sự có mặt
của bạn là để sẻ chia hay đóng góp một cái gì đó.
So sánh giai điệu của các bài chiêng với các làn điệu dân ca với các loại nhạc cụ khác thì
tính tiết tấu vẫn có cái gì đó nổi trội hơn. Đó chính là tâm hồn rực lửa, luôn cháy mãi
trong cộng đồng các cư dân bản địa đích thực trên cao nguyên đất đỏ bazan này mà đã
không ít dịp, không chỉ những người châu Á mà ngay cả người châu Âu cũng liên tục vỗ
tay không ngớt khi mỗi bài chiêng kết thúc dưới ánh đèn màu sân khấu ở nơi “đất khách
quê người”.