Nhân cách và định hướng nội dung giáo dục nhân cách học sinh phổ thông
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 702.63 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích các khái niệm, định nghĩa và các cấu trúc nhân cách trong tâm lí học; khái quát những thành tựu hiện có theo tiếp cận hệ thống. Từ đó đề xuất định nghĩa và cấu trúc nhân cách theo quan điểm động và mở với nền tảng là các yếu tố tự nhiên và văn hóa của nhân cách, còn hạt nhân của nó là cái Tôi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân cách và định hướng nội dung giáo dục nhân cách học sinh phổ thông HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0020 Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 18-27 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NHÂN CÁCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG GIÁO DỤC NHÂN CÁCH HỌC SINH PHỔ THÔNG Phan Trọng Ngọ Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo phân tích các khái niệm, định nghĩa và các cấu trúc nhân cách trong tâm lí học; khái quát những thành tựu hiện có theo tiếp cận hệ thống; từ đó đề xuất định nghĩa và cấu trúc nhân cách theo quan điểm động và mở với nền tảng là các yếu tố tự nhiên và văn hoá của nhân cách; còn hạt nhân của nó là cái Tôi. Một quan niệm như vậy, gợi ra nội dung giáo dục nhân cách tập trung vào các yếu tố tầng sâu và cốt lõi là giáo dục lương tâm, lí tưởng và cái Tôi của nhân cách - những vấn đề ít được coi trọng trong thực tiễn hiện nay. Từ khóa: Nhân cách, khái niệm nhân cách, cấu trúc nhân cách, cái Tôi, ý thức bản ngã, giáo dục nhân cách. 1. Mở đầu Chú trọng giáo dục nhân cách học sinh là quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam, được thể hiện trong Nghị Quyết 29/ về đổi mới giáo dục và đào tạo [1]. Đồng thời được nhấn mạnh trong chương trình giáo dục phổ thông mới [2]. Muốn vậy cần xác lập cơ sở khoa học cho hoạt động giáo dục nhân cách học sinh phù hợp và hiệu quả. Trong khi đó, nhân cách hiện là vấn đề rất phức tạp [3] và hiện có nhiều ý kiến khác nhau [4]. B.R. Hergenhahn đã xác lập 150 nhà tư tưởng, nhà tâm lí học phương Tây có thành tựu nghiên cứu về nhân cách [5]. Trong một tài liệu, Nguyễn Thơ Sinh đã giới thiệu 22 lí thuyết tâm lí về nhân cách [6]. Leslie Stevenson và cộng sự, phân tích các di sản văn hóa từ cổ đến hiện đại và đã chọn lọc, phân tích 12 học thuyết điển hình về nhân cách, từ Khổng Giáo, Ấn Độ Giáo, Platon, Aristoteles đến Darwin, Freud hay Sartre [7]. Trong tài liệu Các lí thuyết nhân cách, Duane P. Schultz, Sydney Ellen Schultz đã giới thiệu 21 lí thuyết [8]. Barry D. Smith - Harold J. Vetter, phân tích 19 học thuyết về nhân cách [2]. Lê Đức Phúc, mô tả 14 hệ thống (quan điểm) nghiên cứu nhân cách [9]. Còn trong Từ điển bách khoa Tâm lí học Giáo dục học Việt Nam, Phạm Minh Hạc đề cập 11 cách tiếp cận [10]. Ngoài ra, còn rất nhiều định nghĩa khác, chưa được tổng quan. Sự phức tạp và nhiều quan niệm về nhân cách là một khó khăn đối với những người làm công tác giáo dục. Bài viết góp phần làm sáng tỏ vấn đề nhân cách cá nhân, cấu trúc của nó, trên cơ sở đó đề xuất các định hướng xác định nội dung giáo dục nhân cách cá nhân. Ngày nhận bài: 7/2/2019. Ngày sửa bài: 19/3/2019. Ngày nhận đăng: 26/3/2019. Tác giả liên hệ: Phan Trọng Ngọ. Địa chỉ e-mail: ngotamly@gmail.com 18 Nhân cách và định hướng nội dung giáo dục nhân cách học sinh phổ thông 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm nhân cách và cấu trúc nhân cách 2.1.1. Định nghĩa nhân cách trong tâm lí học Theo Barry D. Smith - Harold J.Vetter, hiện có hàng trăm định nghĩa về nhân cách [9]. Allport khái quát thành 3 nhóm: dựa vào sự tác động, gây ảnh hưởng của cá nhân đến người khác hay xã hội; hoặc tập trung vào các đặc điểm có tính ổn định, các cấu trúc tâmsinh lí nội tại của cá nhân. Nhóm thứ ba là những định nghĩa chỉ giới hạn nhân cách vào các hành vi biểu hiện ra bên ngoài có thể kiểm chứng được [3]. Trong các nhóm trên, đa số theo hướng phân tích các nét hay các cấu trúc tâm - sinh lí nhất định [9]. Chẳng hạn: Nhân cách là tổng thể những đặc tính tâm- sinh lí của cá nhân, là nét (nét tính cách) tiêu biểu mang tính bẩm sinh, hoặc do rèn luyện mà có của riêng cá nhân đó [3]; Là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lí của cá nhân quy định bản sắc và giá trị xã hội của con người [11]; Là cấu tạo tâm lí phức hợp bao gồm những thuộc tính tâm lí cá nhân, được hình thành và phát triển trong đời sống và hoạt động, tạo nên nhân diện và quy định giá trị xã hội của mỗi người [12]; Là tổ hợp các thái độ giá trị của con người với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật, với xã hội, với người xung quanh và với bản thân [4]. Giá trị thực tiễn của các định nghĩa là đã xác định được những nét tâm lí hay hành vi của cá nhân, phục vụ cho việc chẩn đoán và phát triển các cấu trúc tâm lí đó. Tuy nhiên, các định nghĩa theo hướng này cũng bộc lộ một số bất cập. Thứ nhất: Hầu hết các định nghĩa được hình thành theo khuôn mẫu tư duy cơ giới là tư duy bỏ qua tính hệ thống, sự tương tác và chuyển hóa giữa các đơn vị, các yếu tố của đối tượng [13]. Việc nghiên cứu nhân cách chủ yếu hướng đến các yếu tố (nét tính cách) của cá nhân, còn bản thân nhân cách, hay những yếu tố tầng sâu của nó (do khó hoặc không quan sát được trực tiếp) dần bị loại bỏ [9], mặc dù chúng là cốt lõi. Điều này giống như mới biết vật liệu để xây một ngôi nhà, còn việc xây như thế nào và ngôi nhà đó ra sao, còn chưa rõ. Mặt khác, các định nghĩa thể hiện quan niệm về bản chất bền vững của các nét hay đặc điểm nhân cách vốn thường ổn định và giữ nguyên trong suố ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân cách và định hướng nội dung giáo dục nhân cách học sinh phổ thông HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0020 Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 18-27 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NHÂN CÁCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG GIÁO DỤC NHÂN CÁCH HỌC SINH PHỔ THÔNG Phan Trọng Ngọ Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo phân tích các khái niệm, định nghĩa và các cấu trúc nhân cách trong tâm lí học; khái quát những thành tựu hiện có theo tiếp cận hệ thống; từ đó đề xuất định nghĩa và cấu trúc nhân cách theo quan điểm động và mở với nền tảng là các yếu tố tự nhiên và văn hoá của nhân cách; còn hạt nhân của nó là cái Tôi. Một quan niệm như vậy, gợi ra nội dung giáo dục nhân cách tập trung vào các yếu tố tầng sâu và cốt lõi là giáo dục lương tâm, lí tưởng và cái Tôi của nhân cách - những vấn đề ít được coi trọng trong thực tiễn hiện nay. Từ khóa: Nhân cách, khái niệm nhân cách, cấu trúc nhân cách, cái Tôi, ý thức bản ngã, giáo dục nhân cách. 1. Mở đầu Chú trọng giáo dục nhân cách học sinh là quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam, được thể hiện trong Nghị Quyết 29/ về đổi mới giáo dục và đào tạo [1]. Đồng thời được nhấn mạnh trong chương trình giáo dục phổ thông mới [2]. Muốn vậy cần xác lập cơ sở khoa học cho hoạt động giáo dục nhân cách học sinh phù hợp và hiệu quả. Trong khi đó, nhân cách hiện là vấn đề rất phức tạp [3] và hiện có nhiều ý kiến khác nhau [4]. B.R. Hergenhahn đã xác lập 150 nhà tư tưởng, nhà tâm lí học phương Tây có thành tựu nghiên cứu về nhân cách [5]. Trong một tài liệu, Nguyễn Thơ Sinh đã giới thiệu 22 lí thuyết tâm lí về nhân cách [6]. Leslie Stevenson và cộng sự, phân tích các di sản văn hóa từ cổ đến hiện đại và đã chọn lọc, phân tích 12 học thuyết điển hình về nhân cách, từ Khổng Giáo, Ấn Độ Giáo, Platon, Aristoteles đến Darwin, Freud hay Sartre [7]. Trong tài liệu Các lí thuyết nhân cách, Duane P. Schultz, Sydney Ellen Schultz đã giới thiệu 21 lí thuyết [8]. Barry D. Smith - Harold J. Vetter, phân tích 19 học thuyết về nhân cách [2]. Lê Đức Phúc, mô tả 14 hệ thống (quan điểm) nghiên cứu nhân cách [9]. Còn trong Từ điển bách khoa Tâm lí học Giáo dục học Việt Nam, Phạm Minh Hạc đề cập 11 cách tiếp cận [10]. Ngoài ra, còn rất nhiều định nghĩa khác, chưa được tổng quan. Sự phức tạp và nhiều quan niệm về nhân cách là một khó khăn đối với những người làm công tác giáo dục. Bài viết góp phần làm sáng tỏ vấn đề nhân cách cá nhân, cấu trúc của nó, trên cơ sở đó đề xuất các định hướng xác định nội dung giáo dục nhân cách cá nhân. Ngày nhận bài: 7/2/2019. Ngày sửa bài: 19/3/2019. Ngày nhận đăng: 26/3/2019. Tác giả liên hệ: Phan Trọng Ngọ. Địa chỉ e-mail: ngotamly@gmail.com 18 Nhân cách và định hướng nội dung giáo dục nhân cách học sinh phổ thông 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm nhân cách và cấu trúc nhân cách 2.1.1. Định nghĩa nhân cách trong tâm lí học Theo Barry D. Smith - Harold J.Vetter, hiện có hàng trăm định nghĩa về nhân cách [9]. Allport khái quát thành 3 nhóm: dựa vào sự tác động, gây ảnh hưởng của cá nhân đến người khác hay xã hội; hoặc tập trung vào các đặc điểm có tính ổn định, các cấu trúc tâmsinh lí nội tại của cá nhân. Nhóm thứ ba là những định nghĩa chỉ giới hạn nhân cách vào các hành vi biểu hiện ra bên ngoài có thể kiểm chứng được [3]. Trong các nhóm trên, đa số theo hướng phân tích các nét hay các cấu trúc tâm - sinh lí nhất định [9]. Chẳng hạn: Nhân cách là tổng thể những đặc tính tâm- sinh lí của cá nhân, là nét (nét tính cách) tiêu biểu mang tính bẩm sinh, hoặc do rèn luyện mà có của riêng cá nhân đó [3]; Là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lí của cá nhân quy định bản sắc và giá trị xã hội của con người [11]; Là cấu tạo tâm lí phức hợp bao gồm những thuộc tính tâm lí cá nhân, được hình thành và phát triển trong đời sống và hoạt động, tạo nên nhân diện và quy định giá trị xã hội của mỗi người [12]; Là tổ hợp các thái độ giá trị của con người với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật, với xã hội, với người xung quanh và với bản thân [4]. Giá trị thực tiễn của các định nghĩa là đã xác định được những nét tâm lí hay hành vi của cá nhân, phục vụ cho việc chẩn đoán và phát triển các cấu trúc tâm lí đó. Tuy nhiên, các định nghĩa theo hướng này cũng bộc lộ một số bất cập. Thứ nhất: Hầu hết các định nghĩa được hình thành theo khuôn mẫu tư duy cơ giới là tư duy bỏ qua tính hệ thống, sự tương tác và chuyển hóa giữa các đơn vị, các yếu tố của đối tượng [13]. Việc nghiên cứu nhân cách chủ yếu hướng đến các yếu tố (nét tính cách) của cá nhân, còn bản thân nhân cách, hay những yếu tố tầng sâu của nó (do khó hoặc không quan sát được trực tiếp) dần bị loại bỏ [9], mặc dù chúng là cốt lõi. Điều này giống như mới biết vật liệu để xây một ngôi nhà, còn việc xây như thế nào và ngôi nhà đó ra sao, còn chưa rõ. Mặt khác, các định nghĩa thể hiện quan niệm về bản chất bền vững của các nét hay đặc điểm nhân cách vốn thường ổn định và giữ nguyên trong suố ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khái niệm nhân cách Cấu trúc nhân cách Ý thức bản ngã Giáo dục nhân cách Văn hóa của nhân cáchGợi ý tài liệu liên quan:
-
Một số vấn đề lý luận về tâm lý học nhân cách: Phần 2
145 trang 267 0 0 -
60 trang 108 0 0
-
Học thuyết phân tâm học về nhân cách
21 trang 93 0 0 -
142 trang 83 0 0
-
TỪ SUY NGHĨ VỀ MỘT NHÂN CÁCH LỚN
3 trang 48 0 0 -
Nghiên cứu hoạt động giao tiếp tới sự hình thành nhân cách (Tái bản lần thứ 2): Phần 2
126 trang 32 0 0 -
3 trang 30 0 0
-
2 trang 28 0 0
-
Giáo dục nhân cách văn hóa cho thế hệ trẻ trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay
14 trang 24 0 0 -
Định hướng giáo dục con người ở một số quốc gia châu Á và hàm ý cho Việt Nam
15 trang 23 0 0