Danh mục

Nhận diện một số vấn đề từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và định hướng xây dựng nông thôn mới sau năm 2020 ở vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 728.71 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nhận diện một số vấn đề từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và định hướng xây dựng nông thôn mới sau năm 2020 ở vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận diện một số vấn đề từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và định hướng xây dựng nông thôn mới sau năm 2020 ở vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ BAN CHỦ NHIỆM CHƢƠNG TRÌNH KHCN PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NHẬN DIỆN MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỪ THỰC TIỄN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2010-2020 VÀ ĐỊNH HƢỚNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI SAU NĂM 2020 Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỐNG VÀ BẮC TRUNG BỘ Để tham gia tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020, Ban Chủ nhiệm Chương trình KHCN phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 đã tập hợp kết quả nghiên cứu trong những năm 2012-2019, đồng thời tổ chức điều tra, khảo sát nhanh ở các vùng miền10, nhằm mục đích đánh giá những chuyển biến nổi bật ở khu vực nông thôn, nhận diện những vấn đề cơ bản của xây dựng NTM và kiến nghị một số định hướng xây dựng NTM giai đoạn sau năm 2020. Hai vùng ĐBSH và BTB có các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội gần như đại diện cho các vùng miền cả nước. Vì thế, nghiên cứu đánh giá thực tiễn và định hướng xây dựng NTM cho hai vùng này có ý nghĩa áp dụng cho một số vùng khác, đồng thời cũng có thể vận dụng nhiều kết quả phân tích của cả nước cho hai vùng này. Báo cáo này là để cung cấp cho các đại biểu một số phát hiện cần lưu ý khi tổng kết xây dựng NTM ở địa phương. Trong Báo cáo có hai phần lớn sau: 1. Nhận diện những chuyển biến nổi bật, những vấn đề xây dựng NTM bền vững từ thực tiễn vùng ĐBSH và BTB, trong đó có đánh giá thực trạng, bài học chung của cả nước, làm cơ sở gợi mở định hướng, giải pháp phát huy những kết quả tích cực và khắc phục những tồn tại, hạn chế. 2. Kiến nghị một số định hƣớng xây dựng NTM giai đoạn sau năm 2020 trên cơ sở phân tích bối cảnh, thách thức đối với phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn tới. Các định hướng, mô hình NTM được kiến nghị có thể áp dụng trên phạm vi cả nước và phù hợp với các đặc trưng ở 2 khu vực ĐBSH và BTB. I. NHẬN DIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA 10 NĂM XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2010-2020) 1. Một số chuyển biến nổi bật trong xây dựng nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ 1.1. Về kết quả phấn đấu mục tiêu NTM - Có tốc độ hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM nhanh nhất cả nước: Đến tháng 6/2019, ĐBSH là vùng duy nhất vượt sớm 1,5 năm cả 2 mục tiêu cơ bản đề ra cho năm 2020 và mức vượt cao hơn trung bình cả nước: có 82,7% xã đạt NTM so với 80% mục tiêu, vượt 2,7% (cả nước là 0,01%); bình quân mỗi xã đạt 18,28 tiêu chí (TC), vượt 0,28 TC (bình quân cả nước vượt 0,26 TC). Hiện chưa có vùng nào khác đạt chỉ tiêu cơ bản năm 2020. Vùng BTB tuy có xuất phát thấp, nhiều khó khăn so với ĐBSH và nhiều 10 Cuộc khảo sát được thực hiện tại 7 tỉnh đại diện cho 7 vùng: Lào Cai (Trung du miền núi phía Bắc); Nam Định (Đồng bằng sông Hồng); Nghệ n (Bắc Trung Bộ); Bình Định (Duyên hải Nam Trung Bộ); Đắk Lắk (Tây Nguyên); Đồng Nai (Đông Nam Bộ); Sóc Trăng (Đồng bằng sông Cửu Long). Thời gian khảo sát thực hiện trong tháng 3-4/2019. 33 vùng khác của cả nước, nhưng hiện đứng thứ 3 về tốc độ xây dựng NTM theo cả 2 mục tiêu cơ bản nói trên (có 51,92% xã NTM và 15,8 TC/xã), chỉ sau ĐBSH và ĐNB. Trong 2 vùng có 10/17 tỉnh, thành phố cán đích mục tiêu 2020 trước 1,5 năm11. Trong đó Nam Định và Hà Tĩnh là 2 tỉnh dẫn đầu 2 vùng. Đặc biệt từ cuối 2018 Nam Định đã có 100% số xã đạt chuẩn NTM. - Chất lượng xây dựng NTM thuộc nhóm đồng đều, tiêu biểu nhất cả nước. Đến nay, vùng ĐBSH đạt cao nhất cả nước về sự đồng đều: 90% số xã trong vùng đạt từ 16 đến 19 tiêu chí. Ngay từ cuối năm 2015, ĐBSH là vùng duy nhất không còn xã dưới 5 TC. Còn BTB đến cuối 2018 cũng là vùng không còn xã dưới 5 TC. Hai vùng chiếm gần một nửa số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM của cả nước (40/82). Trong đó, ĐBSH có 34 đơn vị (85%), BTB có 6 đơn vị (15%). Hải Hậu – huyện thuần nông của tỉnh nông nghiệp (Nam Định) là huyện đầu tiên của ĐBSH và thứ 3 của cả nước được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2015. Không chỉ có tỷ lệ đạt các tiêu chí cao, mà chất lượng của hầu hết chỉ tiêu giao cho vùng ĐBSH cũng thuộc nhóm cao nhất cả nước. 1.2. Xây dựng NTM tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu sản xuất, lao động, thu nhập nông thôn - Tỷ hộ nông lâm thủy sản (NLTS) của 2 vùng giảm mạnh trong giai đoạn 2011- 2016. Ở ĐBSH tỷ lệ này giảm xuống thấp hơn bình quân cả nước (từ 47,5% xuống còn 35,6%), còn BTB từ 70,2% xuống 58,5%, trong khi cả nước giảm từ 62,15% xuống còn 53,66%. - Tương tự là xu hướng giảm tỷ lệ lao động NLTS trong cơ cấu lao động nông thôn ở 2 vùng. Ở ĐBSH giảm từ 42,63% xuống còn 31,24%. Ở BTB giảm từ 66,87% xuống còn 55,61%. - Tỷ trọng thu nhập NLTS cũng giảm rõ rệt trong cơ cấu thu nhập bình quân đầu người. Trong giai đoạn 2010-2018, tỷ trọng thu nhập từ NLTS ở ĐBSH giảm từ 11,96% xuống 6,82%; ở BTB giảm từ 34,7% xuống 15,37%, trong khi cả nước giảm từ 21,12% xuống còn 13,31%. - Thu nhập hàng năm của người dân nông thôn ở 2 vùng tăng khá nhanh. Riêng ở BTB có sự chênh lệch cao về thu nhập giữa các xã. Ở ĐBSH, đến hết năm 2018 thu nhập này đạt 43,34 trđ, tăng 2,5 so với 2010, có có 92,9% số xã đạt tiêu chí thu nhập. Ở BTB đạt 27,9 trđ, tăng gần 2,4 lần so với 2010. Sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa các xã của vùng này thể hiện ở chỗ: trong khi bình quân thu nhập đạt khá thấp (27,9 trđ), nhưng lại có tới 73,5% số xã đạt tiêu chí về thu nhập (với chỉ tiêu 36 trđ/ng/năm). Chứng tỏ các xã chưa đạt tiêu chí này có thu nhập hơn rất nhiều so với các xã đã đạt. 1.3. Thành tựu giảm nghèo khá rõ nét Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng ĐBSH giảm rất nhanh: từ 8,3% (2010) xuống 1,79% (2018); hiện có 93,1% số xã (cao nhất cả nước) đạt tiêu chí về hộ nghèo (với chỉ tiêu thấp nhất thứ 2 cả nước sau ĐNB, là 2%). Ở vùng BTB tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm khá nhanh, từ 20,4% (2010) xuống còn 6,03% (2018); hiện ...

Tài liệu được xem nhiều: