Danh mục

Nhận thức của sinh viên kế toán về kỹ năng nghề nghiệp trong thời đại số - Nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 629.32 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Nhận thức của sinh viên kế toán về kỹ năng nghề nghiệp trong thời đại số - Nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh" nhằm đánh giá khoảng cách giữa nhận thức về tầm quan trọng và mức độ đạt được của các kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên kế toán trong thời đại số. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 256 sinh viên bằng bảng câu hỏi và sử dụng thống kê mô tả để đo lường tầm quan trọng và mức độ đạt được của 6 nhóm kỹ năng nghề kế toán. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận thức của sinh viên kế toán về kỹ năng nghề nghiệp trong thời đại số - Nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN KẾ TOÁN VỀ KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lâm Thị Trúc Linh*, Nguyễn Hồng Nga, Nguyễn Ngọc Thọ,Trần Thị Ánh Hồng Khoa Kế Toán - Phân Hiệu Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tại tỉnh Vĩnh Long * Tác giả liên hệ: linhlatt@ueh.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm đánh giá khoảng cách giữa nhận thức về tầm quan trọng và mức độ đạt được của các kỹ năngnghề nghiệp của sinh viên kế toán trong thời đại số. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 256 sinh viên bằng bảng câu hỏi vàsử dụng thống kê mô tả để đo lường tầm quan trọng và mức độ đạt được của 6 nhóm kỹ năng nghề kế toán. Sự khác biệtgiữa tầm quan trọng và mức độ đạt được đã được kiểm định bằng Paired-Sample T test. Kết quả nghiên cứu cho thấy cósự chênh lệch có ý nghĩa thống kê giữa tầm quan trọng và mức độ đạt được của các kỹ năng nghề nghiệp của sinh viênkế toán. Từ đó, nghiên cứu đề xuất cải thiện chương trình đào tạo theo hướng trang bị kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêucầu trong bối cảnh phát triển công nghệ số, đồng thời tăng cường sự tham vấn từ doanh nghiệp, tổ chức nghề nghiệp đểxây dựng và triển khai chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng trong lĩnh vực kế toán. Từ khóa: Chương trình đào tạo kế toán, kỹ năng nghề nghiệp kế toán, mức độ đạt được, tầm quan trọng.1. Tổng quan các nghiên cứu1.1 Các nghiên cứu về các kỹ năng của kế toán trong bối cảnh cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 Môi trường kinh doanh hiện nay đang chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ các tiến bộ công nghệ. Các công ty kế toánđang áp dụng công nghệ để tăng cường khả năng thu thập và phân tích dữ liệu, nâng cao chất lượng thông tin và đảm bảotính chính xác và kịp thời (Hart, 2017). Điều này đòi hỏi kế toán viên phải có khả năng làm việc với các công nghệ kỹthuật số, như cơ sở dữ liệu và phần mềm ERP, và có khả năng phân tích dữ liệu một cách hiệu quả. Sự thích ứng liên tụccủa hệ thống kế toán với những thay đổi của công nghệ và cách thức thực hiện các hoạt động kế toán cụ thể trong thờiđại công nghệ số ngày càng trở thành đề tài được bàn luận thường xuyên hơn. Các công ty và nhà tuyển dụng cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của các kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vựckế toán. Khi làm việc trong môi trường công nghệ, ngoài năng lực chuyên môn về kế toán và đạo đức nghề nghiệp, kếtoán viên cần phải hiểu biết về các công nghệ đột phá, kỹ năng phân tích, các kỹ năng cá nhân và đòi hỏi phải có sự tưduy (Huỳnh Thị Ngọc Anh, 2020). Khi tuyển dụng, họ đặc biệt quan tâm đến khả năng làm việc với các công nghệ vàphần mềm kế toán, hiểu biết về phân tích dữ liệu, và khả năng giao tiếp hiệu quả (Rapini & Putro, 2021). Điều này chothấy rằng sinh viên kế toán cần phải được trang bị không chỉ kiến thức chuyên môn về kế toán, mà còn phải có khả năngsử dụng công nghệ và giao tiếp tốt. Nghiên cứu về tuyển dụng kế toán đã chỉ ra rằng kỹ năng giao tiếp, khả năng kỹ thuậtsố và khả năng làm việc dưới áp lực là những yếu tố quan trọng (Rapini & Putro, 2021). Sự thay đổi trong môi trườngkinh doanh diễn ra nhanh chóng và yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với kế toán đã nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựngcác kỹ năng nghề nghiệp khác nhau để thích ứng với bối cảnh này (Bridgstock, 2009; Alshbili & Elamer, 2020). Nghiêncứu cũng nhấn mạnh vai trò của các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề(Montano và cộng sự, 2001; Tempone và cộng sự, 2012). Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4IR) đã mang đến cơhội và thách thức cho nghề kế toán. Các kế toán viên tương lai cần được đào tạo về tác động của 4IR đối với thực hànhkế toán và phát triển kỹ năng phân tích dữ liệu để thích ứng với sự thay đổi (Tsiligiris & Bowyer, 2021). Đồng thời, việcáp dụng các công nghệ kỹ thuật số dự kiến sẽ tự động hóa một phần đáng kể các nhiệm vụ kế toán, yêu cầu kế toán viênphải có kỹ năng phân tích dữ liệu (Bughin và cộng sự, 2018). Để đáp ứng các yêu cầu và thách thức của thời đại kỹ thuật số, các trường đại học đã bắt đầu tăng cường việc pháttriển các kỹ năng nghề nghiệp trong chương trình đào tạo kế toán. Họ đưa ra những nỗ lực để đảm bảo rằng sinh viênnhận được sự chuẩn bị tốt để sử dụng các công nghệ mới, phân tích dữ liệu và làm việc trong môi trường đa dạng(Bridgstock, 2009; Alshbili & Elamer, 2020). Điều này làm cho sinh viên trở nên hấp dẫn đối với nhà tuyển dụng và có 364khả năng thành công trong nhiều môi trường làm việc. Các nghiên cứu cũng đã đề xuất các khung năng lực cho sinh viênkế toán, bao gồm kỹ năng kỹ thuật số, khả năng làm việc dưới áp lực và khả năng giao tiếp hiệu quả (Jackson và cộng sự,2020a). Giáo dục đại học cần thay đổi để đáp ứng yêu cầu thị trường lao động hiện tại và chuẩn bị cho sinh viên kế toánvới kiến thức kỹ thuật số, khả năng thích nghi và làm việc trong môi trường đa dạng (Jackson và cộng sự, 2020a; Suartavà cộng sự, 2022). Tuy nhiên, vẫn tồn tại sự khác biệt về nhận thức về tầm quan trọng của các kỹ năng nghề nghiệp giữa các nhà giáodục và các kế toán viên mới vào nghề (Alshbili & Elamer, 2020). Cả hai nhóm đều đồng ý rằng các kỹ năng nghề nghiệpcần được tích hợp vào chương trình giáo dục kế toán để đảm bảo thành công sau khi tốt nghiệp, nhưng có sự khác biệttrong mức độ ưu tiên và phương pháp đào tạo. Do đó, cần có sự cân nhắc và nỗ lực từ các nhà giáo dục, nhà thiết kếchương trình giảng dạy và giảng viên để đảm bảo rằng chương trình đào tạo kế toán phù hợp với yêu cầu của thị trườnglao động và sự phát triển của công nghệ. Việc phát triển kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán là rất quan trọng để ...

Tài liệu được xem nhiều: