Danh mục

NHÂN HỌC

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 313.03 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có thể coi “anthropology” là một thuật ngữ khó diễn giải nhất trong số các thuật ngữ khoa học hiện nay. Sở dĩ như vậy là nó có liên quan và được tích hợp từ nhiều bộ môn khoa học khác nhau và được sử dụng với sự khác biệt về nội dung của môn học (từ quan điểm đến phương pháp luận, đến phương pháp nghiên cứu) ở những không gian khác nhau và trong những thời kỳ lịch sử khác nhau. Vì thế, có người đã ví nhân học như một cái la bàn trong đó cái...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHÂN HỌC NHÂN HỌC Anthropology TS. Bùi Quang Thắng (biên soạn) (Trích từ: Bùi Quang Thắng (cb). 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa. – H.: NXB KHXH, 2008) Có thể coi “anthropology” là một thuật ngữ khó diễn giải nhất trong sốcác thuật ngữ khoa học hiện nay. Sở dĩ như vậy là nó có liên quan và đượctích hợp từ nhiều bộ môn khoa học khác nhau và được sử dụng với sự khácbiệt về nội dung của môn học (từ quan điểm đến phương pháp luận, đếnphương pháp nghiên cứu) ở những không gian khác nhau và trong nh ữngthời kỳ lịch sử khác nhau. Vì thế, có người đã ví nhân học như một cái labàn trong đó cái kim định hướng không phải lúc nào, ở đâu cũng quay vềmột hướng. Ngay cả những nhà bác học tầm cỡ thế giới như C. L. Strauss cũng phải rấtthận trọng khi nói đến bộ môn khoa học này. Ông viết: Mọi cái đều diễn ra tựa hồ như nhân học xã hội và nhân học văn hóa chẳng hề xuất hiện trên diễn đàn phát triển khoa học với tư cách là một bộ môn độc lập, đòi hỏi vị trí của mình giữa các bộ môn khác, mà lại đại khái mang hình thức một tinh vân dần dần nhập vào một đề tài cho đến giờ vẫn mơ hồ hay được phân phối khác đi, và do chính sự tập trung này tạo nên một sự phân bố lại toàn bộ các chủ đề nghiên cứu giữa mọi khoa học xã hội và nhân văn chăng? [dẫn theo 7, tr. 5] Chính vì vậy, muốn trả lời tốt được câu hỏi: “Nhân học là gì?” thì tốt nhất phảicó một bài chuyên luận (hay một cuốn sách) về lịch sử của bộ môn khoa học này.Như thế người đọc sẽ hình dung được sự hình thành và phát triển của nó ở nhữngkhu vực khác nhau, ở trong những thời kỳ khác nhau và qua đó họ sẽ hiểu “nhânhọc là gì?” một cách mạch lạc hơn. Tuy nhiên, khuôn khổ của một mục từ không cho phép nên chúng tôi cố gắngtrình bày vấn đề trên theo một cách khác. Đó là cách trình bày theo cấu trúc củamôn học (quan điểm bản thể luận? lý thuyết và phương pháp luận? phương pháp?).Hy vọng rằng, cách trình bày này sẽ phần nào trả lời được câu hỏi: “Chiếc kim chỉhướng” của cái “la bàn nhân học” kia quay theo lực hút nào? Tôi cho rằng, chiếc kim chỉ hướng đó - dù ở thời kỳ nào của lịch sử nhân học -chính là quan điểm bản thể luận của các nhà nghiên cứu, các trường phái, các lýthuyết nhân học. (xem thêm mục từ Bản thể luận ở cuốn sách này). 1. Nhân học theo trường phái thực chứng Có một thực tế là, ở châu Âu lục địa, ở Anh và ở Mỹ, ba thuật ngữ Ethnology,Anthropology, và Sociology nhiều lúc được sử dụng theo cùng một nghĩa. Dân tộc chí - ethnography - được coi là một bộ môn khoa học ở thế kỷ XVIII,tuy nhiên, trước đó, thậm chí thời cổ đại, đã có nhiều tác phẩm mô tả về các tộcngười lạ và các nền văn hóa kỳ thú của họ. Đối với dân tộc chí, không có sự tranh cãi trong cách định nghĩa môn học. Đasố đều chấp nhận đây là môn học về sự miêu tả các xã hội cổ sơ, bán khai và cácnền văn hóa riêng biệt. Trong Nhân học cấu trúc, Lévi-Strauss viết: Đối tượng của dân tộc chí là sự khảo cứu những biểu thị vật chất của hoạtđộng người. Sự ăn và sự ở, sự mặc và trang sức, vũ khí chiến tranh và dụng cụ củacác công việc thời bình, săn bắn, đánh cá, trồng trọt và công nghệ, phương tiệnvận tải và trao đổi, lễ - tết - hội tôn giáo, các trò chơi, nghệ thuật phát triển mạnhhay yếu, tất thảy những gì, trong sự sinh tồn vật chất của các cá nhân, các gia đìnhhay các xã hội trình ra nét nào đó đặc biệt, là thuộc lĩnh vực của dân tộc chí... [dẫntheo 2, tr. 12]. Dân tộc chí mặc dầu chỉ là một khoa học miêu tả nhưng nó vẫn tồn tại cho đếnngày nay, ít ra là trên phương diện phương pháp (bởi không có khoa học nào màlại không cần đến quan sát và miêu tả cả). Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở miêu tảthì người ta sẽ chẳng bao giờ thoát ra khỏi được những sự lạ không cùng của thếgiới này để đi đến một hay những kết luận có tính khái quát khả dĩ áp dụng đượccho cuộc sống đương đại. Chính vì vậy, giữa thế kỷ XIX, dân tộc học được ra đời với tư cách là bướcphát triển mới của dân tộc chí. Ethnology - mà nhiều người dịch là dân tộc học lý luận - là khoa học nghiêncứu văn hóa và xã hội các tộc người (thường là ở các xã hội bán khai, hay nói rộngra là các xã hội cổ truyền). Nó là một bước tiến so với những kết quả thuần tuýmiêu thuật của dân tộc chí. ở Đức, người ta gọi môn học này bằng những thuậtngữ Volkunde hoặc Folklore để gọi việc nghiên cứu những tộc người trong nước,và thuật ngữ Volkerkunde để chỉ việc nghiên cứu các tộc người ở nước ngoài, chủyếu là các tộc người ở thuộc địa. Quá trình hình thành dân tộc học gắn liền với sự phát triển của giai cấp tư sảnchâu Âu: mở rộng thị trường để tiêu thụ hàng hóa và sau này là xâm chiếm và mởrộng thuộc địa để kiếm tìm nguồn tài nguyên mới và nhân công mới. Trongkhoảng 100 năm của thời kỳ này, những kiến thức tương đối toàn diện về các xãhội và các nền văn hóa ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, hoặc các nước ở châuMỹ, châu Phi, châu Đại Dương đã được thu thập và chúng thực sự trở thành côngcụ đắc lực cho quá trình thực dân hóa. Nhiều nhà dân tộc học coi cuốn Văn hóa nguyên thủy (Primitive Culture - xuấtbản tại London năm 1871) của nhà dân tộc học/nhân học người Anh là EdwardBurnett Tylor là tác phẩm mẫu mực của xu hướng dân tộc học/nhân học cổ điển. Đối tượng của dân tộc học - theo Tylor - là văn hóa của các dân tộc sơ khai.Trở lại với các dân tộc sơ khai, Tylor không nhằm nghiên cứu văn hóa của cácdân tộc sơ khai một cách thuần túy, mà ông nhằm vào việc tìm ra những qui luậtchung về quá trình hình thành, phát triển của văn hoá. Thuật ngữ Anthropology gắn liền với tên tuổi của nhà tự nhiên học người ThuỵĐiển Karl Von Linné[1] người đầu tiên phân loại loài người theo những tiêu chíchủng tộc. Theo và phát triển xu hướng này, anthropology được các học giả châu Âu hiểulà khoa học về lịch sử tự nhiên của con người (mà đối tượ ...

Tài liệu được xem nhiều: