Thông tin tài liệu:
F (Wash face): Rửa mặt hằng ngày bằng nước sạch. – E (Environment): Cải thiện vệ sinh môi trường và cung cấp nước. Dùng thuốc kháng sinh Zithromax (Azithromycin) điều trị bệnh mắt hột hoạt tính: + Trẻ từ 1 đến 5 tuổi: Uống huyền dịch Zithromax. + Trẻ từ 6 đến 15 tuổi: Uống viên Zithromax (liều uống được tính theo chiều cao của trẻ). + Người trên 16 tuổi: Uống 1 liều duy nhất (4 viên Zithromax). Chú ý : – Không cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 1 tuổi uống thuốc. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHÃN KHOA part 5Bo Y te - Nhan khoa Page 69 of 164 – F (Wash face): Rửa mặt hằng ngày bằng nước sạch. – E (Environment): Cải thiện vệ sinh môi trường và cung cấp nước. Dùng thuốc kháng sinh Zithromax (Azithromycin) điều trị bệnh mắt hột hoạt tính: + Trẻ từ 1 đến 5 tuổi: Uống huyền dịch Zithromax. + Trẻ từ 6 đến 15 tuổi: Uống viên Zithromax (liều uống được tính theo chiều cao của trẻ). + Người trên 16 tuổi: Uống 1 liều duy nhất (4 viên Zithromax). Chú ý : – Không cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 1 tuổi uống thuốc. – Cần thận trọng đối với trẻ em có cân nặng dưới 8kg. – Cần thận trọng đối với người bị suy thận, suy gan nặng.8.8.2.4. Tuyên truyền – giáo dục phòng chống bệnh mắt hột ở cộng đồng – Cải thiện vệ sinh môi trường nhằm hạn chế lây bệnh và tái nhiễm trong gia đình và cộng đồng,gồm: + Tạo nguồn cung cấp nước sạch: Đào khoan giếng, làm bể lọc nước sông,... nhằm hạn chế sự lâylan của bệnh qua dử mắt, tay bẩn, khăn và đồ vải bẩn. + Xây hố xí hợp vệ sinh, đẩy mạnh các biện pháp diệt ruồi. + Xây chuồng gia súc xa nhà (ít nhất 10m). + Giữ vệ sinh đường phố, thôn xóm; chôn, đốt rác thải. – Giáo dục ý thức giữ vệ sinh cá nhân: Rửa mặt bằng nước sạch, không dùng chung khăn chậu... – Trong gia đình có người bị bệnh mắt hột cần phải điều trị, nếu có quặm phải đi mổ quặm, nhổ lôngxiêu để tránh biến chứng gây mù.CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁĐiền vào chỗ trống trong các câu sau: 1. Bệnh mắt hột là một (A).......................... của (B).............. và............... 2. Hột trên kết mạc tiến triển qua các (A)..................: hột non–hột phát triển– hột chín. Hột chín dễ vỡ tạo thành (B)......... 3. Màng máu là tổn thương đặc hiệu của bệnh mắt hột trên (A)...................... Màng máu có thể gây (B).................... 4. Viêm mắt hột có hột TF (Trachomatous inflammation–Follicular): Có ít nhất (A)............. Ở vùng trung tâm kết mạc sụn mi trên, kích thước hột lớn hơn (B).............. 5. Bệnh nhân bị bệnh mắt hột là do tái nhiễm (A).................. nhiều lần. Bệnh mắt hột (B).................file:///C:/Windows/Temp/msrbkkajdp/nhan_khoa.htm 7/14/2011Bo Y te - Nhan khoa Page 70 of 164 dễ dàng đặc biệt là ở trẻ em. 6. Bệnh mắt hột cần phân biệt với hai bệnh là: – – Trả lời đúng / sai từ câu 7 đến câu 10 bằng cách đánh dấu x vào cột thích hợp: TT Câu hỏi Đúng Sai 7 Bệnh mắt hột còn mang tính chất xã hội và còn là nguyên nhân gây mù loà ở Việt Nam. 8 Bệnh mắt hột thường xuất hiện ở lứa tuổi trẻ, bệnh kéo dài nếu không được điều trị hoặc bội nhiễm. 