Nhân một trường hợp viêm cầu thận cấp hậu nhiễm staphylococcus aureus kháng methicilline trên bệnh nhân viêm thận lupus
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 761.05 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài nghiên cứu báo cáo một trường hợp viêm cầu thận cấp hậu nhiễm staphylococcus aureus kháng methicilline (MRSA) ở một bệnh nhân nam 22 tuổi được chẩn đoán lupus đỏ hệ thống biến chứng đa phủ tạng (viêm đa khớp, viêm cơ tim, viêm thận dạng hội chứng thận hư). Tình trạng nhiễm MRSA khởi phát từ viêm mô tế bào cánh tay phải, sau lan sang viêm phổi, viêm mủ màng ngoài tim có biến chứng chèn ép tim và nhiễm trùng huyết. Bệnh nhân được mổ dẫn lưu màng ngoài tim và điều trị theo kháng sinh đồ, với kháng sinh chủ yếu vancomycine.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân một trường hợp viêm cầu thận cấp hậu nhiễm staphylococcus aureus kháng methicilline trên bệnh nhân viêm thận lupus Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP VIÊM CẦU THẬN CẤP HẬU NHIỄM STAPHYLOCOCCUS AUREUS KHÁNG METHICILLINE TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM THẬN LUPUS Phan Thanh Nhựt*, Trần Lê Quân*, Trần Thị Bích Hương*,** TÓM TẮT Chúng tôi báo cáo một trường hợp viêm cầu thận cấp hậu nhiễm staphylococcus aureus kháng methicilline (MRSA) ở một bệnh nhân nam 22 tuổi được chẩn đoán lupus đỏ hệ thống biến chứng đa phủ tạng (viêm đa khớp, viêm cơ tim, viêm thận dạng hội chứng thận hư). Tình trạng nhiễm MRSA khởi phát từ viêm mô tế bào cánh tay phải, sau lan sang viêm phổi, viêm mủ màng ngoài tim có biến chứng chèn ép tim và nhiễm trùng huyết. Bệnh nhân được mổ dẫn lưu màng ngoài tim và điều trị theo kháng sinh đồ, với kháng sinh chủ yếu vancomycine. Viêm cầu thận cấp có biến chứng suy thận cấp thể thiểu niệu và bn được chỉ định lọc máu sớm hổ trợ các điều trị trên. Sinh thiết thận được tiến hành để xác định chẩn đoán nguyên nhân của viêm cầu thận cấp, ghi nhận viêm cầu thận cấp nặng do nhiễm trùng với thâm nhiễm bạch cầu đa nhân trung tính vào cầu thận, tăng sinh nội mạch và ngọai mạch, kèm tạo liềm tế bào và phá hủy bao Bownman. Miễn dịch huỳnh quang có lắng đọng dạng hạt ở trung mô của IgG, IgA, Fibrinogen, C3, C1q. Kết quả: Mặc dù khống chế được nhiễm trùng MRSA, nhưng tình trạng suy thận cấp hậu nhiễm không hồi phục sau đó, và bệnh nhân được lọc máu định kỳ. Từ khóa: Staphylococcus aureus kháng methicilline, viêm cầu thận cấp hậu nhiễm trùng, viêm thận lupus. ABSTRACT A CASE REPORT OF AN ACUTE GLOMERULONEPHRITIS ASSOCIATED TO METHICILLINE RESISTANT STAPHYLOCOCCUS AUREUS IN A LUPUS NEPHRITIS MAN Phan Thanh Nhut, Tran Le Quan, Tran Thi Bich Huong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 278 - 286 We reported a case of acute glomerulonephritis associated to methicilline resistant Staphylococcus aureus (MRSA) infection in a 22 yo man, who was diagnosed systemic lupus erythematosus with arthritis manifestations in joints, myocarditis and glomerulonephritis. MRSA infection started from a cellulitis in the right arm, then widespreaded to pneumonia, pericardial effusion with cardiac tamponade and sepsis. The pericardiac tamponade was managed by surgical drainage and antibiotics, mainly vancomycine. With acute glomerulonephritis manifested by oliguric acute renal failure, hemodialysis was indicated. Renal biopsy was performed to differentiate the cause of acute glomerulonephritis. It showed severe acute glomerulonephritis due to infection with infiltration of neutrophils in the glomeruli, endo- and extracapillary proliferative with cellular crescentic formation and damaging the Bowmann’s capsule. Immunoflourescent staining showed IgG, IgA, Fibrinogen, C3, C1q granular deposits in the mesangial region. Conclusion: Although MRSA infection was finally controlled but the acute renal failure was not recovered and patient required long term hemodialysis. Key words: Acute glomerulonephritis, Acute postinfectious glomerulonephritis, Methicillin- Resistant Staphylococcus Aureus. * Khoa Thận, BV Chợ Rẫy, ** Bộ Môn Nội, Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: Phan Thanh Nhựt ĐT: 0946793199 email: drphanthanhnhut@gmail.com 278 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 MỞ ĐẦU Viêm cầu thận cấp (VCTC) hậu nhiễm trùng là một đáp ứng miễn dịch của thận xảy ra sau một nhiễm trùng ngoài thận. Bệnh cảnh viêm cầu thận này được biết đến từ năm 1849 khi Miller và cộng sự quan sát thấy bệnh nhân (bệnh nhân) tiểu đạm, tiểu máu, thiểu niệu và tử vong sau sốt tinh hồng nhiệt (scarlet fever)(286). Chỉ 50 năm sau, tác nhân gây bệnh là vi trùng streptococcus mới được biết đến và điều trị với penicillin. Bệnh cảnh điển hình của VCTC hậu nhiễm liên cầu trùng bao gồm tiểu máu xảy ra sau 1-3 tuần bn viêm họng hoặc viêm da do streptococcus group A tán huyết beta, strain M có thể kèm tăng huyết áp, phù, suy thận cấp. Bệnh thường diễn tiến lành tính và tự hồi phục sau đó 2-3 tuần. Những năm gần đây, y văn bắt đầu ghi nhận lẻ tẻ những trường hợp viêm cầu thận cấp sau nhiễm các chủng khác của streptococcus không thuộc nhóm A (group C và G), vi khuẩn gram dương và âm, staphylococcus, mycobacteria, ký sinh trùng, nấm và virus(4). Từ đó dẫn đến một thuận ngữ mới, bao quát hơn là “viêm cầu thận hậu nhiễm trùng” (postinfectious glomerulonephritis) hoặc viêm cầu thận liên quan đến nhiễm trùng (infection associated glomerulonephritis) để thay thể cho thuật ngữ kinh điển viêm cầu thận hậu nhiễm streptococcus(4,5,11). Chúng tôi xin trình bày một trường hợp nhiễm trùng huyết do staphylococcus aureus kháng methicilline (MRSA) trên bn viêm thận lupus. Tổn thương gây suy thận cấp không phải do lupus mà là VCTC hậu nhiễm MRSA. Bn Phạm Minh T., nam 22 tuổi, được chuyển bệnh viện Chợ Rẫy ng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân một trường hợp viêm cầu thận cấp hậu nhiễm staphylococcus aureus kháng methicilline trên bệnh nhân viêm thận lupus Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP VIÊM CẦU THẬN CẤP HẬU NHIỄM STAPHYLOCOCCUS AUREUS KHÁNG METHICILLINE TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM THẬN LUPUS Phan Thanh Nhựt*, Trần Lê Quân*, Trần Thị Bích Hương*,** TÓM TẮT Chúng tôi báo cáo một trường hợp viêm cầu thận cấp hậu nhiễm staphylococcus aureus kháng methicilline (MRSA) ở một bệnh nhân nam 22 tuổi được chẩn đoán lupus đỏ hệ thống biến chứng đa phủ tạng (viêm đa khớp, viêm cơ tim, viêm thận dạng hội chứng thận hư). Tình trạng nhiễm MRSA khởi phát từ viêm mô tế bào cánh tay phải, sau lan sang viêm phổi, viêm mủ màng ngoài tim có biến chứng chèn ép tim và nhiễm trùng huyết. Bệnh nhân được mổ dẫn lưu màng ngoài tim và điều trị theo kháng sinh đồ, với kháng sinh chủ yếu vancomycine. Viêm cầu thận cấp có biến chứng suy thận cấp thể thiểu niệu và bn được chỉ định lọc máu sớm hổ trợ các điều trị trên. Sinh thiết thận được tiến hành để xác định chẩn đoán nguyên nhân của viêm cầu thận cấp, ghi nhận viêm cầu thận cấp nặng do nhiễm trùng với thâm nhiễm bạch cầu đa nhân trung tính vào cầu thận, tăng sinh nội mạch và ngọai mạch, kèm tạo liềm tế bào và phá hủy bao Bownman. Miễn dịch huỳnh quang có lắng đọng dạng hạt ở trung mô của IgG, IgA, Fibrinogen, C3, C1q. Kết quả: Mặc dù khống chế được nhiễm trùng MRSA, nhưng tình trạng suy thận cấp hậu nhiễm không hồi phục sau đó, và bệnh nhân được lọc máu định kỳ. Từ khóa: Staphylococcus aureus kháng methicilline, viêm cầu thận cấp hậu nhiễm trùng, viêm thận lupus. ABSTRACT A CASE REPORT OF AN ACUTE GLOMERULONEPHRITIS ASSOCIATED TO METHICILLINE RESISTANT STAPHYLOCOCCUS AUREUS IN A LUPUS NEPHRITIS MAN Phan Thanh Nhut, Tran Le Quan, Tran Thi Bich