Nhận biết và phòng trị một số bệnh thường gặp khi ương nuôi cá bơn
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 98.40 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cá bơn vỉ (Paralichthys olivaceus) là loài cá đáy, sống ở vùng biển xứ lạnh, là loài có giá trị kinh tế cao và là đối tượng nuôi quan trọng của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Thân cá to, thịt thơm ngon, hàm lượng đạm cao. Cá có tốc độ sinh trưởng nhanh, sức sinh sản mạnh. Thực hiện chủ trương của Ngành Thủy sản về đa dạng hóa đối tượng nuôi cho xuất khẩu, dự án "Nhập công nghệ sản xuất giống và ương nuôi cá bơn vỉ" đã được triển khai từ năm 2004. Trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận biết và phòng trị một số bệnh thường gặp khi ương nuôi cá bơn Nhận biết và phòng trị một số bệnh thường gặp khi ương nuôi cá bơn vỉ Cá bơn vỉ (Paralichthys olivaceus) là loài cá đáy, sống ở vùng biển xứ lạnh, là loài có giá trị kinh tế cao và là đối tượng nuôi quan trọng của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Thân cá to, thịt thơm ngon, hàm lượng đạm cao. Cá có tốc độ sinh trưởng nhanh, sức sinh sản mạnh. Thực hiện chủ trương của Ngành Thủy sản về đa dạng hóa đối tượng nuôi cho xuất khẩu, dự án Nhập công nghệ sản xuất giống và ương nuôi cá bơn vỉ đã được triển khai từ năm 2004. Trong hơn 2 năm tiếp nhận công nghệ, nhóm cán bộ kỹ thuật đã nhận thấy rằng quá trình ương nuôi cá hương, cá giống ít thấy cá chết do bệnh mà chủ yếu do nhiệt độ cao, cá bắt mồi kém dẫn đến tỷ vong. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi cá giống xuất hiện một số bệnh. Sau đây là một số bệnh thường gặp và cách phòng trị: 1. Bệnh nấm Bệnh thường phát sinh khi cá được 25 ngày tuổi, chiều dài cơ thể 9mm. Cá nhiễm bệnh da bị phồng rộp lên dẫn đến các tế bào biểu bì của cá bị hoại tử. - Dấu hiệu bệnh lý: cá xuất hiện các đốm trắng thường ở phía trước vây lưng, đó là các quần thể nấm có kích cỡ thường 1x100 µm, vi khuẩn nấm hình sợi. - Phòng bệnh: Trước và trong quá trình ương nuôi, công trình nuôi, dụng cụ phải vệ sinh, nguồn nước ương nuôi cá phải sạch. Đây là phương pháp tốt nhất để ngừa bệnh. - Trị bệnh: phun hoá chất pronopol xuống bể ương nuôi với nồng độ 3-5 ppm. 2. Bệnh truyền nhiễm về đường ruột Bệnh thường phát sinh ở cá được 30 ngày tuổi, giai đoạn cá chuyển xuống sống đáy. Nuôi trong điều kiện nhiệt độ nước 18-200C thì tỷ lệ cá mắc bệnh giảm. Khi cá nhiễm bệnh sẽ chết rất nhanh, thường 3-5 ngày cá có thể chết. Tác nhân gây bệnh này là do vi khuẩn vibrio sp. - Dấu hiệu bệnh lý: cá nhiễm bệnh thường bỏ ăn, bụng trướng to, đường tiêu hóa thức ăn không tiêu, cá hoạt động kém, bơi chậm chạp, màu sắc cá biến sang màu xám đen, ống tiêu hóa co rút và khi cá chết giải phẫu phát hiện ống tiêu hóa có rất nhiều khuẩn hình que. - Biện pháp phòng bệnh: Nguồn gây bệnh thường do nguồn thức ăn là luân trùng và artemia. Do đó, nuôi luân trùng và ương artemia nên sử dụng tiểu cầu tảo (Chorella sp), không nên nuôi trong điều kiện nhiệt độ quá cao và mật độ ương dày. Môi trường nước ương phải sạch, không ô nhiễm. Đây là cách phòng ngừa bệnh có hiệu quả. - Trị bệnh: Trộn vào thức ăn cá thuốc kháng sinh oxytetracyline với nồng độ 1-2 g/1kg cá/ngày. Cho ăn liên tục 3-5 ngày, kết hợp bổ sung B.complex và vitamin C. 3. Bệnh do vi khuẩn vibrio anguillarium Bệnh này thường xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn cá giống, tỷ lệ chết có thể lên tới 50%, thường gặp ở cá có chiều dài thân 5-20 cm. Bệnh thường phát sinh quanh năm, đặc biệt phát sinh cao ở thời kỳ từ tháng 4- 7. Tác nhân gây bệnh này là do vi khuẩn vibrio anguillariu. - Dấu hiệu bệnh lý: màu sắc cơ thể chuyển sang màu xám đen, vảy bị bong ra, vây bị hoại tử phần tia vây ngoài, vây bị xuất huyết thối rữa. - Biện pháp phòng bệnh: Vi khuẩn vibrio anguillariu tồn tại ở trong nước biển, do vậy muốn phòng bệnh này nguồn nước phải đảm bảo sạch, phải thường xuyên sát trùng đáy bể ương nuôi. Dung thuốc phun trực tiếp vào bể nuôi để nước bể có nồng độ thuốc formaline nồng độ 10-15ppm. - Trị bệnh: dùng một trong các loại thuốc kháng sinh (oxytetracyline, rifammycine...) trộn với thức ăn cho cá ăn trong 7 ngày liên tục với lượng như sau: ngày đầu tiên từ 100mg thuốc/kg cá /ngày, từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 lượng thuốc mỗi ngày bằng một nửa ngày đầu. Kết hợp bổ sung B.complex và vitamin C. 4. Bệnh do vi khuẩn (liên cầu khuẩn) Bệnh phát sinh từ tháng 4 đến tháng 12, tập trung vào thời điểm nhiệt độ nước khoảng 250C (nhất là tháng 7-10), cá nuôi mật độ cao, tỷ lệ nước thay ít. Cá bị bệnh có tỷ lệ chết hàng ngày 0,1-2%, có lúc đạt 10%. Khi nhiệt độ hạ thấp, bệnh hạn chế phát sinh. Tác nhân gây bệnh do liên cầu khuẩn Streptoccous sp - Dấu hiệu bệnh lý: màu sắc cơ thể chuyển sang màu xám đen, nhãn cầu trắng đục, xuất huyết, bộ phận đầu và hàm trên hàm dưới cá màu đỏ. Mang cá có màu đỏ do xuất huyết hoặc tái xám do chuyển sang giai đoạn hoại tử. Khi giải phẫu nội tạng thấy ruột có màu đỏ. - Biện pháp phòng bệnh: Bệnh thường xuất hiện khi nhiệt độ nước lên cao, thức ăn chất lượng kém. Do đó, khi phát hiện cá bị bệnh phải tách cá bệnh ra riêng. Cho cá ăn thức ăn tươi sống, chất lượng tốt, ngừng cho ăn hoặc cho ăn ít hơn khi phát hiện cá nhiễm bệnh. Tăng chất dinh dưỡng cho cá, giảm mật độ ương nuôi, tăng cường thay nước, hạn chế thức ăn dư thừa
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận biết và phòng trị một số bệnh thường gặp khi ương nuôi cá bơn Nhận biết và phòng trị một số bệnh thường gặp khi ương nuôi cá bơn vỉ Cá bơn vỉ (Paralichthys olivaceus) là loài cá đáy, sống ở vùng biển xứ lạnh, là loài có giá trị kinh tế cao và là đối tượng nuôi quan trọng của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Thân cá to, thịt thơm ngon, hàm lượng đạm cao. Cá có tốc độ sinh trưởng nhanh, sức sinh sản mạnh. Thực hiện chủ trương của Ngành Thủy sản về đa dạng hóa đối tượng nuôi cho xuất khẩu, dự án Nhập công nghệ sản xuất giống và ương nuôi cá bơn vỉ đã được triển khai từ năm 2004. Trong hơn 2 năm tiếp nhận công nghệ, nhóm cán bộ kỹ thuật đã nhận thấy rằng quá trình ương nuôi cá hương, cá giống ít thấy cá chết do bệnh mà chủ yếu do nhiệt độ cao, cá bắt mồi kém dẫn đến tỷ vong. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi cá giống xuất hiện một số bệnh. Sau đây là một số bệnh thường gặp và cách phòng trị: 1. Bệnh nấm Bệnh thường phát sinh khi cá được 25 ngày tuổi, chiều dài cơ thể 9mm. Cá nhiễm bệnh da bị phồng rộp lên dẫn đến các tế bào biểu bì của cá bị hoại tử. - Dấu hiệu bệnh lý: cá xuất hiện các đốm trắng thường ở phía trước vây lưng, đó là các quần thể nấm có kích cỡ thường 1x100 µm, vi khuẩn nấm hình sợi. - Phòng bệnh: Trước và trong quá trình ương nuôi, công trình nuôi, dụng cụ phải vệ sinh, nguồn nước ương nuôi cá phải sạch. Đây là phương pháp tốt nhất để ngừa bệnh. - Trị bệnh: phun hoá chất pronopol xuống bể ương nuôi với nồng độ 3-5 ppm. 2. Bệnh truyền nhiễm về đường ruột Bệnh thường phát sinh ở cá được 30 ngày tuổi, giai đoạn cá chuyển xuống sống đáy. Nuôi trong điều kiện nhiệt độ nước 18-200C thì tỷ lệ cá mắc bệnh giảm. Khi cá nhiễm bệnh sẽ chết rất nhanh, thường 3-5 ngày cá có thể chết. Tác nhân gây bệnh này là do vi khuẩn vibrio sp. - Dấu hiệu bệnh lý: cá nhiễm bệnh thường bỏ ăn, bụng trướng to, đường tiêu hóa thức ăn không tiêu, cá hoạt động kém, bơi chậm chạp, màu sắc cá biến sang màu xám đen, ống tiêu hóa co rút và khi cá chết giải phẫu phát hiện ống tiêu hóa có rất nhiều khuẩn hình que. - Biện pháp phòng bệnh: Nguồn gây bệnh thường do nguồn thức ăn là luân trùng và artemia. Do đó, nuôi luân trùng và ương artemia nên sử dụng tiểu cầu tảo (Chorella sp), không nên nuôi trong điều kiện nhiệt độ quá cao và mật độ ương dày. Môi trường nước ương phải sạch, không ô nhiễm. Đây là cách phòng ngừa bệnh có hiệu quả. - Trị bệnh: Trộn vào thức ăn cá thuốc kháng sinh oxytetracyline với nồng độ 1-2 g/1kg cá/ngày. Cho ăn liên tục 3-5 ngày, kết hợp bổ sung B.complex và vitamin C. 3. Bệnh do vi khuẩn vibrio anguillarium Bệnh này thường xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn cá giống, tỷ lệ chết có thể lên tới 50%, thường gặp ở cá có chiều dài thân 5-20 cm. Bệnh thường phát sinh quanh năm, đặc biệt phát sinh cao ở thời kỳ từ tháng 4- 7. Tác nhân gây bệnh này là do vi khuẩn vibrio anguillariu. - Dấu hiệu bệnh lý: màu sắc cơ thể chuyển sang màu xám đen, vảy bị bong ra, vây bị hoại tử phần tia vây ngoài, vây bị xuất huyết thối rữa. - Biện pháp phòng bệnh: Vi khuẩn vibrio anguillariu tồn tại ở trong nước biển, do vậy muốn phòng bệnh này nguồn nước phải đảm bảo sạch, phải thường xuyên sát trùng đáy bể ương nuôi. Dung thuốc phun trực tiếp vào bể nuôi để nước bể có nồng độ thuốc formaline nồng độ 10-15ppm. - Trị bệnh: dùng một trong các loại thuốc kháng sinh (oxytetracyline, rifammycine...) trộn với thức ăn cho cá ăn trong 7 ngày liên tục với lượng như sau: ngày đầu tiên từ 100mg thuốc/kg cá /ngày, từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 lượng thuốc mỗi ngày bằng một nửa ngày đầu. Kết hợp bổ sung B.complex và vitamin C. 4. Bệnh do vi khuẩn (liên cầu khuẩn) Bệnh phát sinh từ tháng 4 đến tháng 12, tập trung vào thời điểm nhiệt độ nước khoảng 250C (nhất là tháng 7-10), cá nuôi mật độ cao, tỷ lệ nước thay ít. Cá bị bệnh có tỷ lệ chết hàng ngày 0,1-2%, có lúc đạt 10%. Khi nhiệt độ hạ thấp, bệnh hạn chế phát sinh. Tác nhân gây bệnh do liên cầu khuẩn Streptoccous sp - Dấu hiệu bệnh lý: màu sắc cơ thể chuyển sang màu xám đen, nhãn cầu trắng đục, xuất huyết, bộ phận đầu và hàm trên hàm dưới cá màu đỏ. Mang cá có màu đỏ do xuất huyết hoặc tái xám do chuyển sang giai đoạn hoại tử. Khi giải phẫu nội tạng thấy ruột có màu đỏ. - Biện pháp phòng bệnh: Bệnh thường xuất hiện khi nhiệt độ nước lên cao, thức ăn chất lượng kém. Do đó, khi phát hiện cá bị bệnh phải tách cá bệnh ra riêng. Cho cá ăn thức ăn tươi sống, chất lượng tốt, ngừng cho ăn hoặc cho ăn ít hơn khi phát hiện cá nhiễm bệnh. Tăng chất dinh dưỡng cho cá, giảm mật độ ương nuôi, tăng cường thay nước, hạn chế thức ăn dư thừa
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kỹ thuật chăn nuôi chăm sóc gia súc bệnh trong chăn nuôi bảo quản thức ăn chăn nuôi các loại hình ngư nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
5 trang 122 0 0
-
Một số đặc điểm ngoại hình và sinh lý sinh dục của chuột lang nuôi làm động vật thí nghiệm
5 trang 117 0 0 -
Giáo trình chăn nuôi gia cầm - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
230 trang 70 1 0 -
Bài giảng Chăn nuôi trâu bò - Chương 4: Chăn nuôi trâu bò cái sinh sản
12 trang 66 0 0 -
Đặc Điểm Sinh Học Của Sò Huyết
5 trang 62 0 0 -
Giáo trình Chăn nuôi trâu bò (ĐH Nông nghiệp I HN) - Tài liệu tham khảo
3 trang 57 1 0 -
NGHỀ CHĂN NUÔI NGAN AN TOÀN SINH HỌC
28 trang 53 0 0 -
Chăm sóc thỏ mẹ và thỏ mới sinh
3 trang 47 0 0 -
Giáo trình thức ăn gia súc - Chương 3
11 trang 44 0 0 -
Giáo trình Chăn nuôi trâu bò - Mở đầu
5 trang 41 0 0