9 Hột trong bệnh mắt hột thường xuất hiện ở kết mạc sụn mi trên. 10 Bệnh mắt hột thường gây biến chứng ở giai đoạn 4. Chọn câu trả lời đúng nhất: 11. Bệnh mắt hột là một bệnh A. Có khả năng lây lan. B. Tiến triển cấp tính. C. Gây những dịch lớn. D. Có tính chất di truyền. E. Không gây mù loà. 12. Bệnh mắt hột thường xuất hiện ở lứa tuổi: A. Trẻ sơ sinh. B. Trẻ từ 2 đến 5 tuổi. C. Trên 10 tuổi. D. Trên 40 tuổi. E. Trên 60 tuổi. Bài 9 VIÊM LOÉT GIÁC MẠC MỤC TIÊUfile:///C:/Windows/Temp/msrbkkajdp/nhan_khoa.htm 7/14/2011Bo Y te - Nhan khoa Page 71 of 164 Sau khi hoàn thành bài học này sinh viên có thể: 1. Trình bày được chẩn đoán bệnh viêm loét giác mạc. 2. Nêu được cách xử trí ban đầu bệnh viêm loét giác mạc. 3. Trình bày được nội dung hướng dẫn cách phòng bệnh viêm loét giác mạc.9.1. ĐỊNH NGHĨA Về phương diện giải phẫu bệnh lý, tổn thương viêm nhiễm ở giác mạc được chia thành 2 loại viêmgiác mạc và viêm loét giác mạc. – Viêm giác mạc: hiện tượng các tế bào viêm xâm nhập vào các lớp của giác mạc, không có hiệntượng hoại tử. Viêm có thể ở lớp nông (biểu mô giác mạc) hoặc ở lớp nhu mô giác mạc (viêm giác mạcsâu). – Viêm loét giác mạc là hiện tượng các tổ chức của giác mạc bị hoại tử mất chất, tạo thành một ổloét thực sự.9.2. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ9.2.1. Nguyên nhân gây bệnh9.2.1.1. Nguyên nhân gây viêm giác mạc – Viêm giác mạc nông: tác nhân gây bệnh thường do vi rút như Herpes, Zona, Adeno vi rút. Viêm giác mạc nông cũng có thể gặp trong những bệnh cấp tính hoặc mạn tính của mi và kết mạcnhư rối loạn sự chế tiết nước mắt (khô mắt), hở mi, nhiễm độc. – Viêm giác mạc sâu: tác nhân có thể là vi khuẩn lao, giang mai, phong, vi rút, độc tố... theo đườngmáu hoặc dây thần kinh đến gây bệnh.9.2.1.2. Viêm loét giác mạc – Vi khuẩn: tụ cầu, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn mủ xanh. – Vi rút: Herpes, Zona. – Nấm: nấm men (Candida), nấm sợi (Aspergillus, Fusarium, Cephalosporum). – Acanthamoeba.9.2.2. Các yếu tố nguy cơ gây viêm loét giác mạc – Các biến chứng của bệnh mắt hột: viêm kết mạc, bờ mi, lông xiêu lông quặm, khô mắt. – Khô mắt do thiếu vitamin A. – Tổn thương thần kinh: thần kinh VII (hở mi), thần kinh V. – Chấn thương mắt: gây tổn thương giác mạc. – Các phương pháp chữa mắt phản khoa học như đánh mộng bằng búp tre, đắp các loại thuốc lá vàofile:///C:/Windows/Temp/msrbkkajdp/nhan_khoa.htm 7/14/2011Bo Y te - Nhan khoa Page 72 of 164 mắt. – Do mang kính tiếp xúc.9.2.3. Dịch tễ học Theo Mac Donnell, ở Mỹ hằng năm có 30.000 người viêm loét giác mạc. Viêm giác mạc và viêm loét giác m ...