Huong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 278 - 286 We reported a case of acute glomerulonephritis associated to methicilline resistant Staphylococcus aureus (MRSA) infection in a 22 yo man, who was diagnosed systemic lupus erythematosus with arthritis manifestations in joints, myocarditis and glomerulonephritis. MRSA infection started from a cellulitis in the right arm, then widespreaded to pneumonia, pericardial effusion with cardiac tamponade and sepsis. The pericardiac tamponade was managed by surgical drainage and antibiotics, mainly vancomycine. With acute glomerulonephritis manifested by oliguric acute renal failure, hemodialysis was indicated. Renal biopsy was performed to differentiate the cause of acute glomerulonephritis. It showed severe acute glomerulonephritis due to infection with infiltration of neutrophils in the glomeruli, endo- and extracapillary proliferative with cellular crescentic formation and damaging the Bowmann’s capsule. Immunoflourescent staining showed IgG, IgA, Fibrinogen, C3, C1q granular deposits in the mesangial region. Conclusion: Although MRSA infection was finally controlled but the acute renal failure was not recovered and patient required long term hemodialysis. Key words: Acute glomerulonephritis, Acute postinfectious glomerulonephritis, Methicillin- Resistant Staphylococcus Aureus. * Khoa Thận, BV Chợ Rẫy, ** Bộ Môn Nội, Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: Phan Thanh Nhựt ĐT: 0946793199 email: drphanthanhnhut@gmail.com 278 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 MỞ ĐẦU Viêm cầu thận cấp (VCTC) hậu nhiễm trùng là một đáp ứng miễn dịch của thận xảy ra sau một nhiễm trùng ngoài thận. Bệnh cảnh viêm cầu thận này được biết đến từ năm 1849 khi Miller và cộng sự quan sát thấy bệnh nhân (bệnh nhân) tiểu đạm, tiểu máu, thiểu niệu và tử vong sau sốt tinh hồng nhiệt (scarlet fever)(286). Chỉ 50 năm sau, tác nhân gây bệnh là vi trùng streptococcus mới được biết đến và điều trị với penicillin. Bệnh cảnh điển hình của VCTC hậu nhiễm liên cầu trùng bao gồm tiểu máu xảy ra sau 1-3 tuần bn viêm họng hoặc viêm da do streptococcus group A tán huyết beta, strain M có thể kèm tăng huyết áp, phù, suy thận cấp. Bệnh thường diễn tiến lành tính và tự hồi phục sau đó 2-3 tuần. Những năm gần đây, y văn bắt đầu ghi nhận lẻ tẻ những trường hợp viêm cầu thận cấp sau nhiễm các chủng khác của streptococcus không thuộc nhóm A (group C và G), vi khuẩn gram dương và âm, staphylococcus, mycobacteria, ký sinh trùng, nấm và virus(4). Từ đó dẫn đến một thuận ngữ mới, bao quát hơn là “viêm cầu thận hậu nhiễm trùng” (postinfectious glomerulonephritis) hoặc viêm cầu thận liên quan đến nhiễm trùng (infection associated glomerulonephritis) để thay thể cho thuật ngữ kinh điển viêm cầu thận hậu nhiễm streptococcus(4,5,11). Chúng tôi xin trình bày một trường hợp nhiễm trùng huyết do staphylococcus aureus kháng methicilline (MRSA) trên bn viêm thận lupus. Tổn thương gây suy thận cấp không phải do lupus mà là VCTC hậu nhiễm MRSA. Bn Phạm Minh T., nam 22 tuổi, được chuyển bệnh viện Chợ Rẫy ng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí y học Nghiên cứu y học Viêm cầu thận cấp Nhiễm staphylococcus aureus kháng methicilline Viêm thận lupusGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tổng quan hệ thống về lao thanh quản
6 trang 312 0 0 -
5 trang 305 0 0
-
8 trang 259 1 0
-
Tổng quan hệ thống hiệu quả kiểm soát sâu răng của Silver Diamine Fluoride
6 trang 249 0 0 -
Vai trò tiên lượng của C-reactive protein trong nhồi máu não
7 trang 233 0 0 -
Khảo sát hài lòng người bệnh nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
9 trang 221 0 0 -
8 trang 200 0 0
-
13 trang 200 0 0
-
5 trang 199 0 0
-
Tình trạng viêm lợi ở trẻ em học đường Việt Nam sau hai thập niên có chương trình nha học đường
4 trang 194 0 0