Danh mục

Nhận diện người tiêu dùng Việt

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 100.79 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự khác nhau về văn hóa dẫn đến sự khác biệt trong thái độ và thói quen tiêu dùng. Nắm bắt được thị hiếu và văn hóa tiêu dùng từng vùng, miền khác nhau sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh thành công. Người Sài Gòn thích gì mua nấy, người Hà Nội đắn đo nhiều lần trước một sản phẩm Người Sài Gòn (SG) tỏ ra độc lập trong mua sắm hơn so với người Hà Nội (HN). Họ thường quyết định mua sản phẩm từ cái ấn tượng đầu tiên và không bị chi phối bởi ý kiến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận diện người tiêu dùng Việt Nhận diện người tiêu dùng ViệtSự khác nhau về văn hóa dẫn đến sự khác biệt trong thái độ và thói quen tiêudùng. Nắm bắt được thị hiếu và văn hóa tiêu dùng từng vùng, miền khácnhau sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh thành công.Người Sài Gòn thích gì mua nấy, người Hà Nội đắn đo nhiều lần trướcmột sản phẩmNgười Sài Gòn (SG) tỏ ra độc lập trong mua sắm hơn so với người Hà Nội(HN). Họ thường quyết định mua sản phẩm từ cái ấn tượng đầu tiên vàkhông bị chi phối bởi ý kiến của người khác, cũng không ngại giá cả. Vì thế,chợ SG cũng không có kiểu “thách cả trả nửa” như ở các chợ ở HN.Ngược hẳn với xu hướng mua sắm theo nhu cầu cái tôi của người SG, ngườiHN thường bị chi phối bởi ý kiến số đông, bởi định kiến xã hội…Theo nghiên cứu của Nielsen, có đến 7 ngành hàng được ghi nhận là “chịuảnh hưởng nhiều bởi người khác” ở HN là: Thiết bị gia dụng; xe máy / ô tô;thực phẩm; thức uống; dược phẩm; dịch vụ tài chính / ngân hàng và sảnphẩm chăm sóc gia đình.Người HN thường đắn đo năm lần bảy lượt trước khi quyết định mua mộtsản phẩm mình thích bởi họ vừa muốn được chú ý và nổi bật trong đámđông và giữa bạn bè, nhưng đồng thời cũng không muốn phá vỡ những quytắc chuẩn mực của xã hội. Họ cầu toàn trong mua sắm! Vì thế, bài toán thâmnhập thị trường miền Bắc vẫn luôn hóc búa với bất kỳ một nhãn hàng lớnnào ở TP. HCM.Người HN sính hàng hiệu, SG ưu tiên giá trị đích thựcNgười miền Bắc vẫn được nói là khá coi trọng hình thức nên ngược với thóiquen tiết kiệm của mình, người HN rất chuộng hàng hiệu đặc biệt là nhữngmặt hàng giúp họ thể hiển đẳng cấp của mình như xe hơi, điện thoại… 70%người HN sẵn sàng trả thêm tiền cho một sản phẩm mới hoặc độc đáo, trongkhi đó tỉ lệ này ở TP. HCM chỉ có 55%.Trái lại, người tiêu dùng ở TP. HCM là những người có xu hướng “tiêu dùngnhanh” - họ sẽ mua cái gì họ cần vào lúc đó. Họ vẫn thích các sản phẩm caocấp nhưng 48% cho rằng những thứ đó chỉ dành cho những người thích khoekhoang và thích gây sự chú ý. Và họ sẽ chỉ chi tiền cho những thứ họ cầnhơn là mua để khoe khoang với mọi người, họ thích chi tiền mua những sảnphẩm thiết yếu hơn.Người SG mua sắm tùy hứng, không lên kế hoạch mua sắm như ngườiHNVì độc lập trong mua sắm và mua sắm vì những giá trị nhu cầu cá nhân tạitừng thời điểm nên điểm nổi bật của người SG là mua sắm nhanh và tùyhứng. Thậm chí người SG sẵn sàng đi vay mượn của ngân hàng hay các tổchức tài chính khác cho các nhu cầu tiêu dùng của mình, trong khi đó hơnmột nửa (57%) người HN cho biết họ sẽ không vay tiền từ ngân hàng haybất kỳ tổ chức tài chính nào để mua sắm mà thay vào đó sẽ lên kế hoạch tiếtkiệm chi tiêu để mua xe hơi và những thứ đắt tiền khác. Chính vì thế mới cócâu: “Người Hà Nội kiếm được 10 đồng, nhưng chi tiêu 1 đồng; người SàiGòn kiếm được 10 đồng nhưng chi tiêu tới 11 đồng”.Người SG có thói quen thay đổi theo xu thế, người HN gắn bó với mình thíchthương hiệuKinh tế ở TP. HCM phát triển mạnh, mật độ siêu thị và trung tâm mua sắmdày đặc nên cái gì mới nhất, lạ nhất thường có mặt ở SG đầu tiên. Người tiêudùng SG dễ chấp nhận cái mới chứ không gắn bó lâu dài với một nhãn hiệuvà dòng sản phẩm cố định. Người SG có “gu” mua nhiều món và giá trị mỗimón hàng ở mức trung bình nhưng họ lại mua nhiều lần vì thích sự mới mẻ.Trái lại, người tiêu dùng HN khi đã quen với thương hiệu nào thì thường cóxu hướng sử dụng thương hiệu đó dài lâu, ít muốn thay đổi hay sử dụng sảnphẩm của nhiều hãng cùng một lúc. Tuy khó tính nhưng một khi đã chấpnhận cái mới thì nhu cầu thị trường HN lại nóng lên nhanh chóng theo tâmlý chạy đua, không muốn bị coi là chậm chân. Do đó, một khi đã lấy đượctình cảm của người tiêu dùng HN, doanh nghiệp sẽ được đảm bảo về sựtrung thành của khách hàng Thủ đô. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: