Danh mục

NHẠC SỸ PHÚ QUANG

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 129.67 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhạc sĩ Phú Quang sinh ngày 13-10-1949, quê quán ở Hà Nội, hiện giờ anh đang sống chủ yếu ở Thành Phố Hồ Chí Minh, trong một căn hộ khá riêng tư ở quận Bình Thạnh. Vị trí của Phú Quang trong âm nhạc Việt Nam hiện đại được khẳng định qua hàng loạt ca khúc, hàng loạt album, chương trình âm nhạc suốt mấy năm qua. Những ca khúc của anh phảng phất không khí khói sương của một "chiều phủ Tây Hồ" hay nỗi cô đơn của một kẻ sống luôn khắc khoải về những điều đã...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHẠC SỸ PHÚ QUANG NHẠC SỸ PHÚ QUANG Nhạc sĩ Phú Quang sinh ngày 13-10-1949, quê quán ở Hà Nội, hiện giờ anh đang sống chủ yếu ở Thành Phố Hồ Chí Minh, trong một căn hộ khá riêng tư ở quận Bình Thạnh. Vị trí của Phú Quang trong âm nhạc Việt Nam hiện đại được khẳng định qua hàng loạt ca khúc, hàng loạt album, chương trình âm nhạc suốt mấy năm qua. Những ca khúc của anh phảng phất không khí khói sương của một chiều phủ Tây Hồ hay nỗi cô đơn của một kẻ sống luôn khắc khoải về những điều đã không thoả nguyện... hơn ai hết, anh đã đem thơ vào nhạc, tạo thành một thứ ngôn ngữ nhạc thơ, thơ nhạc huyền ảo nhiều biến thái đẹp đẽ của cảm xúc lẫn ca từ. Phú Quang rất được yêu thích với các ca khúc trữ tình, nhất là mảng bài hát về Hà Nội với các ca khúc Em ơi Hà Nội phố, Hà Nội ngày trở về, Mơ về nơi xa lắm, Im lặng đêm Hà Nội, Tôi muốn mang Hồ Gươm đi. Là một người có biệt tài về phổ nhạc cho thơ, rất nhiều bài thơ qua tay anh đã có một đời sống khác, đời sống của một bài hát: Nỗi nhớ, Im lặng đêm Hà Nội, Dương cầm lạnh, Em ơi Hà Nội phố... Ngoài sáng tác ca khúc, Phú Quang còn là tác giả của nhiều tác phẩm khí nhạc: giao hưởng, concerto, thơ giao hưởng, tiểu phẩm... Anh cũng viết nhạc cho rất nhiều phim, có những bài hát cho phim sau này có một đời sống độc lập và rất được yêu thích như Nỗi khát khao mặt trời (trong phim Tình khúc 68)... Nhạc phẩm đầu tay: Ballát Niềm tin viết cho viôlôngxen và pianô vào năm 1967. Các tác phẩm khác: Em ơi Hà Nội phố, Đâu phải bởi mùa thu, Khúc mùa thu, Im lặng đêm Hà Nội, Trong ánh chớp số phận, Mơ về nơi xa lắm... Những bài thơ được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc Vọng khúc biển Anh cứ xa Trăng không tròn nữa Biển chiều nay dềnh sóng nửa bờ Cánh buồm phía chân trời xa hút Con dã tràng se cát bơ vơ Anh cứ xa Cơn lốc trái chiều Em đơn lẻ Cỏ lông chông xơ xác Những dấu chân mềm In trên bờ cát Em mãi tìm theo Chẳng thấy bóng người Chớp xa... Hun hút chân trời Em ngã xoài vào vùng cát ướt Rong rêu dạt mảnh đời cô độc Trái tim về phía mặt trời Bài thơ Theo sóng ra khơi. ( Đào Phong Lan) Không đề Dường như ai đi ngang cửa Hay là ngọn gió mải chơi Chút nắng vàng thu se lạnh Chiều nay - cũng bỏ ta rồi Làm sao về được mùa đông Chiều thu - cây cầu đã gãy Lá vàng chìm bến thời gian Đàn cá im lìm không quẫy Ừ thôi.... Mình ra khép cửa Vờ như mùa đông đang về.... ( Thảo Phương) Mưa tháng 6 Tháng 6 Mưa Giá trời đừng mưa Anh đừng nhớ Trời không mưa và anh không nhớ Anh còn biết làm gì? Em như hạt mưa trên phố xưa Nuôi kỉ niệm bám hoài trí nhớ Kỷ niệm như rêu Giẫm vào anh chợt nhớ Giẫm vào anh trượt ngã Tình xưa xa lắm rồi... Giá trời đừng mưa Anh chẳng cần xuống phố Hoa cúc vàng nhà ai Thả từng chùm Hoài nhớ Áo em vàng Tháng 6 trời buồn Lũ chim sẻ hiên nhà bay mất Như em... Như em... ( Đỗ Trung Quân) Muộn Thế là muộn em không còn đợi nữa Đời xóa đi kỷ niệm ấy rồi Anh tiếc mãi lỡ lầm như tầm gửi Buồn mênh mông nuốt hận với đời. Thế là muộn em không còn đợi nữa Chim sẻ rừng trốn về núi bên kia Vầng trăng ấy thành vầng trăng ám ảnh Đêm hoang sơ cô độc ngày về. Thế là muộn vòng quay không trở lại Con chim non vỗ cánh bay đi Ngơ ngác lắm chiều côi cút ấy Ngơ ngác cỏ hoa, ngơ ngác ngày về. Thế là muộn em không còn đợi nữa Để chia vầng trăng, chia những yêu thương Thế là muộn em không còn đợi nữa Anh trở về trong câu hát ngu ngơ. ( Thái Thăng Long)

Tài liệu được xem nhiều: