Danh mục

Nhân hai ca bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo thể di chuyển nội tạng

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 264.07 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết báo cáo về hai ca bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo gây tổn thương ở phổi và chất xám biểu hiện triệu chứng lâm sàng chủ yếu về hô hấp (ho, đau ngực, tràn dịch màng phổi) và thần kinh (đau đầu, co giật, liệt tay trái). Albendazole 400mg liều 15mg/kg/24h x 18-21 ngày cho kết quả sau 3 tháng điều trị khỏi về lâm sàng 100%.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân hai ca bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo thể di chuyển nội tạng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học NHÂN HAI CA BỆNH ẤU TRÙNG GIUN ĐŨA CHÓ /MÈO THỂ DI CHUYỂN NỘI TẠNG Nguyễn Văn Chương*, Đồng Thị Huệ** TÓM TẮT Hai ca bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo gây tổn thương ở phổi và chất xám biểu hiện triệu chứng lâm sàng chủ yếu về hô hấp (ho, đau ngực, tràn dịch màng phổi) và thần kinh (đau đầu, co giật, liệt tay trái). Albendazole 400mg liều 15mg/kg/24h x 18-21 ngày cho kết quả sau 3 tháng điều trị khỏi về lâm sàng 100%. Từ khoá: ấu trùng di chuyển nội tạng ABSTRACT CASE REPORT OF VISCERAL LARVA MIGRANS DUE TO TOXOCARA SPP Nguyen Van Chuong, Dong Thi Hue * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 37 - 40 Two cases of Toxocara spp infection had lung and grey matter lesions with respiratory (cough, chest pain, pleural effusion) and nervous (headache, convulsion and paralyzed left hand). clinical symptoms. After 3 months of treatment with albendazole 400mg at a dose 15mg/kg/day x 18 – 21 consecutive days showed that all symptoms have been cured completely (100%). Key words: Visceral larva migrans GIỚI THIỆU Giun đũa chó/mèo có tên khoa học là Toxocara canis và Toxocara cati, đó là một loại ký sinh trùng có hình dáng, kích thước giống giun đũa ở người, sống trong ruột chó, trứng theo phân chó/mèo ra ngoài. Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo là một bệnh do ký sinh trùng ấu trùng giun đũa chó/mèo gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới, không phụ thuộc vào nông thôn hay thành thị, ngay cả những nước tiên tiến vẫn có khả năng nhiễm và thậm chí nhiễm nhiều. Điều nguy hiểm nhất là ấu trùng giun đũa chó/mèo có thể chu du khắp nơi trong cơ thể và có thể đến các cơ quan như: não, mắt, gan, phổi… và gây ra các triệu chứng bệnh ở các cơ quan này. Chúng cũng có thể chu du vài lần đến các mô, cuối cùng đóng kén thành ấu trùng và tạo u hạt, làm tăng bạch cầu eosin ở tất cả các cơ quan chính của cơ thể trong đó bao gồm cả não và mắt. Bệnh giun đũa chó /mèo thuộc nhóm “Bệnh động vật” tức bệnh từ thú có xương sống lây truyền sang người. Người bị nhiễm bệnh do tình cờ nuốt trứng có ấu trùng của Toxocara canis/ Toxocara cati nhiễm trong đất, nước, thức ăn, do chất phóng uế bừa bãi của những con chó/mèo bị nhiễm bệnh. Các ấu trùng đi vào trong ruột, di chuyển đến nội tạng, nơi đây chúng có thể sống nhiều năm ở dạng tự do hay hóa kén, nhưng không bao giờ phát triển thành con trưởng thành. Chúng kích thích tạo ra những u hạt ở mô ký chủ nhất là những trường hợp tái nhiễm nhiều lần. Ngoài ra người còn có thể nhiễm do ăn thịt thú vật nấu không chín(5). TRÌNH BÀY CA BỆNH Ca bệnh thứ nhất Bệnh nhân nam Nguyễn Văn Đ 55 tuổi cư trú   Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn Bệnh viện Quân Y 13-Quân khu 5 Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Văn Chương ĐT: 0914004839 Email: chuongkst@yahoo.com.vn Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 37 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai làm nghề nông. Khoảng đầu tháng 8/2011 bệnh nhân xuất hiện những cơn đau đầu , thỉnh thoảng có cơn co giật nhẹ. Bệnh nhân đi khám ở cơ sở y tế địa phương được điều trị thuốc giảm đau, tăng tuần hoàn não 1 tuần không đỡ và có biểu hiện liệt nhẹ tay trái. Bệnh nhân tiếp tục đi khám ở 1 Bệnh viện TP Hồ Chí Minh và được chụp cộng hưởng từ (MRI) ; kết quả chẩn đoán phần tuỷ sống có vôi hoá nghi do ấu trùng giun đũa chó. nhẹ. Xét nghiệm chức năng gan, thận có kết quả bình thường: Bệnh nhân tiếp tục được điều trị Albendazole 400mg liều 15 mg/kg/24h x 10 ngày, kết hợp thuốc kháng histamin, bổ gan và giảm mỡ máu. Sau 3 tháng tái khám bệnh nhân hết tất cả các triệu chứng và ăn uống bình thường, chúng tôi tiếp tục hẹn bệnh nhân sau 6 tháng đến xét nghiệm miễn dịch ELISA và các thông số sinh hoá. Bệnh nhân đến phòng Khám của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn để kiểm tra và xin điều trị. Bệnh nhân đến trong tình trạng tỉnh táo, đau đầu có cơn co giật và liệt nhẹ tay trái. Bệnh nhân Nguyễn Xuân Th 57 tuổi, cư trú tại Phường NguyễnVăn Cừ, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, bộ đội nghỉ hưu Khám thực thể : bụng mềm, không chướng, gan lách không sờ thấy ; huyết áp 130/80 mmHg ; mạch 75 lần /phút. Kết quả xét nghiệm về ký sinh trùng cho thấy nhiễm ấu trùng giun đũa chó với hiệu giá 1/1600 ; các xét nghiệm về ký sinh trùng khác đều âm tính. Ngày 20/ 4/2011 bệnh nhân vào viện với lý do đau tức ngực phải, ho, khó thở kèm theo sốt từng cơn, có gai rét, người mệt mỏi. Bệnh nhân tự dùng thuốc kháng sinh và thuốc ho ở nhà 6 ngày nhưng không khỏi. Bệnh nhân nhập viện vào khoa Nội 4, Viện Quân Y 13 để khám và điều trị. Thông số huyết học Công thức máu : Kết quả khám lâm sàng Thể trạng mập, da niêm mạc bình thường, sốt 38,30C, bụng mềm không chướng, gan lách không sờ thấy, nhịp tim rõ và đều 100 lần/ phút, huyết áp 170/100 mmHg. Phổi có nhiều ran nổ và có hội chứng 3 giảm ở ½ dưới phổi phải, tức ngực. HC 5, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: