Danh mục

Nhận thức về vai trò của kinh tế tư nhân ở Hải Phòng

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 285.26 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên thực tế kinh tế tư nhân chưa phát triển hết tiềm năng của nó, một trong những nguyên nhân đó là chưa nhận thức và vận dụng đúng quan điểm của Đảng về vai trò của kinh tế tư nhân; quá trình triển khai hành động trong thực tiễn còn nhiều bất cập. Để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển hơn nữa, chúng ta cần làm rõ vai trò của kinh tế tư nhân, có cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận thức về vai trò của kinh tế tư nhân ở Hải Phòng 336 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP NHẬN THỨC VỀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG TS. Nguyễn Thị Xuân Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt: Ở Việt Nam kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Đây là một bước chuyển trong nhận thức của Đảng thông qua các kỳ Đại hội, cũng được Thành ủy Hải Phòng quán triệt trong nhận thức và triển khai trong hoạt động thực tiễn. Nhưng từ Nghị quyết đến thực tế vẫn còn một khoảng cách khá xa. Để làm cho kinh tế tư nhân ở Hải Phòng phát triển nhanh, bền vững với những ưu thế của nó thì cần nhận thức đúng đắn về vai trò của kinh tế tư nhân, hoàn thiện các cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. Từ khóa: Kinh tế tư nhân, quan điểm của Thành ủy Hải Phòng về kinh tế tư nhân, vai trò của kinh tế tư nhân Hải Phòng. AWARENESS ON THE ROLE OF INDIVIDUAL ECONOMY IN HAI PHONG Abstract: In Viet Nam, Individual Economy is the important driver of nation’s. It is a move in Comunist Party’s awareness through Congresses as well as Hai Phong Committee grashed and implemented in practical activities. But from the Resolution to reality, there is still quite a distance. In order to make the Individual Economy in Hai Phong develop fast and sustainanly with its advantages, it is necessary to be aware of the role of the Individual Economy, improve the machanisms and policies to create favourable environment for the development of the Individual Economy. Keywords: Individual Economy, view of Hai Phong Party Committee on Individual Economy, the role of Individual Economy Hai Phong 1. MỞ ĐÆU Với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta có nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, trong đó có kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế này đều bình đẳng trước pháp luật, được tạo điều kiện để phát triển. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển. Kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng trong giải phóng sức sản xuất, huy động mọi nguồn lực, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, mạnh dạn đi đầu ở nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mới, phát triển năng động nền kinh tế. Trên thực tế kinh tế tư nhân chưa phát triển hết tiềm năng của nó, một trong những nguyên nhân đó là chưa nhận thức và vận dụng đúng quan điểm của Đảng về vai trò của kinh tế tư nhân; quá trình triển khai hành động trong thực tiễn còn nhiều bất cập. Để PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 337 thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển hơn nữa, chúng ta cần làm rõ vai trò của kinh tế tư nhân, có cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. 2. NỘI DUNG 2.1. Vai trò và đặc điểm của kinh tế tư nhân Xét về cơ sở lý luận, thành phần kinh tế được hình thành trên hình thức sở hữu tương ứng. Cơ sở của kinh tế tư nhân xuất phát từ hình thức sở hữu tư nhân. Kinh tế tư nhân là loại hình kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất với lao động của bản thân người chủ sản xuất và lao động làm thuê hoặc hoàn toàn thuê lao động, có các quy mô khác nhau về vốn, lao động, công nghệ. Kinh tế tư nhân ở Việt Nam được xác định là khu vực kinh tế nằm ngoài khu vực kinh tế nhà nước (không bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài), bao gồm kinh tế hộ gia đình và kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Hiện nay, kinh tế tư nhân tồn tại dưới các hình thức như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (không có hoặc có vốn nhà nước dưới 50%) và các hộ kinh doanh cá thể. Kinh tế tư nhân xuất hiện từ khi chế độ công hữu cộng sản nguyên thủy tan rã và chế độ tư hữu hình thành. Sở hữu của kinh tế tư nhân là sở hữu tư nhân. Nếu kinh doanh có lãi thì người kinh doanh được hưởng lợi; ngược lại nếu kinh doanh thua lỗ thì người kinh doanh bị thiệt. Mục đích của người làm kinh tế tư nhân trước hết là vì lợi nhuận, họ rất quan tâm và tích cực phấn đấu để có lợi nhuận cao nhất. Chính vì thế nên kinh tế tư nhân thường có hiệu quả cao. Trên thực tế có một số doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trái phép, trốn thuế, buôn lậu, lừa đảo và các hành vi vi phạm khác. Về bản chất thì kinh tế tư nhân là tích cực, nó góp phần tạo ra của cải vật chất, giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng việc hoàn thiện cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân vẫn còn nhiều bất cập. Hạn chế về nhận thức và chậm trễ trong triển khai hành động vẫn đang là nguyên nhân cản trở sự phát triển của kinh tế tư nhân. Để làm cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn với tất cả tiềm năng của nó thì cần tiếp tục thay đổi nhận thức và thái độ ứng xử với kinh tế tư nhân. Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân phải có „khát vọng làm giàu chính đáng, làm giàu bằng trí tuệ, bản lĩnh, kinh nghiệm của mình‟‟. Kinh tế tư nhân góp phần xây dựng và từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Kinh tế tư nhân phát triển làm cho các quan hệ sở hữu của nền kinh tế trở nên đa dạng hơn. Sự biến đổi của quan hệ sở hữu kéo theo sự biến đổi của quan hệ quản lý và quan hệ phân phối làm cho quan hệ sản xuất trở nên linh hoạt, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp và không đồng bộ ở nước ta. Đã khơi dậy và phát huy tiềm năng về vốn, đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất của toàn xã hội, tăng nguồn nội lực, tham gia phát triển nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân phát triển đã góp phần quan trọng trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi của xã hội, sử dụng tối ưu các nguồn lực khá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: