Danh mục

Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về 'kinh tế tư nhân'

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 356.87 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vận dụng quan điểm của V.I.Lênin “coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ”, nên ngay từ khi đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam coi “Kinh tế tư nhân” là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và của nền kinh tế nhiều thành phần. Đến Đại hội XII, Đảng ta có bước đột phá trong tư duy, coi “Kinh tế tư nhân” là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về “kinh tế tư nhân” 68 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ “KINH TẾ TƯ NHÂN” TS. Đinh Văn Trọng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TS. Ngô Minh Hiệp Trường THPT Lê Lợi - Gia Lai Tóm tắt: Vận dụng quan điểm của V.I.Lênin “coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ”, nên ngay từ khi đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam coi “Kinh tế tư nhân” là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và của nền kinh tế nhiều thành phần. Đến Đại hội XII, Đảng ta có bước đột phá trong tư duy, coi “Kinh tế tư nhân” là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Từ khóa: Nhận thức, Đảng Cộng sản Việt nam, Kinh tế tư nhân AWARENESS OF THE VIETNAMESE COMMUNIST PARTY ABOUT 'PRIVATE ECONOMY' Abstract: Applying the point of V.I.Lenin 'considering the multi-component economy is a feature of the transition period'.Therefore, as soon as the time of renovation, the Communist Party of Vietnam considers the 'Private Economy' as a component parts of the socialist-oriented market economy and a multi-component economy. At the XII Congress, our Party made a breakthrough in thinking, considering 'Private economy' as an important motivation in the nation's economic development. Keywords: Awareness, The Communist Party of Vietnam, Private economy MỞ ĐẦU Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt N am được coi là một bước ngoặt thể hiện đổi mới tư duy lý luận kinh tế. Tại Đại hội, Đảng Cộng sản Việt N am đưa ra quyết định thực hiện chuyển dịch nền kinh tế từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa; từ nền kinh tế có một thành phần là kinh tế xã hội chủ nghĩa sang nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Qua hơn 30 năm đổi mới, sự nhận thức của Đảng Cộng sản Việt N am về “Kinh tế tư nhân” luôn được nhất quán, thống nhất và ngày càng hoàn thiện sâu sắc. Đây là cơ sở, điều kiện pháp lý quan trọng để thúc đNy khu vực “Kinh tế tư nhân” Việt N am phát triển, góp phần to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 69 NỘI DUNG 1. Kinh tế tư nhân và vai trò của kinh tế tư nhân Trước đổi mới, trong nhận thức phát triển kinh tế, Đảng Cộng sản Việt N am chỉ tập trung xây dựng một nền kinh tế quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội với cơ cấu kinh tế một thành phần xã hội chủ nghĩa, gồm hai bộ phận: quốc doanh và tập thể, được quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp. Các thành phần kinh tế còn lại, trong đó có “Kinh tế tư nhân” được xem là phi xã hội chủ nghĩa, nên nó được quy về diện sẽ cải tạo và loại bỏ, để tiến tới xây dựng một nền kinh tế thuần khiết. Do dó, thời kỳ này phạm trù “Kinh tế tư nhân” không có tồn tại trong lý luận và đời sống thực tiễn của nhân dân Việt N am. Bước sang thời kỳ đổi mới, nhận thức về “Kinh tế tư nhân” của Đảng Cộng sản Việt N am bắt đầu có sự thay đổi và được hoàn thiện, bổ sung qua các cương lĩnh xây dựng đất nước, văn kiện Đại hội Đảng, nghị quyết chuyên đề của Trung ương Đảng và trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo tiến trình phát triển của Lịch sử Đảng Cộng sản Việt N am. Kinh tế tư nhân Việt N am là khu vực kinh tế nằm ngoài khu vực kinh tế N hà nước (không bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài), bao gồm kinh tế tư nhân phi tư bản và kinh tế tư nhân dưới hình thức phát triển là kinh tế tư nhân tư bản, dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. * Kinh tế tư nhân phi tư bản: là loại hình kinh tế không có quan hệ người thuê lao động và người lao động làm thuê, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ. Kinh tế của các hộ gia đình nông dân, những người kinh doanh và buôn bán nhỏ là kinh tế tư nhân phi tư bản. Kinh tế tư nhân tư bản có quan hệ người thuê lao động và người lao động làm thuê. N gười lao động làm thuê được người thuê lao động trả công lao động dưới nhiều hình thức khác nhau dựa vào kết quả sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp do các cá nhân (trong nước hay nước ngoài) cùng góp vốn (cổ phần) thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Các doanh nghiệp liên doanh giữa nhà nước và tư nhân không hoàn toàn thuộc thành phần kinh tế tư nhân hay kinh tế nhà nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp mà vốn nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối thì có thể được xếp vào thành phần kinh tế nhà nước, ngược lại doanh nghiệp mà vốn tư nhân chiếm tỷ lệ chi phối thì có thể được xếp vào thành phần kinh tế tư nhân. Kinh tế ở nước ta hiện nay tuy có nhiều thành phần nhưng có thể quy về hai thành phần là kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước. * Kinh tế tư nhân dưới hình thức phát triển là kinh tế tư nhân tư bản: là loại hình kinh tế mà những người sản xuất hàng hóa nhỏ phải cạnh tranh với nhau, cạnh tranh thì dẫn đến tình trạng là: một số người kinh doanh có lãi thì ngày càng phát triển, mở rộng kinh doanh và phải thuê lao động và trở thành người thuê lao động; một số người kinh doanh thua lỗ thì phá sản và trở thành người lao đông làm thuê. N hư vậy, kinh tế tư nhân phi tư bản hàng ngày, hàng giờ phát triển thành kinh tế tư nhân tư bản. Ở Việt N am, “Kinh tế tư nhân” tồn tại dưới các hình thức như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (không có hoặc có vốn nhà nước dưới 50%) và các hộ kinh doanh cá thể. 70 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Phát triển “Kinh tế tư nhân” là một vấn đề chiến lược lâu dài trong phát t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: