Danh mục

Nhãn sinh thái – công cụ hỗ trợ phát triển bền vững

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 225.75 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết giới thiệu những vấn đề cơ bản về nhãn sinh thái (eco-label), lợi ích nhãn sinh thái, những khó khăn trong quá trình dán nhãn sinh thái tại Việt Nam và gợi ý một số biện pháp nhằm đẩy mạnh việc dán nhãn sinh thái cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhãn sinh thái – công cụ hỗ trợ phát triển bền vững NHÃN SINH THÁI – CÔNG CỤ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TS. Đặng Thị Kim Thoa Đại học Kinh tế Quốc dânTóm tắt Trong những thập kỷ vừa qua, toàn xã hội đã quan tâm đến các vấn đề môi trường docuộc khủng hoảng tài nguyên và ý thức về phát triển bền vững của các quốc gia. Một trongcác chương trình sinh thái được phát triển là gắn các nhãn/biểu tượng trên sản phẩm để tạo sựkhác biệt giữa các sản phẩm xanh với các sản phẩm thông thường nhằm khuyến khích việc sửdụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Bài nghiên cứu này giới thiệu những vấn đề cơbản về nhãn sinh thái (eco-label), lợi ích nhãn sinh thái, những khó khăn trong quá trình dánnhãn sinh thái tại Việt Nam và gợi ý một số biện pháp nhằm đẩy mạnh việc dán nhãn sinhthái cho các doanh nghiệp Việt Nam.Từ khóa: nhãn sinh thái, dán nhãn sinh thái, người tiêu dùng, tiêu dùng có trách nhiệm.AbstractOver the last few decades, the whole of society has been concerned about the environmentalproblems caused by the resource crisis and the sense of sustainable development of nations.One of the ecological programs developed is the labeling of the product to differentiatebetween green and conventional products to encourage the use of environmentally friendlyproducts. This paper introduces the basics of eco-label, the benefit of eco-label, thedifficulties in the process of eco-labeling in Vietnam and suggests some measures to promoteeco-labeling for Vietnamese enterprises.Key words: eco-label, eco-labeling, consumers, responsible consumption. 1. Đặt vấn đề Tiêu dùng có trách nhiệm với xã hội và môi trường là mô hình tiêu dùng nhằm thỏamãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai (Heiskanen vàPantzar, 1997). Mô hình đó khuyến khích người tiêu dùng xem xét các tiêu chí xã hội và môitrường khi mua, sử dụng sản phẩm và xử lý các sản phẩm đã qua sử dụng (Belz và Peattie,2009). Tuy nhiên, người tiêu dùng thường không thể dễ dàng xác minh bản chất của tiêudùng có trách nhiệm với các sản phẩm họ mua (Nelson, 1970). Tại một số nước, để thu hútsự chú ý của khách hàng đối với các nỗ lực vì môi trường, ngoài việc xây dựng, áp dụng vàchứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004, các nhà sản xuất 489đã và đang tạo sự phân biệt cho những sản phẩm của mình bằng cách tham gia chương trìnhdán nhãn sinh thái cho sản phẩm. Tuy nhiên, đối với hầu hết các sản phẩm, thông tin môitrường vẫn khó tìm kiếm và hiểu biết do sự đa dạng của các nhãn sinh thái (D’Souza và cộngsự, 2006). Tại Việt Nam, chương trình Nhãn xanh Việt Nam đã được thực hiện nhiều nămnhưng người dân cũng như doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm. Bài viết này sử dụngphương pháp tổng hợp, phân tích để làm rõ những vấn đề cơ bản về nhãn sinh thái, nhữngkhó khăn trong quá trình dán Nhãn xanh Việt Nam và đưa ra những gợi ý từ phía các cơ quanquản lý và các doanh nghiệp nhằm nhằm tăng cường dán nhãn sinh thái cho sản phẩm. 2. Khái niệm và phân loại nhãn sinh thái Theo Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO), nhãn sinh thái là sự khẳng định, biểuthị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ, có thể dưới dạng một bản công bố, biểutượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí, kỹthuật, quảng cáo các hình thức khác. Mạng lưới nhãn môi trường toàn cầu (GEN) định nghĩanhãn sinh thái là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm, dịch vụ so vớicác sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên các đánh giá vòng đời sản phẩm. Theo Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO) và Ngân hàng Thế giới (WB), nhãn sinh thái là một loại nhãnđược cấp cho những sản phẩm thoả mãn một số tiêu chí nhất định do một cơ quan Chính phủhoặc một tổ chức được Chính phủ uỷ nhiệm đề ra. Như vậy, nhãn sinh thái là một biểu tượngđồ họa và/hoặc một mô tả bằng văn bản được áp dụng trên sản phẩm hoặc bao bì, trong mộtcuốn sách nhỏ (brochure) hoặc tài liệu thông tin khác đi kèm với sản phẩm nhằm cung cấpthông tin cần thiết về tiêu chí sinh thái cho các sản phẩm được đưa ra thị trường. Nhãn sinh thái có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, trong đó phổ biến sửdụng cách phân loại của ISO. Theo đó, ISO chia các nhãn sinh thái hiện có thành ba loại: - Nhãn loại I (tiêu chuẩn ISO 14024), được gọi là nhãn sinh thái chính thức, do bênthứ ba độc lập (không phải nhà sản xuất hay các đại lý bán lẻ) tổ chức và công nhận dựa trênhàng loạt tiêu chí theo phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm; - Nhãn loại II (tiêu chuẩn ISO 14021), thường được gọi là “nhãn sinh thái tự khaibáo”, tương ứng với các yêu cầu về môi trường do nhà sản xuất hoặc nhà phân phối cung cấp;thường liên quan đến một đặc tính môi trường đơn lẻ h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: