Danh mục

Nhận thức và mức độ định hướng giá trị nhân cách của sinh viên Đại học Huế

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 262.45 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết mức độ định hướng giá trị nhân cách trình bày: Mục tiêu của giáo dục là hình thành nhân cách cho người học. Để thực hiện được mục tiêu này, ngoài các hoạt động giáo dục của nhà trường bản thân mỗi người học cần có hiểu biết về nhân cách và các giá trị nhân cách. Trong quá trình học tập rèn luyện,... Mời các bạn cùng tham khảo,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận thức và mức độ định hướng giá trị nhân cách của sinh viên Đại học HuếNHẬN THỨC VÀ MỨC ĐỘ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NHÂN CÁCH CỦASINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾNGUYỄN VĂN BẮCKhoa Tâm lý - Giáo dụcTóm tắt: Mục tiêu của giáo dục là hình thành nhân cách cho người học. Đểthực hiện được mục tiêu này, ngoài các hoạt động giáo dục của nhà trườngbản thân mỗi người học cần có hiểu biết về nhân cách và các giá trị nhâncách. Trong quá trình học tập rèn luyện, sinh viên cần có nhận thức phù hợpvề giá trị nhân cách và có định hướng các giá trị của nhân cách để xác địnhphương hướng học tập và rèn luyện phù hợp. Bài viết này là một phần củanghiên cứu xác định thực trạng nhận thức của sinh viên Đại học Huế về cácgiá trị của nhân cách và định hướng giá trị nhân cách. Kết quả nghiên cứucho thấy nhận thức của sinh viên về khái niệm giá trị nhân cách cũng nhưmức độ định hướng các giá trị nhân cách để học tập, rèn luyện còn hạn chếvà mức độ áp dụng định hướng nhân cách còn thiếu nhất quán.Từ khóa: Sinh viên; Nhận thức; Mức độ, Định hướng; Giá trị nhân cách.1. ĐẶT VẤN ĐỀĐịnh hướng giá trị nhân cách là khuynh hướng của cá nhân đối với một hệ giá trị trong đócác giá trị trở thành động cơ và đóng vai trò trung tâm, chi phối hoạt động của chủ thể [4].Sự biến đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại đã tác động mạnh mẽ đến đời sống, tâm lýcủa mỗi cá nhân. Điều này đã và đang làm thay đổi những giá trị, định hướng giá trị nóichung, đặc biệt là định hướng về giá trị nhân cách của nhiều công dân trong xã hội, nhấtlà của thanh, thiếu niên vốn là đối tượng nhanh nhạy trong việc tiếp xúc và nắm bắt nhiềunguồn thông tin từ các trang mạng trực tuyến, các hình thức giải trí du nhập từ phươngTây và cũng là đối tượng đang trong quá trình hình thành nhân cách, dễ bị tác động bởicác yếu tố bên ngoài. Trong xu thế đó, hơn ai hết, thanh niên, đặc biệt là sinh viên cầnphải định hướng cho bản thân giá trị nhân cách để học tập và rèn luyện hiệu quả và đâycũng chính là mục đích của giáo dục [5]. Định hướng giá trị nhân cách của sinh viên đượcthể hiện trên 5 mặt cơ bản của hoạt động sinh viên: 1) Tư tưởng chính trị: phấn đấu để cótư tưởng vững vàng, đạo đức trong sáng, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng cộngsản Việt Nam; 2) Hoạt động học tập và nghề nghiệp: phấn đấu học tập để có kiến thức kỹnăng tốt, sẽ luôn tích cực học tập, xác định nghiên cứu khoa học, sáng tạo là nhiệm vụ vàphấn đấu để có công việc tốt; 3) Quan hệ ứng xử: luôn tự nhắc nhở bản thân cần tôn trọngmọi người, luôn thân thiện, giúp đỡ người khác…; 4) Hoạt động xã hội: tích cực tham giahoạt động xã hội, có ý thức cao trong xây dựng tập thể và cộng đồng…; và 5) Lối sống:phấn đấu để có lối sống lành mạnh, xây dựng thói quen làm việc khoa học, sống có tráchnhiệm… [3], [6]. Các giá trị nhân cách trên nếu được sinh viên định hướng tốt sẽ giúp họxác định phương thức học tập và rèn luyện phù hợp. Nói một cách đơn giản hơn, sinhviên cần xác định họ mong muốn trở thành một người như thế nào, có những giá trị nhânTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 04(32)/2014: tr. 62-68NHẬN THỨC VÀ MỨC ĐỘ ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ NHÂN CÁCH CỦA SINH VIÊN...63cách và phẩm chất nào, và từ việc xác định được các giá trị đó họ sẽ nỗ lực để rèn luyệnnhằm phát triển nhân cách của mình. Tuy nhiên, để định hướng phát triển nhân cách tốt,sinh viên cần nhận thức đúng và có thái độ tích cực trong định hướng giá trị nhân cách.Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng nhận thức và mức độ định hướng giá trị nhâncách có ý nghĩa lớn. Đây là những cơ sở để đề xuất các biện pháp giúp sinh viên địnhhướng phát triển nhân cách đúng đắn.2. KHÁCH THỂ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Khách thể nghiên cứuĐể tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên về giá trị nhân cách và định hướng giátrị nhân cách, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 567 sinh viên của 3 trường đại học thànhviên của Đại học Huế, cụ thể là trường Đại học Sư phạm (188 sinh viên), trường Đạihọc Ngoại Ngữ (190 sinh viên) và trường Đại học Kinh tế (189 sinh viên). Trong đó, có162 sinh viên nam, 405 sinh viên nữ. Đây là những sinh viên thuộc hệ đào tạo chính quitập trung. Vào thời điểm khảo sát, số khách thể được khảo sát đều đã được học họcphần Tâm lý học, trong đó có nội dung về nhân cách, các thành phần của nhân cách, cácyêu cầu về nhân cách.Tuổi đời của các sinh viên được khảo sát dao động trong khoảng từ 19 đến 24. Các sinhviên này chủ yếu đến từ các tỉnh miền Trung, nhiều nhất là 6 tỉnh Bắc Trung bộ, một sốlượng nhỏ đến từ các tỉnh Nam Trung bộ.2.2. Phương pháp nghiên cứuNghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn nhóm để thuthập số liệu cơ bản, trong đó điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính. Bảng hỏiđược thiết kế gồm các nội dung cơ bản sau: nhận thức về khái niệm giá trị nhân cách, vềtầm quan trọng của việc xác định giá trị nhân cách, định hướng các giá trị nhân cách,mức độ áp dụng định hướng giá trị nhân cách trong thực tế và đánh giá về hoạt độnggiáo dục định hướng nhân cách trong học tập và rèn luyện. Chỉ số Cronbach’s Alphacủa các nội dung này tương ứng như sau: thang đo nhận thức là 0,823; thang đo sự địnhhướng giá trị nhân cách 0,746. Điều này cho thấy bộ công cụ sử dụng trong nghiên cứucủa chúng tôi đều có độ tin cậy khá tốt, đảm bảo sự chính xác cho các kết quả thu được.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1. Nhận thức của sinh viên Đại học Huế về giá trị nhân cáchĐể nhận thức đúng đắn về định hướng giá trị nhân cách, sinh viên cần có những hiểubiết về giá trị nhân cách. Chính vì vậy, nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu vấn đề này.Dựa trên cơ sở lý luận về giá trị nhân cách, chúng tôi khảo sát nhận thức của sinh viênvề khái niệm giá trị nhân cách. Có 4 cách tiếp cận về giá trị nhân cách trong đó có 2cách tiếp cận phù hợp và cụ thể, một cách tiếp cận chung chung và một cách tiếp cậnkhông phù hợp được đưa vào bảng hỏi và sinh viên được yêu cầu chọn một trong nhữngcách tiếp cận, cách hiểu về giá tr ...

Tài liệu được xem nhiều: