Danh mục

Nhận thức về xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn quận Bình Tân

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 186.65 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 1    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 1
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đề cập đến nhận thức xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cơ sở ở 587 học sinh ở các trường trung học cơ sở công lập và ngoài công lập trên địa bàn quận Bình Tân. Phương pháp điều tra bảng hỏi được sử dụng trong nghiên cứu này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận thức về xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn quận Bình Tân NHẬN THỨC VỀ XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN Nguyễn Ngọc Kim Tuyền Khoa Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)TÓM TẮTBài viết này đề cập đến nhận thức xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cở sở ở 587 học sinh ởcác trường trung học cơ sở công lập và ngoài công lập trên địa bàn quận Bình Tân. Phương pháp điềutra bảng hỏi được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức về xâm hại tìnhdục trẻ em của học sinh trung học cở sở trên địa bàn quận Bình Tân là ở mức độ nhận thức cao nhưngnhận thức chỉ dừng lại ở nhận thức cảm tính. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức xâm hại tình dục trẻem chỉ ở mức độ thấp. Các yếu tố ảnh hưởng gia đình, nhà trường, xã hội, bạn bè và chính cá nhân tácđộng đến nhận thức xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cở sở là chưa cao.Từ khóa: Xâm hại tình dục, xâm hại tình dục trẻ em, nhận thức xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trunghọc sở sở.1. ĐẶT VẤN ĐỀMột số nghiên cứu ở ngoài nước về xâm hại tình dục trẻ em của các tác giả của Natasha E. Latzman,Cecilia Casanueva, and Melissa Dolan[26]; David K. Carson, Jennifer M. Foster and AparajitaChowdhury[4], Angela Browne and David Finkelhor[1]; Dolezal và Carballo-Dieguez (2002)[2], David K.Carson, Jennifer M. Foster and Aparajita Chowdhury (2014)[3] cho thấy các tác giả nghiên cứu tập trungvào các vấn đề như: hành vi xâm hại tình dục trẻ em, đối tượng xâm hại tình dục trẻ em, môi trường xâmhại tình dục trẻ em, hậu quả xâm hại tình dục trẻ em.Ở trong nước, một số Chương trình, Dự án và các Tổ chức chính phủ, phi Chính phủ nhằm tạo điều kiệnbảo vệ trẻ em trong đó có trẻ em bị xâm hại tình dục. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu,loại bỏ các nguycơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vài hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, bịbạo lực, tạo cơ hội để các em tái hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển. Thông qua cácChương trình và Dự án đã cho thấy sự hiệu quả với sự chuyển biến trong nhận thức xã hội cũng nhưgiúp phòng ngừa giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc và trẻ bị xâm hại, trẻ bị bạo lực. Tuynhiên, các Chương trình và Dự án mới chỉ chú trọng trong việc xây dựng cơ sở pháp lý, tài liệu, chươngtrình tập huấn, can thiệp hướng đến nhóm trẻ em yếu thế, chưa chú trọng đến đánh giá thực trạng nhậnthức của chính trẻ em nói chung cũng như trẻ em ở các trường trung học cơ sở nói riêng.Qua tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, tôi nhận thấy vấn đề nhận thức về xâm hại tình dục trẻem vẫn còn ít sự quan tâm và nghiên cứu đến vấn đề này. Vì thế, thừa kế các công trình đi trước tôi đãthiết kế thang đo đánh giá mức độ nhận thức về xâm hại tình trẻ em của học sinh trung học ở sở ở cáckhía cạnh như: nhận thức về hành vi xâm hại tình dục trẻ em, nhận thức về đặc điểm đối tượng thực hiệnhành vi xâm hại tình dục trẻ em, nhận thức về hậu quả xâm hại tình dục trẻ em, nhận thức về cách ứngphó xâm hại tình dục trẻ em, nhận thức về môi trường xâm hại tình dục trẻ em và các yếu tố ảnh hưởngđến nhận thức xâm hại tình dục trẻ em.9862. KHÁCH THỂ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Phương pháp nghiên cứuPhương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng để tìm hiểu mức độ nhận thức xâm hại tình dục trẻem của học sinh trung học cở sở. Các số liệu thu thập được từ khảo sát thực tiễn xử lý bằng chươngtrình SPSS.Mức độ nhận thức xâm hại tình dục trẻ em của học sinh THCS thể hiện ở 5 mức độ: hoàn toàn khôngđồng ý = nhận thức rất thấp = 1 điểm; không đồng ý = nhận thức thấp = 2 điểm; phân vân = nhận thứctrung bình = 3 điểm; đồng ý = nhận thức cao = 4 điểm; hoàn toàn đồng ý = nhận thức rất cao = 5 điểm.Dữ liệu thu được từ khảo sát thực tiễn đã phân tích để xác định độ tin cậy của thang đo nhận thức xâmhại tình dục trẻ em. Kết quả cho thấy thang đo gồm 80 item, với độ tin cậy Alpha của Cronbach = 0.85, hệsố tải của các item của thang đo ≥ 0,30.Thang đo mức độ nhận thức xâm hại tình dục trẻ em của học sinh trung học cơ sở chia theo 5 mức độ dựvào điểm trung bình (ĐTB). Mức độ nhận thức bao gồm: nhận thức rất thấp (1 ≤ ĐTB < 1,80); nhận thứcthấp (1,81≤ ĐTB < 2,60); nhận thức trung bình (2,61≤ ĐTB < 3,40); nhận thức cao (3,41≤ ĐTB < 4,20);nhận thức rất cao (4,21≤ ĐTB < 5).2.2 Khách thểMẫu nghiên cứu gồm 587 học sinh trung học cơ sở trên địa bàn quận Bình Tân. Mẫu khách thế có đặcđiểm được chia theo các nhóm như sau: Bảng 1: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%) Năm sinh (n= 587) 2004 140 23.9 2005 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: