Nghệ thuật sơn mài Việt Nam hơn hai nghìn năm đồng hành cùng các thợ thủ công, nghệ nhân, họa sĩ tâm huyết. Họ luôn tìm tòi, nghiên cứu làm giàu đẹp thêm tiềm năng lớn lao của chất liệu độc đáo này từ một chất liệu trang trí cổ truyền đã trở thành chất liệu nghệ thuật. Tính truyền thống ấy càng đậm đà hơn qua bàn tay điêu luyện và yêu nghề của các người thợ, nghệ nhân, nghệ sĩ nhiều thế hệ đã biết tiếp thu tinh hoa nghệ thuật thế giới làm phong phú thêm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHẬN DIỆN SƠN MÀI TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP
NHẬN DIỆN SƠN MÀI TRUYỀN
THỐNG VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP
HOÀNG TRẦM-Nữ pháo binh ngư thủy-sơn
mài
Nghệ thuật sơn mài Việt Nam hơn hai nghìn năm đồng hành cùng các thợ
thủ công, nghệ nhân, họa sĩ tâm huyết. Họ luôn tìm tòi, nghiên cứu làm giàu
đẹp thêm tiềm năng lớn lao của chất liệu độc đáo này từ một chất liệu trang
trí cổ truyền đã trở thành chất liệu nghệ thuật. Tính truyền thống ấy càng
đậm đà hơn qua bàn tay điêu luyện và yêu nghề của các người thợ, nghệ
nhân, nghệ sĩ nhiều thế hệ đã biết tiếp thu tinh hoa nghệ thuật thế giới làm
phong phú thêm ngôn ngữ của sơn mài Việt Nam hiện đại.
Từ thực tế sáng tác phong phú, đa dạng của thời kỳ có quá nhiều khúc xạ
trong nghệ thuật hiện nay, một điều chúng ta nhận thấy là: Nếu như trước
đây, khi tiếp xúc với những sản phẩm sơn mài ứng dụng, người nước ngoài
không khỏi khâm phục kỹ thuật điêu luyện, tinh xảo của quá trình chế tác
cũng như sự phong phú, tinh tế trong chi tiết và kiểu dáng của mỗi sản phẩm
thì ngày nay, điều đó khó tìm thấy trong phần lớn các sản phẩm; kể cả từ
những làng nghề lâu năm hoặc công ty sơn mài nổi tiếng, hay trong lĩnh vực
nghệ thuật hội họa. Nếu như trước đây các họa sĩ trẻ trường Mỹ thuật Đông
Dương đã học tập và sử dụng kỹ thuật tạo hình, phối cảnh, màu sắc, bố cục
của hội họa châu âu nhưng lại khắc họa được nét đặc sắc tâm hồn của
phương Đông trong cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của mình, thì ngày nay,
cũng với chất liệu ấy, các họa sĩ trẻ đang khoác cho nó một chiếc áo mới với
đủ mọi màu sắc, xu hướng của thời đại. Đây là một tín hiệu đáng vui mừng
nhưng đồng thời cũng là hồi chuông báo động về những khuynh hướng lệch
lạc của một số họa sĩ chạy theo “kinh tế thị trường” đánh mất tính truyền
thống của chất liệu dân tộc.
Mặt khác, xuất phát từ thực tiễn trước một câu hỏi là vì đâu tranh sơn mài
được đánh giá tốt như vậy, và hiện nay hướng phát triển như thế nào ? Sự
đánh giá tốt về giá trị tranh sơn mài không chỉ nên căn cứ vào người thích
nghệ thuật và thị trường bên ngoài - đó là một yếu tố - song chủ yếu là công
chúng thưởng thức Việt Nam, những người đã làm nên xã hội mới với tất cả
dáng dấp hiện thực sinh động của nó.
Tuy nhiên, trong bối cảnh giao lưu và hội nhập ngày nay, cùng với xu hướng
thương mại hóa nghệ thuật, một số họa sĩ làm tranh sơn mài theo kiểu “hàng
chợ”, khiến cho nhiều tranh sơn mài không còn giữ được vẻ đẹp của sơn mài
truyền thống. Việc chạy theo thị hiếu khách hàng với sự hào nhoáng của
nhiều loại chất liệu “phi sơn ta” dẫn đến tình trạng sơn mài giả hiệu, kém
phẩm chất đầy rẫy ở các cửa hàng, nhà sách, khu du lịch... Cũng bắt đầu có
dư luận chê kỹ thuật theo truyền thống là cổ hủ và một loạt tranh sơn mài
phủ bạc dập các màu xanh đỏ rồi phủ lên một lượt sơn bóng Nhật Bản đã
xuất hiện làm cho vàng thau lẫn lộn, nghệ thuật chân thực và nghệ thuật giả
mạo chen vai thích cánh nhau.
Không chỉ với các hàng mỹ nghệ bị trả lại vì làm ăn dối giả, mà người ta đã
bắt đầu chán với các tranh sơn mài giả hiệu đầy rẫy ở khắp nơi. Tác giả cũng
như các cơ sở ấy chỉ biết chạy theo lợi nhuận mà quên mất nhiệm vụ duy trì
và phát triển một loại hình nghệ thuật dân tộc rất độc đáo này.
Từ những năm 1990, một lớp các họa sĩ trẻ đã và đang tiếp tục tìm tòi về
chất liệu và ngôn ngữ nghệ thuật. Trên các tác phẩm của họ có thể gắn cả xi
măng, bột đá, sỏi và mảnh cổ vật lên bề mặt tranh để tạo ấn tượng mới lạ.
Như vậy có phải là một bức tranh sơn mài hay không ? Hay là, tranh sơn mài
“hiện đại” đã đánh mất giá trị truyền thống?
Tình hình ấy đáng đánh một hồi chuông báo động khiến cho mọi người thiết
tha với sơn mài phải lưu tâm!
Sơn mài, trước hết được hiểu như một thuật ngữ để chỉ về một loại hình, một
chất liệu nghệ thuật có xuất xứ từ nghề sơn truyền thống của dân tộc với sự
hiện diện của đồ sơn cổ truyền cho đến khi Trường Mỹ thuật Đông Dương
ra đời năm 1925. Sự thể nghiệm, tìm tòi của các họa sĩ trẻ Trường Mỹ thuật
Đông Dương như Trần Văn Cẩn, Trần Quang Trân, Nguyễn Gia Trí,
Nguyễn Khang..., và nghệ nhân Đinh Văn Thành đã cho ra đời tên gọi “Sơn
mài” (laque poncée) với ý nghĩa: sơn - vẽ tranh bằng chất liệu sơn ta (một
loại sơn được lấy từ nhựa cây sơn vùng Phú Thọ); mài - vẽ xong rồi mài
(hay còn gọi là mài vẽ). Truyền thống, theo họa sĩ - nhà lý luận phê bình
Nguyễn Quân đã viết, “như một khái niệm quan trọng trong thời đại giao lưu
và thông tin ngày nay, thật không dễ định nghĩa”. Tuy nhiên phần ngữ nghĩa
cốt lõi của nó theo suy nghĩ của ông, “truyền thống là sự lấy lại những suy
nghĩ, những xúc cảm, những hành vi của một tập đoàn xã hội, của một con
người hay một dân tộc. Truyền thống giúp cho con người giữ lại những
thành quả của quá khứ để không phải làm lại từ đầu. Truyền thống vì thế là
bậc thang để nhân loại tiến lên phía trước” (Tạp chí Nghiên cứu VHNT, số 4
(87), tr.16-20).
Còn đối với họa sĩ Trần Huy Quang thì cho rằng: “Truyền thống là quá trình
tập hợp những đúc kết mang tính chuyên môn; tập hợp các quan điểm đánh
giá, các kinh nghiệm được thừa nhận, các cách sử dụng theo tập quán hoặc
theo thói quen đã được thử thách qua thời gian, được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác” (Sơn ta và nghề sơn truyền thống Việt Nam, NXB Mỹ
thuật 2002, tr. 125)
Sơn mài truyền thống Việt Nam được nhìn nhận qua các loại hình mang tính
chuyên môn và lịch sử như sau:
- Di vật đồ sơn trang trí, gắn liền với tôn giáo tín ngưỡng và trước hết là
phục vụ cuộc sống tinh thần qua các đồ thờ trong chùa, đền, đình, cung điện.
Các cột kiến trúc, hoành phi, cửa võng, câu đối, khám vật linh, tứ linh, tứ
quý, bát bửu, bát quái, kiệu, võng, long đình, tranh thờ, tranh trang trí. Một
số đồ sơn mang chức năng khác, bởi vì mỗi di vật tự thân nó đã chứa đựng
chức năng thực dụng và chức năng thẩm mỹ. Việc phân loại những chức
năng đồ sơn chỉ là tương đối nhưng những di vật phục vụ đời thường thì
không thể là đồ thờ và ngược lại, những di vật chế tác phục vụ đồ thờ thì ...