Danh mục

NHÂN GIỐNG CHO MỘT SỐ DÒNG TẾCH CÓ NĂNG SUẤT CAO MỚI ĐƯỢC TUYỂN CHỌN

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.44 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năm 2006 và 2007, Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng - Viện KHLN Việt Nam đã thu thập, tuyển chọn một số dòng tếch có tiềm năng sinh trưởng tốt và đã tiến hành nhân giống bằng nuôi cấy mô. Kết quả cho thấy: Khử trùng mẫu bằng HgCl2 0,05% trong thời gian 10 phút cho kết quả tốt nhất, đạt trên 13%, thời gian lấy mẫu từ tháng 2- 8 cho tỷ lệ bật chồi cao, đạt 15%.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHÂN GIỐNG CHO MỘT SỐ DÒNG TẾCH CÓ NĂNG SUẤT CAO MỚI ĐƯỢC TUYỂN CHỌN NHÂN GIỐNG CHO MỘT SỐ DÒNG TẾCH CÓ NĂNG SUẤT CAO MỚI ĐƯỢC TUYỂN CHỌN Đoàn Thị Mai, Lương Thị Hoan, Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lê Sơn, Nguyễn Thị Mỹ Hương, Nguyễn Văn Long Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Năm 2006 và 2007, Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng - Viện KHLN ViệtNam đã thu thập, tuyển chọn một số dòng tếch có tiềm năng sinh trưởng tốt và đã tiếnhành nhân giống bằng nuôi cấy mô. Kết quả cho thấy: Khử trùng mẫu bằng HgCl2 0,05%trong thời gian 10 phút cho kết quả tốt nhất, đạt trên 13%, thời gian lấy mẫu từ tháng 2- 8cho tỷ lệ bật chồi cao, đạt 15%. Hệ số nhân chồi của Tếch ở môi trường WPM cao đạt2,10 chồi/cụm. Song, nếu so sánh về chất lượng chồi thì môi trường MS lại là tốt nhất. Rarễ bằng phương pháp chấm thuốc bột TTG cho tỷ lệ ra rễ đạt 98,15%, cao hơn ra rễ tronglọ. Từ khoá: Tếch, nuôi cấy mô, tỷ lệ ra rễĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, nghiên cứu chọn giống cho một số loài cây bản địa vànhập nội có giá trị kinh tế đang được triển khai thực hiện rộng rãi. Gỗ Tếch được sử dụngphổ biến trong xây dựng và làm đồ gỗ gia dụng vì có khả năng chống mối mọt, chịu nướclâu ngày, mặt gỗ có độ bóng cao và thớ gỗ mịn có thể bóc thành tấm mỏng. Là loài câycó chất lượng gỗ cao lại có tỷ trọng nhẹ, ít bị hà bám, chịu được va đập và ngâm nướcmặn nên gỗ Tếch còn được dùng phổ biến trong công nghiệp đóng tàu. Mặt khác, nhu cầuthương mại của gỗ Tếch ngày càng tăng bởi nó có thể thay thế một số loài gỗ quý khác(Kjaer Lauridsen và Wellendorf, 1995). Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, Tếch được trồng thăm dò ở công viên hoặc trênđường phố tại nhiều tỉnh phía Bắc nước ta như Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, LaiChâu, Hà Nội,… Cũng trong thời gian đó, Tếch đã được gây trồng thành những khu rừngnhỏ ở Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Vào những năm 60, với nguồn giống thu hái từ cây đãtrồng thành công một khu rừng Tếch có diện tích 200ha tại Định Quán, tỉnh Đồng Nai vàmột số lâm phần khác trong đó có khu trồng Tếch rộng 5ha tại Eak-Mat, tỉnh Đắc Lắc.Sau năm 1975, cây Tếch được trồng mở rộng ở nhiều lâm trường các tỉnh miền ĐôngNam Bộ và Tây Nguyên như Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Đắc Lắc, Gia Lai, KomTum… (Trần Văn Sâm, 2000). Diện tích trồng Tếch ở nước ta đạt khoảng 1.500ha. Tuynhiên, do chưa có giống được cải thiện nên chất lượng rừng không cao, năng suất còn rấtthấp, chỉ đạt từ 9 đến 12m3/năm) Hiện nay, cây giống sản xuất từ hạt được sử dụng phổ biến nhưng chất lượngkhông cao, không đáp ứng được nhu cầu trồng rừng do không có rừng giống chuyêncanh, hạt giống xô bồ nên phẩm chất kém, tỷ lệ nẩy mầm thấp, sinh trưởng và chất lượngcây giống không đồng đều. Mặt khác, nhân giống bằng hom cũng gặp những khó khăn dotỷ lệ ra rễ chỉ đạt khoảng 24-30% (Nguyễn Hoàng Chương và cs, 2000). Gần đây, Trung 1tâm Nghiên cứu Giống cây rừng, Viện KHLN Việt Nam đã thu thập, tuyển chọn đượcmột số dòng Tếch nguồn gốc từ Việt Nam và một số nước khác có tiềm năng sinh trưởngtốt. Vì vậy, cùng với việc tiến hành khảo nghiệm mở rộng để đánh giá chất lượng cácgiống, việc nghiên cứu nhân giống bằng nuôi cấy mô là hết sức ý nghĩa để phát triểngiống mới này vào sản xuất.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUVật liệu nghiên cứuCác chồi 30- 40 ngày tuổi của cây ghép 4-5 tháng tuổi những dòng Tếch mới tuyển chọntại các lâm phần rừng trồng ở Việt Nam, được dẫn giống về trồng tại vườn ươm thuộcTrung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng, VKHLN Việt Nam, xã Đông Ngạc, huyện TừLiêm, Hà Nội. Thời gian tiến hành thí nghiệm là các mùa trong năm.Phương pháp nghiên cứuKhử trùng đưa mẫu vào nuôi cấy invitroTiến hành qua các bước: - Rửa mẫu vật bằng chất tẩy nhẹ, rồi làm sạch dưới vòi nước chảy - Mẫu vật được lau bằng cồn 700 - Khử trùng bằng Clorua thuỷ ngân (HgCl2), Canxi hypoclorit (Ca(ClO)2) vàHyđro peroxit (H2O2) ở các nồng độ khác nhau từ 5-15 phút, sau tráng lại bằng nước cấtvô trùng 3-5 lần. - Cấy mẫu vào môi trường tái sinh chồi ban đầu trong điều kiện vô trùng.Tạo và nhân nhanh chồi - Tái sinh chồi ban đầu : Tiến hành cấy trên các môi trường khác nhau MS(Murashige và Skoog Medium), WPM (McCown Woody Plant Medium), B5 (Micro-Macro Gamborg’s B5 medium) có bổ sung 7g/l agar-agar, 30g/l đường. - Nhân chồi: Sử dụng môi trường xác định được từ thí nghiệm tái sinh chồi đã được cảitiến về thành phần, tỷ lệ các chất đa lượng, vi lượng, có bổ sung các axit amin; các chất phụ gia;các vitamin; một số chất cytokinin BAP (Benzylaminopurine) và Kn (Kinetin) ở các nồngđộ khác nhau 0,1; 0,5;1,0; 1,5 mg/l riêng rẽ hoặc phối hợp gọi là môi trường cải tiến(MS*) Quá trình tạo rễ: Đượ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: