Danh mục

Nhan đề tác phẩm văn học và dạy học sinh đọc văn từ nhan đề tác phẩm

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 112.50 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở lí thuyết về cấu tạo, chức năng tiêu đề văn bản, bài viết đi sâu khảo sát, hệ thống hoá các dạng cấu trúc - ý nghĩa của nhan đề các tác phẩm văn học Việt Nam, từ đó gợi mở một số cách thức ứng đáp tác phẩm từ kênh nhan đề nhằm nâng cao hiệu quả cảm thụ và phát triển tư duy bậc cao cho học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhan đề tác phẩm văn học và dạy học sinh đọc văn từ nhan đề tác phẩm JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Science, 2013, Vol. 58, No. 1, pp. 70-78 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NHAN ĐỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ DẠY HỌC SINH ĐỌC VĂN TỪ NHAN ĐỀ TÁC PHẨM Hoàng Thị Mai Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa Tóm tắt. Nhan đề tác phẩm là một tín hiệu nghệ thuật quan trọng hàm ẩn thông điệp của nhà văn và những tầng nghĩa sâu xa của tác phẩm. Nhan đề là một đầu mối dẫn dắt, điều chỉnh cách đọc; khơi gợi hứng thú và thúc đẩy động cơ ứng đáp sáng tạo ở người đọc. Trên cơ sở lí thuyết về cấu tạo, chức năng tiêu đề văn bản, bài viết đi sâu khảo sát, hệ thống hoá các dạng cấu trúc - ý nghĩa của nhan đề các tác phẩm văn học Việt Nam, từ đó gợi mở một số cách thức ứng đáp tác phẩm từ kênh nhan đề nhằm nâng cao hiệu quả cảm thụ và phát triển tư duy bậc cao cho học sinh. Từ khóa: Nhan đề, cấu trúc, chức năng, ứng đáp, đọc văn.1. Đặt vấn đề Nhan đề (hay tiêu đề) tác phẩm là một đại lượng nghệ thuật quan trọng, một thànhphần thiết yếu cấu thành tác phẩm. Trong nhiều trường hợp, nhan đề hàm chứa một quyước ngầm của tác giả trong mối tương quan với các quy ước ngầm khác trong tác phẩm đểtạo nên một chỉnh thể nghệ thuật đặc sắc. Nhan đề không chỉ cung cấp cho người đọc mộtđầu mối để thấu hiểu chủ ý của nhà văn mà còn gợi mở những cách tiếp cận khác nhauđối với những bí ẩn và giá trị của tác phẩm, khơi gợi hứng thú thẩm mĩ, sự tò mò trí tuệở người đọc. Chú ý giải mã chức năng, ý nghĩa của nhan đề tác phẩm, vì vậy là một thủpháp khả thi để tiếp cận giá trị, ý nghĩa tác phẩm trong tính đa dạng và chiều sâu vốn cócủa nó. Tuy nhiên, trong thực tế cảm thụ và giảng dạy văn học, việc ứng đáp (response) vớitiêu đề tác phẩm hoặc chưa được chú ý đúng mức, hoặc có lúc còn gò ép sao cho trùngvới dụng ý nhà văn, nội dung văn bản và cách hiểu của thầy, làm hạn chế khả năng sángtạo ở học sinh (HS).Received February 2, 2011. Accepted April 26, 2012.Contact Hoang Thi Mai, e-mail address: hoangmai.hdu@gmail.com70 Nhan đề tác phẩm văn học và dạy học sinh đọc văn từ nhan đề tác phẩm Trên cơ sở lí thuyết về cấu tạo, chức năng tiêu đề văn bản, bài viết tập trung khảosát, hệ thống hoá các dạng cấu trúc - ý nghĩa của nhan đề các tác phẩm văn học Việt Nam,từ đó gợi mở một số vấn đề về cách thức hướng dẫn HS ứng đáp với nhan đề tác phẩmtrong quá trình đọc văn nhằm nâng cao hiệu quả cảm thụ thẩm mĩ.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Cấu trúc - ý nghĩa của nhan đề tác phẩm văn học2.1.1. Khái quát chung về cấu trúc - ý nghĩa của nhan đề tác phẩm Theo Roland Barthes, một nhan đề cùng một lúc có nhiều ý nghĩa, trong đó ít nhấtcó hai ý nghĩa: 1) cái mà nó thông báo, và 2) bản thân sự thông báo. “Nói cách khác, tiêuđề luôn có một chức năng kép: sở biểu (enunciative) và sở chỉ (deictic)” [6]. Theo Gérard Genette, nhan đề tác phẩm văn học có 4 chức năng cơ bản: 1). để nhậndiện hoặc phân biệt tác phẩm này với một tác phẩm khác, 2). thể hiện nội dung khái quátcủa tác phẩm, 3). gây ấn tượng nổi bật với độc giả, 4). chỉ ra loại hình hoặc thể loại củavăn bản [3]. Sau G. Genette, một số nhà nghiên cứu đã cụ thể hoá các chức năng, ý nghĩacủa nhan đề tác phẩm, tuy nhiên, theo tác giả bài viết, lí thuyết của G. Genette đã kháiquát được các dạng cấu trúc - chức năng cơ bản của nhan đề tác phẩm văn học. Vận dụnglí thuyết của ông, phần sau của bài viết sẽ khảo sát, phân tích, hệ thống hoá dạng nhan đềcác tác phẩm văn học Việt Nam trong sự liên hệ với các tác phẩm văn học thế giới, từ đógợi mở cho HS hướng ứng đáp tác phẩm từ việc giải mã nhan đề văn bản.2.1.2. Nhan đề các tác phẩm văn học trung đại Theo lí thuyết của G. Genette [3], nhan đề các tác phẩm văn học trung đại thể hiệnrõ 2 chức năng đầu tiên: nhận diện và thể hiện nội dung khái quát của tác phẩm. Về cấutạo, nhan đề tác phẩm văn học trung đại thường dài hơn so với tác phẩm văn học hiện đại;nó có thể là một mệnh đề hoặc một câu hoàn chỉnh, chẳng hạn: Thiền uyển tập anh ngữlục (Khuyết danh), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ),Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn), Đoạn trường tân thanh (Nguyễn Du), Cuối xuântức sự (Nguyễn Trãi)... Về nội dung, nhan đề tác phẩm văn học trung đại vừa nêu nội dung vừa chỉ ra hìnhthức thể loại, kiểu sáng tác, tình huống, bối cảnh sáng tác của tác phẩm. Chẳng hạn, đikèm các cụm từ ngữ chỉ nội dung là các từ ngữ chỉ thể loại như: hịch, cáo, chiếu, tấu, văntế, truyện, chí, phú, thi (tập); các từ chỉ kiểu, tình huống sáng tác như: tức cảnh, tức sự,ngẫu hứng, mạn lục, mạn hứng, mộng lục, ngôn hoài, cảm hoài, mạn thuật, trần tình, tựthuật, tự thán, ngôn chí... Ngoài ra, nhan đề tác phẩm văn học trung đại thường ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: